Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 13: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét và nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định vị trí các khu vực nói trên trên bản đồ.

- Xác định mối quan hệ, trình bày mối quan hệ bằng bản đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới.

- Tập bản đồ thế giới.

- Bản đồ hành chính thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 13: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: . . . . . . . .. . Ngày dạy: . . . . . . . . .. TIẾT 13 Bài 12: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới. - Nhận xét và nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo. - Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định vị trí các khu vực nói trên trên bản đồ. - Xác định mối quan hệ, trình bày mối quan hệ bằng bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới. - Tập bản đồ thế giới. - Bản đồ hành chính thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Phong hoá là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phong hóa lí học và phong hoá hóa học? 3. Bài mới Mở bài: Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các mảng kiến tạo, các mảng này không đứng yên mà dịch chuyển. Chính sự chuyển động này làm cho bề mạt địa hình có hiện tượng động đất, núi lửa, núi trẻ, núi già. Thế nhưng các em chưa biết chính xác khu vực nào có động đất, có núi lửa, núi trẻ ở đâu, núi già ở đâu. Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng làm sáng toả vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cặp Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 7.3 và hình 10 nhận xét: - Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa hoạt động? - Các vùng núi trẻ? Bước 2: Đại diện các cặp trình bày, GV nhận xét và bổ sung. HĐ 2: Cặp Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lới - Trên bản đồ những khu vực này được biểu hiện bằng những kí hiệu, màu sắt nào? Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ. Bước 2: GV gọi học sinh phát biểu và nhận xét. HĐ 3: Cá nhân Dựa vào lược đồ trong sách giáo khoa hãy trình bày mối quan hệ giữa các vành đai: + Sự phân bố của các vành đai? Vị trí của chúng có trùng với nhau không? + Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển? GV chuẩn lại kiến thức 1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ trên bản đồ. Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa, núi trẻ hoạt động là những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo: + Các vành đai động đất, núi lửa: Vành đai lửa Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Châu Á, Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. + Các vùng núi trẻ: Châu Mỹ, Châu Á 2. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ. - Khu vực có động đất, núi lửa: Châu Á, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, Châu Phi, Đại Tây Dương. - Khu vực núi trẻ: Châu Mỹ, Châu Á. + Châu Á: Hymalaya, Coócđie. + Châu Mỹ: Rocky(Bắc Mỹ), Anđét (Nam Mỹ). 3. Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển. - Có sự trùng lấp về vị trí của các vùng có nhiều động đất, núi lửa, núi trẻ. - Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn trùng với những miền động đất, tạo núi, đường kiến tạo của Trái Đất. - Các dãy núi trẻ mới hình thành cách đây không lâu mà chưa bị bào mòn, hạ thấp mà còn được nâng lên thêm. Sự hình thành chúng có liên quan tới vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo. 4. Củng cố: - Những nơi nào trên trái đất có động đất, núi lửa? Tại sao? - Núi trẻ là gì? Chúng được hình thành như thế nào? 5. Dặn dò. Các em về làm tiếp bài thực hành và xem trước bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T13.doc