I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Biết phân tích chế độ nước sông Hồng qua bảng số liệu lưu lượng nước các tháng trong năm ở sơn Tây.
- Biết tính toán để xác định mùa lũ và mùa cạn
- Biết cách tính toán lưu lượng mùa lũ và lưu lượng mùa cạn, tỉ trọng lưu lượng mùa lũ và mùa cạn.
- Thông qua số liệu tính toán rút ra kết luận về chế độ nước sông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tập Atlat địa li Việt Nam.
- Bảng số liệu lưu lượng nước sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 26: Thực hành phân tích chế độ nước sông hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: . . . . . . . . . . ..
Tiết: 26 Ngày giảng: . . . . . .. . . . .
BÀI 23: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Biết phân tích chế độ nước sông Hồng qua bảng số liệu lưu lượng nước các tháng trong năm ở sơn Tây.
- Biết tính toán để xác định mùa lũ và mùa cạn
- Biết cách tính toán lưu lượng mùa lũ và lưu lượng mùa cạn, tỉ trọng lưu lượng mùa lũ và mùa cạn.
- Thông qua số liệu tính toán rút ra kết luận về chế độ nước sông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tập Atlat địa li Việt Nam.
- Bảng số liệu lưu lượng nước sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Nguyên nhân gây ra sống biển, sống thần, nêu một số tác hại do sống thần gây ra.
3. Bài mới:
Sông Hồng còn có tên gọi khác là Sông Hà hay sông Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc có tên là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn gọi là Lễ Xã Giang, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao, đoạn qua hà nội có tên là Nhị Hà. Sông Hồng gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó cũng chính là nơi diễn ra truyền thống Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Tại sai cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh muôn đời không kết thúc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hôm nay thầy trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài 23.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cặp nhóm
Bước 1:
GV yếu cầu học sinh quan sát bảng số liệu trang 78 nhận xét:
- Các tháng có mùa lũ?
- Tổng lưu lượng các tháng có mùa lũ?
- Tổng lưu lượng nước cả năm?
- Tổng lưu lượng mùa lữ so với cả năm?
- Lưu lượng mùa lũ cao nhất?
- Lưu lượng mùa lũ thấp nhất?
- Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp mấy lần tháng thấp nhất?
- Liệt kê các tháng có mùa cạn?
- Tỉ trong lưu lượng màu cạn so với cả năm?
Bước 2:
Học sinh lên bảng ghi kết quả đã tính.
GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Nhóm
Dựa vào kết quả đã tính toán, thảo luận hãy rút ra nhận xét về chế độ nước của sông Hồng?
HĐ 3: GV hướng dẫn cả lớp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam?
- Kể tên các phụ lưu và chi lưu chính của đồng bằng Sông Hồng?
- Nguyên nhân làm cho nước sông Hồng dân lên đột ngột như vậy?
- những biện pháp chống thiên tay của đồng bằng sông hồng.
Yêu cầu:
- Phân tích bảng số liệu lưu lượng nước của sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây.
+ Mùa lũ, mùa cạn.
+ Nhận xét chế độ nước của sông Hồng.
- Các tháng có mùa lũ: 6, 7, 8, 9, 10
- Tổng lưu lượng các tháng có mùa lũ: 32736 m3/s.
- Tổng lưu lượng nước cả năm: 43591 m3/s
- Tổng lưu lượng mùa lữ so với cả năm: 75%
- Lưu lượng mùa lũ cao nhất: 9246 m3/s
- Lưu lượng mùa lũ thấp nhất: 4122 m3/s
- Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp mấy lần tháng thấp nhất: 2,2
- Liệt kê các tháng có mùa cạn: 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5.
- Tỉ trong lưu lượng màu cạn so với cả năm: 25%
- Chế độ nước của sông Hồng rất thất thường và phức tạp. Mùa lũ nước rất lớn, còn mùa mưa thì quá ít nên cần có các công trình thuỷ lợi đẻ dự trữ nước vào mùa mưa và phục vụ cho mùa khô.
- Lưu lượng nước mùa lũ và mùa cạn chênh lệch nhau rất lớn: 3 lần.
4. Cũng cố:
Như vậy nước của sông Hồng quá phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người.
5. Dặn dò:
các em về nhà làm tiếp phần bài tập còn lại: Phần III
- Vè biểu đồ đường.
- Nhận xét.
KT, ngày 04/12/2006
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T26.doc