I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Các tranh ảnh về sự tác động của con người trong việc hình thành đất ở nhiều khu vực khí hậu khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
GV gọi học sinh lên bảng vẽ biểu đồ bài thực hành
3. Bài mới:
Thổ nhưỡng là gì? Thổ nhưỡng được hình thành như thế nào? Tại soa trên bề mặt địa hình lại có nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau? Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò mình đi vào tìm hiểu bài 17
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 27: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: . . . . . . . . . .. . .
Tiết: 27 Ngày giảng: . . . . . . . . . . ..
CHƯƠNG VI: THỔ NHƯỠNG QUYỂN VÀ SINH QUYỂN
BÀI 24: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Các tranh ảnh về sự tác động của con người trong việc hình thành đất ở nhiều khu vực khí hậu khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
GV gọi học sinh lên bảng vẽ biểu đồ bài thực hành
3. Bài mới:
Thổ nhưỡng là gì? Thổ nhưỡng được hình thành như thế nào? Tại soa trên bề mặt địa hình lại có nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau? Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò mình đi vào tìm hiểu bài 17
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: cả lớp.
GV: Đâùt là gì?
HS: Thổ nhưỡng ( đất ) là lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
GV: Thế nào là độ phì của đất?
HS: là khả năng cung cấp nước, khí nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
GV: Thổ nhưỡng quyển là gì?
HS: lớp vỏ chứa vật chất tươi xốp trên bề mặt lục địa.
HĐ 2: Nhóm.
GV phân học sinh làm 6 nhóm tương ứng với sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thổ nhưỡng. Sau đó các nhóm trình bày.
Nhóm 1:
Đá mẹ là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc ( nham thạch ) những loại đất hình thành trên đá mẹ là Granit thường có màu xám, chua và nhiều cát. Dá bandan và đá vôi thường có màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất làm thức ăn cho cấy trồng vì độ dinh dưỡng trong đất rất cao.
Nhóm 2:
Nhiệt độ và lượng mưa là môi trường thuận lợi hay khó khăn cho quá trình phân giải các khoáng chất và hữu cơ trong đất.
Nhóm 3:
Nhân tố sinh vật có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ?
Nhóm 4:
Nhân tố địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ?
Nhóm 5:
- Nhân tố thời có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ?
- Nhân tố sinh vật có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ?
- Vì sao đất của vùng nhiệt đới có tuổi già nhất
Nhóm 6:
Nhân tố con người có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ?
I/ THỔ NHƯỠNG.
- Thổ nhưỡng ( đất ): là lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
II/ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
1/ Đá mẹ:
- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới, các tính chất lí, hoá cảu đất.
2/ Khí hậu:
- Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành đất.
+ Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt, ẩm.
+ Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp thông qua lớp phủ thực vật.
3/ Sinh vật:
- Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ.
+ Vi sinh vật: phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật: góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí của đất.
4/ Địa hình:
- Ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
+ Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu.
+ Đồng bằng: Đất màu mở.
5/ Thời gian.
- Hình thành đất là tuổi đất.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6/ Con người.
Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
4. Củng cố:
- Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất?
- Phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác: đá, nước, sinh vật,
địa hình.
- Trình bày vai trò của đất trong từng nhân tố hình thành đất.
5. Dặn dò:
HS về nhà học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK và xem trước bài 25: Sinh quyển.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh quyển.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T27.doc