I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày khái niệm thuỷ quyển.
- Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn của nước trên trái đất.
- Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm đối với đời sống và sản xuất.
- Hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm và quá trình phát triển của hồ.
- Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, rừng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Bản đồ nước trên Trái Đất.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ: GV không kiểm tra bài củ
3. Bài mới:
Trong bài thơ thề non nước của Tản Đà có câu “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”. Nghĩa đen của câu thơ này mô tả hiện tượng gì của tự nhiên. Nước đi ra bể rồi đi về nguồn bằng những con đường nào. Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò chúng ta đi vào bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 22: Thuỷ quyển. tuần hoàn của nước trên trái đất. nước ngầm. hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . ..
Ngày dạy: . . . . . . . . . ..
TIẾT 22
Bài 20: THUỶ QUYỂN. TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT. NƯỚC NGẦM. HỒ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày khái niệm thuỷ quyển.
- Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn của nước trên trái đất.
- Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm đối với đời sống và sản xuất.
- Hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm và quá trình phát triển của hồ.
- Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, rừng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Bản đồ nước trên Trái Đất.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ: GV không kiểm tra bài củ
3. Bài mới:
Trong bài thơ thề non nước của Tản Đà có câu “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”. Nghĩa đen của câu thơ này mô tả hiện tượng gì của tự nhiên. Nước đi ra bể rồi đi về nguồn bằng những con đường nào. Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò chúng ta đi vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
GV: Thế nào là thuỷ quyển?
HS: Là lớp nước trên trái đất: nước trong các biển, đại dương, trên lục địa, hơi nước.
HĐ 2: Nhóm
Bước 1: Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm
GV: Hãy vẽ sơ dồ vòng tuần hoàn của nước dựa vào hình 15?
- Nhóm 1: Vòng tuần hoàn nhỏ
Dựa vào sơ đồ tuần hoàn của nước hình 15 hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ của nước?
Bốc hơi
Mưa rới
- Nhóm 2: Vòng tuần hoàn lớn
Dựa vào sơ đồ tuần hoàn của nước hình 15 hãy trình bày vòng tuần hoàn lớn của nước?
Bốc hơi
Dòng chảy
Mưa rơi
Giáo viên nêu thêm: Vòng tuần hoàn lớn nước có thể tham gia vào 4 giai đoạn.
Bốc hơi
Mưa, tuyết rơi
Nước ngầm
Đổ ra Biển
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, giáo viên bổ sung.
HĐ 3: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
- Cấu tạo của đất như thế nào sẽ dể thấm nước?
- Tại sao nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi ảnh hưởng lớn đến mực nước ngầm? Nêu ví dụ minh hoạ?
- Tại sao phá rừng sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp?
- Tại sao cần phải bảo vệ nguồn nước ngầm?
Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
HĐ 4: Cá nhân
Bước 1: GV đặt cầu hỏi và yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học trã lời các câu hỏi.
- Có mấy cách phân loại hồ? Có những loại hồ nào?
- Đặc điểm của từng loại hồ?
Bước 2: HS trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.
HĐ 5: Cả lớp
Bước 1:GV yêu cầu học sinh nhìn vào hình 19.3 nhận xét
- Hồ bị cạn dần là do những nguyên nhân nào?
- Lấy ví dụ về một số loại hồ lớn trên thế giới?
HS trả lời, giáo viên nhận xét và phân tích.
Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
I. Thuỷ quyển
Thuỷ quyển là lớp nước của Trái Đất bao gồm lớp nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
II. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
1. Vòng tuần hoàn nhỏ.
Nước tham gia vào hai giai đoạn: bóc hơi và mưa.
2. Vòng tuần hoàn lớn:
Bóc hơi mưa dòng chảy
III. Nước ngầm
1. Nguồn gốc:
Nước trên mặt đất thấm xuống.
2. Điều kiện
- Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
- địa hình.
- Cấu tạo của đá.
- Lớp phủ thực vật
3. Ý nghĩa:
Phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
IV. Hồ
1. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc hình thành:
+ Hồ móng ngựa
+ Hồ băng hà
+ Hồ núi lửa.
+ Hồ kiến tạo.
+ Hồ gió (hoang mặc).
- Dựa vào tính chất của nước:
+ Hồ nước mặn.
+ Hồ nước ngọt
2. Quá trình phát triển
Trong quá trình phát triển hồ sẽ cạn dần và biến thành đầm lầy.
4/ Củng cố:
- Chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín?
- Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội loài người.
- Chứng minh hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau.
5/ Dặn dò:
- Học sinh về nhà học bài.
KT, ngày 20 / 11 / 2006
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
- Xem trước bài 20: Một số nhân tố ảnh hưởng tới
tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông
lớn trên Trái Đất.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T22.doc