I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.
- Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và các dạng tiếp xúc của kiến tạo mảng.
2. Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- Lập sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức từ nội dung bài học.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Cấu trúc của trái đất. thạch quyển. thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III- Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển
Bài 7 - Cấu trúc của trái đất. thạch quyển.
thuyết kiến tạo mảng
Số tiết: 1; tiết 7
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.
- Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và các dạng tiếp xúc của kiến tạo mảng.
2. Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- Lập sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức từ nội dung bài học.
3. Thái độ, hành vi:
- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích sự vật hiện tượng tự nhiên có liên quan đến sự vận động của Trái Đất.
II. Chuẩn bị
1- Giáo viên
- Mô hình và các tranh ảnh minh hoạ về cấu trúc của Trái Đất.
- Hình ảnh, sơ đồ các dạng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- Lược đồ các mảng kiến tạo lớn trên trái đất.
2-Học sinh
- Đọc lại bài 10- Cấu tạo bên trong của Trái Đất, trang 31-SGK địa lý 6
III. Hoạt động dạy học
1) Kiểm tra bài cũ
Câu1: Hãy giải thích câu ca dao của Việt Nam:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
Câu 2: Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người và đời sống?
2) Giảng bài mới
* Mở bài
Sống trên Trái Đất chúng ta có thể quan sát được hình dạng bề mặt của nó. Nhưng bên trong lòng Trái Đất ra sao? Điều này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ngày nay các nhà khoa học đã dần khám phá ra được cấu trúc bên trong hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống. Vậy cấu trúc đó như thế nào? Các mảng lục địa và đại dương hiện đang chuyển động ra sao? chúng ta sẽ tìm lời giải cho những câu hỏi này trong bài học ngày hôm nay.
I- Cấu trúc của Trái Đất
Mục tiêu: Học sinh biết được cấu trúc bên trong của Trái Đất ,gồm các lớp. thành phân cấu tạo, ý nghĩa.
Các hoạt động: 2 ; 1 hoạt động cá nhân (2’) và hoạt động nhóm 18 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: 2’
GV: Quan sát hình ảnh và cho biết Trái Đất được cấu tạo từ mấy lớp? Làm cách nào để các nhà khoa học xác định được các lớp của cấu trúc Trái Đất?
HS: Trả lời Trái đất được cấu tạo bởi ba lớp, nêu tên, nêu phương pháp xác định.
GV: Bổ sung ngắn gọn về phương pháp địa chấn và sóng địa chấn: Là phương pháp dựa vào những sóng địa chấn do máy đo ghi được để suy đoán cấu trúc cũng như thành phần và trạng thái vạt chất ở trong lòng Trái Đất.
HĐ2 (18’)
Bước 1
GV: - Hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và các mô hình cấu trúc của Trái Đất (trên màn hình và trong SGK) để hoàn thành các phiếu học tập 1, 2, 3 (phần phụ lục)
- Chia nhóm: 6 nhóm
+ Nhóm 1-2 : làm phiếu 1
+ Nhóm 3-4 : làm phiếu 2
+ Nhóm 5-6 : làm phiếu 3
HS: Thực hiện theo nhóm, thảo luận, hoàn thành phiếu
(5phút)
Đại diện 3 nhóm trình bày (4phút/nhóm)
GV: Chuẩn kiến thức
1) Cấu tạo của Trái Đất
* Khái quát
- Cấu trúc bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ Trái Đất, lớp Man ti (trung gian) và lớp nhân (lớp lõi)
- Các lớp có sự khác nahu về thể tích, độ dày và vật chất cấu tạo
- Phương pháp xác định cấu trúc : Phương pháp địa chấn.
* Đặc điểm cấu tạo
a) Lớp vỏ Trái Đất
Đặc điểm
Vị trí
Nằm ngoài cùng
Độ dày
- Lục địa: 5-70km
- Đại dương: 5km
Cấu tạo
Đá
trầm
tích
- Hình thành do vật liệu nhỏ, vụn bị nén ép.
- Không liên tục, độ dày khôngđồng đều giưa các khu vực
Đá
Granit
- Tỉ trọng nhẹ, thành phần cấu tạo chính là silic và nhôm (tầng sial)
- Hình thành nền lục địa
Đá badan
- Có tỉ trọng nặng, cấu tạo chính là silíc và Manhê (tầng sima)
ý nghĩa
Nơi cư trú và sản xuất của con người
b) Lớp trung gian (lớp Manti)
Đặc điểm
Vị trí
Nằm ở giữa
Giới hạn
-Từ vỏ Trái Đất đến độ sâu 2.900km, chiếm trên 80% thể tích và 65% về khối lượng Trái Đất
Cấu
tạo
Manti trên
-Vật chất dẻo quánh và luon chuyển động
Man ti dưới
-Vật chất ở trạng thái rắn
Vỏ Trái Đất + Man ti trên (100km) = Thạch quyển
3) Lớp nhân (lõi)
Đặc điểm
Vị trí
Nằm trong cùng
Giới hạn
Độ dày vào khoảng 3470km
Cấu
tạo
Nhân ngoài
- Dày 2.900-5.100km
- Nhiệt độ cao khoảng 5.0000c
- áp suất 1,3-3,1triệu atm
- Vật chất ở trạng thái lỏng
Nhân trong
- Dày 5.100- 6370km
- Nhiệt độ cao khoảng 5.0000c
- áp suất 3-3,5triệu atm
- Vật chất ở trạng thái rắn
Thành phần vật chất
Chủ yếu là kim loại nặng: niken, sắt (tầng nife)
II- Thuyết kiến tạo mảng
Mục tiêu: HS trình bày được nội dung của thuyết, đặc đặc điểm của các mảng kiến tạo
Các hoạt động: 2 (cá nhân); Thời gian 18phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ3
Bước 1: GV nêu khái niệm, Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất. Thuyết này được xây dựng dựa trên các thuyết về lục địa trôi ã tách dãn đáy đại dương.
Bước 2: Gv Yêu cầu học sinh quan sát đoạn video, hình ảnh các lục địa cách đây 300 triệu năm và hiện nay:
Câu hỏi
- Vỏ Trái Đất bị biến dạng do đâu?
+ Kể tên các mảng kiến tạo
+ Đặc điểm của các mảng kiến tạo?
+ Nguyên nhân dịch chuyển là gì?
HS: quan sát hình và trả lời từng câu hỏi
1. Giới thiệu chung
- Được phát hiện bởi Afred Wenenger
- Vỏ Trái Đất bị biến dạng bởi các đứt gãy tạo thành những mảng cứng (mảng kiến tạo)
- Mảng kiến tạo bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Nguyên nhân dịch chuyển: Do các mảng lục địa nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc quyển Manti
HĐ4: cá nhân
HS: Quan sát hình vẽ và đoạn video cho biết các mảng kiến tạo có các kiểu tiếp xúc nào khi dịch chuyển
- Kết quả của mỗi cách tiếp xúc là gì?
GV gợi ý: Kết quả của các mảng tiếp xúc thường được thể hiện qua việc hình thành các dãy núi cao, vực thẳm với phun trào mácma dữ dội...
- Liên hệ kết quả tiếp xúc trên thực tế.
=> GV tổng kết bổ sung hoàn thiện về hai dạng tiếp xúc dồn ép và tiếp xúc tách giãn.
2- Các kiểu tiếp xúc
a. Tiếp xúc tách dãn:
- Các mảng tách xa nhau về hai phía.
- Kết quả: hình thành các sống núi giữa đại dương.
b. Tiếp xúc dồn ép:
- Hai mảng xô húc, hoặc bị hút chờm vào nhau.
- Kết quả: Hình thành các núi cao hoặc vực sâu: Hymalaya, Mariana
* Ranh giới tiếp súc của các mảng kiến tạo là nơi bất ổn định nên thường xảy ra động đất, núi lửa
3) Củng cố và hướng dẫn học
* Phát cho 15 HS phiếu đánh giá kết quả học tập có nội dung như sau:
Hoàn thành sơ đồ dưới đây về cấu tạo của Trái Đất
Cấu tạo của Trái Đất
Lớp
Lớp
Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng trong các câu sau đây:
Câu a) Khi các mảng kiến tạo tiếp xúc tách dãn thì hình thành:
A) Các núi cao hoặc vực sâu B) Các sống núi ở giữa đại dương
C) Núi cao D) Vực sâu
Câu b) Khi các mảng kiến tạo tiếp xúc xô húc, hoặc bị hút chờm vào nhau thì hình thành:
A) Các núi cao hoặc vực sâu B) Các sống núi ở giữa đại dương
C) Núi cao D) Vực sâu
* Hướng dẫn làm bài tập và câu hỏi cuối bài, trang 28 - SGK
File đính kèm:
- BAI7-1.doc