I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niện, vị trí của thuỷ quyển trên Trái Đất.
- Hiểu và trình bày được các vòng tuần hoàn lớn và nhỏ trên Trái Đất.
- Nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Biết được đặc điểm của một số sông lớn trên thế giới.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Phân tích các hình ảnh địa lí.
- Sơ đồ hoá kiến thức có liên quan tới nội dung bài học.
3. Thái độ hành vi:
- Biết sử dụng tiết kiệm hợp lí tài nguyên nước.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, hồ chứa nước và chống ô nhiễm trên các con sông trong khu vực.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 18: Thuỷ quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. một số sông lớn trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 12 tháng 11 năm 2006 Lê Văn Đỉnh
Chương trình cơ bản
Tiết 18 Bài 15 Thuỷ quyển. một số nhân tố ảnh hưởng tới
chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niện, vị trí của thuỷ quyển trên Trái Đất.
- Hiểu và trình bày được các vòng tuần hoàn lớn và nhỏ trên Trái Đất.
- Nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Biết được đặc điểm của một số sông lớn trên thế giới.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Phân tích các hình ảnh địa lí.
- Sơ đồ hoá kiến thức có liên quan tới nội dung bài học.
3. Thái độ hành vi:
- Biết sử dụng tiết kiệm hợp lí tài nguyên nước.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, hồ chứa nước và chống ô nhiễm trên các con sông trong khu vực.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh về các con sông lớn trên thế giới và các thành phần có liên quan đến sôn ngòi.
- Bản đồ khí hậu thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới
III . Hoạt động dạy học
+ Mở bài: Nước là thành thành cơ bản tạo nên sự sống trên Trái Đất, Trái Đất sẽ tàn lụi nếu không có nước. Vậy nước trên Trái đất tồn tại trong những dạng nào? Chu trình của nước trên Trái Đất ra sao? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chế độ nước sông ngòi? Những thắc mắc này sẽ được chúng ta giải quyết trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
GV: Em hãy cho biết nước trên Trái Đất tồn tại ở những dạng nào chúng phân bố chủ yếu ở đâu? Em hiểu thế nào là thuỷ quyển?
- Có ý kiến cho rằng nên gọi hành tinh của chúng ta là Trái nước. Tại sao lại như vậy
.............................................................
Hoạt động 2: Cả lớp
- Yêu cầu cả lớp quan sát hình vẽ
+ Cho biết nước có những vòng tuần hoàn nào?
+ Trình bày hiểu biết của em về từng vòng tuần hoàn.
+ Lấy ví dụ minh hoạ từ thực tế.
+ HS trả lời ,GV chuẩn kiến thức.
I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm.
- Thuỷ quyển là lớp nước trên bề mặt Trái Đất.
..............................................................
2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất.
a. Vòng tuần hoàn nhỏ: bao gồm hai giai đoạn
+ Bốc hơi -> nước rơi
b. Vòng tuần hoàn lớn:(4 giai đoạn)
+ Bốc hơi -> nước rơi -> dòng chảy - > thẩm thấu...
Hoạt động 3: Nhóm
+ Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận về phiếu học tập số 1
+ Yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với các hình ảnh minh hoạ điền vào sơ đồ.
+ GV tổng kết: Tác động đến chế độ nước sông là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau vì vậy ở những khu vực khác nhau cần xem xét chúng ở những khía cạnh và vai trò khác nhau.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
2. Địa thế, thực vật, hồ đầm
Hoạt động 4:
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK kết hợp với quan sát hình ảnh, làm việc theo cặp vào điền vào nội dung phiếu học tập sau:
- GV hướng dẫn học sinh tìm các thông tin chính, kết hợp với hình ảnh, phân biệt ba con sông tiêu biểu trên thế giới.
- GV tổng kết bổ sung: về ý nghĩa giá trị các dòng sông lớn trên thế giới.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
1. Sông Nin
2. Sông Amazôn
3. Sông I-ê-nit-xê-i
IV. Đánh giá
1/ Dựa vào hình 15 hãy C/M nước trên trái đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành 1 vòng khép kiến.
2/ Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
3/ ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu ? Vì sao ?
V. Hoạt động nối tiếp.
+ Xem trước nội dung bài 16
+ Làm các câu hỏi và bài tập trong SGK
File đính kèm:
- Tiet 18 Bai 15 CB.doc