1. Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên Trái Đất cũng có quy luật nhất định.
2. Về kĩ năng: Từ những hình ảnh hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
+ BĐ các dòng biển trên thế giới.
+ Phóng to các hình 16.1; 16.2; 16.3 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
+ Bài cũ: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trên trái đất
+ Mở bài: Nước trong các biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn chuyển động. Vì sao lại có chuyển động đó , bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 19: Sóng - Thủy triều - Dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 13 tháng11 năm 2006 Lê Văn Đỉnh
Chương trình cơ bản
Tiet 19 Bài 16. Sóng -Thủy triều - Dòng biển
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên Trái Đất cũng có quy luật nhất định.
2. Về kĩ năng: Từ những hình ảnh hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học
+ BĐ các dòng biển trên thế giới.
+ Phóng to các hình 16.1; 16.2; 16.3 SGK
III. Hoạt động dạy học
+ Bài cũ: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trên trái đất
+ Mở bài: Nước trong các biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn chuyển động. Vì sao lại có chuyển động đó , bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1 Cá nhân
- Quan sát hình ảnh về sóng và bằng hiểu biết của em, hãy nêu khái niệm về sóng biển?
- HS: Quan sát hình ảnh trả lời câu
hỏi của giáo viên.
- GV: Nhận xét và tổng kết
........................................................
HĐ2 . Cá nhân
- GV: Đặt câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân gây ra sóng biển? Em
biết về những loại sóng biển nào?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và tổng kết
.........................................................
HĐ 3. Cá nhân
- GV: Em biết gì về trận sóng thần
xảy ra vào tháng 12 năm 2004?
- Hãy cho biết nguyên nhân và tác
hại của sóng thần?
HS: Trả lời
- GV: Nhận xét tổng kết. Mở rộng
kể về một số trận sóng thần xảy ra trong lịch sử.
..........................................................
HĐ 4. Cá nhân/ cặp
+ Em hãy cho biết thủy triều là gì? nguyên nhan sinh ra thuỷ triều.
+ Nêu đặc điểm của thủy triều: lớn
nhất lúc nào? nhỏ nhất lúc nào?
- HS: Trao đổi và thảo luận đưa ra
câu trả lời.
- GV: Nhận xét, tổng kết và có thể
mở rộng liên hệ với hiện tượng thủy triều ở Việt Nam
.........................................................
HĐ . 5 Cả lớp/cặp
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ trong SGK sau đó đặt câu hỏi và cho các em thảo luận với nhau
+ Em hãy cho biết dòng biển là gi?
+ Nguyên nhân sinh ra dòng biển.
+ Nêu đặc điểm hoạt động của các dòng biển?
- HS: Trao đổi và thảo luận đưa ra
câu trả lời.
- GV: Nhận xét, tổng kết
I. Sóngbiển
1. Khái niệm: Sóng biển là hiện tượng dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại cho người ta cảm giác chuyển động ngang từ ngoài xô vào bờ.
...................................................................
2. Nguyên nhân tạo ra sóng biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh sóng càng to. Sóng có nhiều loại: sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần
...................................................................
3. Sóng thần là sóng có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang 400 – 800 km/h. Nguyên nhân là do động đất và núi lửa.
...............................................................
II. Thủy triều
1. Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương
2. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng
3. Đặc điểm:
+ Thủy triều lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất Nằm trên đường thẳng.
+ Thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nămg vuông góc với nhau.
..............................................................
III. Dòng biển
1.Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân:
+ Do hoạt động của các loại gió thường xuyên như gió tín phong, gió Tây, gió mùa.
+ Do chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng nước ở các biển khác nhau.
3. Đặc điểm:
+ Dòng biển nóng phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về hướng tây, gặp lục địa chảy về 2 cực.
+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 rồi chảy về Xích đạo, gặp dòng biển nóng tao thành hoàn lưu ở 2 bán cầu. Bán cầu bắc là theo chiều kim đồng hồ, BCN ngược chiều.
+ Bán cầu Bắc có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về Xích Đạo.
+ Vùng gió mùa xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa (VD: ở Việt Nam)
+ Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua bờ các dại dương.
IV. Đánh giá
+ Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần nêu một số tác hại của sóng thần mà em biết.
V. Hoạt động nối tiếp
+ Làm các bài tập cuối SGK
+ Sưu tầm các hình ảnh, các bài viết về hiện tượng sóng biển, sóng thần, thuỷ triều và dòng biển qua sách báo và Internet.
File đính kèm:
- Tiet 19 Bai 16 CB.doc