Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 16: Khí quyển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Trình bày thành phần không khí và cấu trúc của Trái Đất.

- Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu đặc điểm chính và sự tác động của chúng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Sơ đồ các tầng khí quyển.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Tiết trước kiểm tra 1 tiết nên thầy không kiểm tra bài củ

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 16: Khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . .. Ngày dạy: . . . . . . . . . . TIẾT 16 CHƯƠNG IV: KHÍ QUYỂN Bài 13: KHÍ QUYỂN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Trình bày thành phần không khí và cấu trúc của Trái Đất. - Trình bày được sự phân bố các khối khí, frông. Nêu đặc điểm chính và sự tác động của chúng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Sơ đồ các tầng khí quyển. - Bản đồ tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Tiết trước kiểm tra 1 tiết nên thầy không kiểm tra bài củ 3. Bài mới: Mở bài: Khí quyển là gì? Khí quyển có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta? tại sao nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất lại có sự khác nhau? Hôm nay, thầy trò chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân GV yêu cầu học sinh quan sát trong SGK trả lời câu hỏi: - Khí quyển là gì? Khí quyển có vai trò gì đối với cuộc sống? HĐ 2: Nhóm. Bước 1: GV chia lớp ra làm 5 nhóm và quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi. Nhóm 1: Tầng đối lưu - Vi trí của tầng đối lưu? - Độ dày của tầng đối lưu? - Đặc điểm không khí? - Vai trò? Nhóm 2: Tầng bình lưu - Vị trí của tầng bình lưu? - Độ dày của tầng bình lưu? - Đặc điểm không khí? - Vai trò? Nhóm 3: Tầng giữa - Vị trí của tầng giữa? - Độ dày của tầng tầng giữa? - Đặc điểm không khí? - Vai trò? Nhóm 4: Tầng ion (tầng nhiệt) - Vị trí của tầng ion? - Độ dày của tầng ion? - Đặc điểm không khí? - Vai trò? Nhóm 5: Tầng ngoài - Vị trícủa tầng ngoài? - Độ dày của tầng ngoài? - Đặc điểm không khí? - Vai trò? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, giáo viện nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Cá nhân GV yêu cầu học sinh quan sát trong SGK và trả lời các câu hỏi: - Mỗi bán cầu chia làm mấy khối khí? Đặc điểm của từng khối? GV nhận xét, bố sung HĐ 3: Cá nhân HS quan sát SGK trả lời các câu hỏi: - Frông là gì? Trái Đất có mấy loại frông? - Tại sao nơi frông đi qua nhiệt đội lại thay đổi? GV nhận xét và bổ sung. “Trong một khối khí, các tính chất về nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, trọng lượng đồng nhất. Nhưng ở các frông gió thổi ngược hướng nhau, nhiệt độ chênh nhau ... Khi các frông chuyển động đến đâu làm cho nhiệt độ, áp suất, hướng gió thay đổi nhanh chóng, có mây và mưa. Vì vậy, dẫn đến sự thay đổi đột ngột của thời tiết”. I. Thành phần của không khí - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. - Gồm các chất khí như: nitơ (78,1%), ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,47%). 1. Cấu trúc của khí quyển - Khí quyển có 5 tầng: Tầng đối lưu, bình lưu, tầng giữa, tầng ion, tầng ngoài. - Đặc điểm các tầng: Giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần khác nhau. 2. Các khối khí. - Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: Khối khí địa cực, ôn đới, chí tuyến, khối khí xích đạo. - Đặc điểm: khác nhau về tính chất và kí hiệu. 3. Frông - Frông là mặt ngăn cách của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất khác nhau. - Mỗi bán cầu có 2 frông căn bản: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP). - Nơi frông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột. 4. Củng cố: - Nêu đặc điểm, vai trò của tầng khí quyển? - Phân tích sự khác nhau về nguồn góc, tính chất của khối khí, frông? 5. Dặn dò: KT, ngày 30/10/2006 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu Các em về nhà học bài, làm bài tập số 3 trang 50 sách giáo khoa và xem trước bài 14: sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T16.doc