I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
- So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng kiến tạo
- Biết khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ trái đất. Phân biệt được đặc điểm của các loại đá macma, biến chất, trần tích.
2. Về kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích các hình và luợc đồ, bản đồ để khai thác kiến thức, giải thích được các hiện tượng kiến tạo động đất, núi lửa theo thuyết kiến tạo mảng.
II/. Thiết bị dạy học :
- Các hình vẽ 9.2, 9.3
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa.
- Bản đồ tự nhiên thế giới
III/. Trọng tâm bài học
- Nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
- Đặc tính cơ bản của 3 nhóm đá: macma, trầm tích, biến chất
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 9: Thuyết kiến tạo mảng – Vật liệu cấu tạo trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . .
Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . .
Bài 9 : THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG –
VẬT LIỆU CẤU TẠO TRÁI ĐẤT
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
- So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng kiến tạo
- Biết khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ trái đất. Phân biệt được đặc điểm của các loại đá macma, biến chất, trần tích.
2. Về kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích các hình và luợc đồ, bản đồ để khai thác kiến thức, giải thích được các hiện tượng kiến tạo động đất, núi lửa theo thuyết kiến tạo mảng.
II/. Thiết bị dạy học :
- Các hình vẽ 9.2, 9.3
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa.
- Bản đồ tự nhiên thế giới
III/. Trọng tâm bài học
- Nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
- Đặc tính cơ bản của 3 nhóm đá: macma, trầm tích, biến chất
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
Cho biết Trái Đất được cấu tạo như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cặp/ nhóm
* Bước 1: GV hướng dẫn hs quan sát, nhận xét về sự trùng hợp giữa bờ đông của lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ và bờ tây của lục địa Phi, Á –Aâu .
- Nêu giá trị và những mặt còn hạn chế của giả thuyết này.
* Bước 2:HS quan sát hình 9.2, 9.3 kết hợp đọc nội dung SGK để nhận xét, phân tích và giải thích được nội dung của thuyết kiến tạo mảng theo những nội dung sau:
- Tên của bảng mảng kiến tạo.
- Nêu một sô`1 đặc điểm của các mảng kiến tạo.
- Trả lời câu hỏi ở trang 39 SGK ( dựa vào hình 9.2; 9.3)
- Nêu nguyên nhân của các mảng kiến tạo.
* Bước 3: Hs trình bày, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Cả lớp
- GV yêu cầau HS đọc nội dung Sgk rút ra những điểm khác nhau của 3 loại đá có đặc tính riêng về nguồn gốc, cấu trúc, thành phần khoáng vật.
- Xác định trên bản đồ một số khu vực có các loại đá trên .
- Các tính chất của đá có ảnh hưởng lớn quá trình phong hóa, hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất ( ví dụ: đá cứng, mềm, đá dễ thấm nước , đá không thấm nước)
VD:
- Đá macma ở Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã
- Đá tầm tích: đá vôi ở Hà Tiên
- Đá biến chất: đá hoa, đá phiến, đá mi ca
I. Thuyết kiến tạo mảng
1. Thuyết phiêu lục địa
- Trước đây Trái Đất đã có lúc là một lục địa duy nhất, sau đó gãy vở, nứt ra rồi di chuyển thành những bộ phận riêng biệt.
- Giả thuyế dựa trên sự quan sát về hình thái , địa chất, di tích hóa thạch.
2. Thuyết kiến tạo mảng.
- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.
- nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất , núi lửa là do họat động chuyển dịch của một số mảng kiếntạo lớn.
- Ranh giới nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo lớn thường là vùng không ổn định, thường xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa
II. Vật liệu cấu tạo vỏ trái đất
1. Khoáng vật: Là những đơn chất hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do quá trình lý-hóa xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất.
2. Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo của Trái Đất.
Về nhuồn gốc hình thành của đá được chia làm 3 loại:
a. Đá macma: hình thành do khối dung nham nguội lạnh, là hỗn hợp của nhiều chất trong lòng Trái Đất. Đây là loại đá rất cứng, ví dụ như đá granit, đá bazan
b. Đá trầm tích: hình thành do lắng tụ, nén chặt vật liệu vụn, xác sinh vật. Đặc điểm: có chứa hóa thạch và phân lớp
c. Đá biến chất: do đá macma, đá trầm tích bị biến đổi về thành phần hóa học, cấu trúc do tác động của nhiệt độ và áp suất.
V/. Đánh giá
1. Thuyết phiêu lục địa được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
2. Thuyết kiến tạo mảng giải thích về nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo như động đất, núi lửa như thế nào?
3. Nêu những đặc tính khác nhau cua3 nhóm đá.
VI/. Họat động nối tiếp
Làm bài tập 3 trang 40 SGK
File đính kèm:
- BAI 9 THUYET KIEN TAO MANG.doc