I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố kiến thức về cơ cấu nền kinh tế.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, xây dựng vẽ bản đồ - biểu đồ và phân tích số liệu thống kê.
- Biết cách nhận xét bản đồ – biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Thước kẽ, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Nêu những đặc điểm cơ bản của thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 48: Thực hành sử dụng phương pháp bản đồ – biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và cơ cấu sản lượng lương thực của một số nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn:
Tiết: 48 Ngày giảng: ..
Bài 43: THỰC HÀNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ – BIỂU ĐỒ ĐỂ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố kiến thức về cơ cấu nền kinh tế.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, xây dựng vẽ bản đồ - biểu đồ và phân tích số liệu thống kê.
- Biết cách nhận xét bản đồ – biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Thước kẽ, máy tính...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Nêu những đặc điểm cơ bản của thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Ca nhân
Bước 1:
- GV yêu cầu học sinh xác định 7 nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới trên bản đồ treo tường.
- HS quan sát theo dõi và chuẩn bị
Bước 2:
HS: Địa diện lên bảng sát định
GV nhận xét và bổ sung chính sát
HĐ 2: Nhóm, cá nhân
Bước 1:
GV hướng dẫn học sinh bố cục tờ bản đồ.
- Tên lược đồ
- Chọn vị trí ghi chú giải trên lược đồ hợp lí.
- Nội dung chú giải:
+ Kích thước của đường tròn phải phù hợp với tổng sản lượng lương thực của từng nước.
+ Học sinh vẽ biểu đồ phải thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực theo thứ tự: Lúa mì, lúa goạ, ngô, các loại khác.
Bước 2:
HS: Cử địa diện lên bản vẽ, các em còn lại làm vào tập
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cả lớp
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh quan sát bảng số liệu trong sách giáo khoa và nhận xét:
HS:
- Những nước đứng đầu về sản lượng lương thực?
- Những nước sản xuất đầy đủ các loại lương thực?
- Những nước trồng lúa mì chủ yếu?
- Những nước trồng lúa gạo chủ yếu?
- Những nước trồng nhiều ngô?
Bước 2:
HS: Cử đại diện trình bày
GV nhận xét và bổ sung.
* Yêu cầu bài thực hành:
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà 1 lược đồ khung thế giới trong đó có ranh giới 7 nước cần xác định.
- Học sinh chuẩn bị viết màu, kéo, thước đo độ, compa.
- Vẽ biểu đồ và cắt dán vào lược đồ.
- Nhận xét
1. Vẽ biểu đồ
* Các bước tiến hành:
- Học sinh vẽ biểu đồ hình tròn kích cỡ phải khác nhau (đường kính)
- Học sinh tính bán kính hình tròn.
Cách tính:
Gọi S1, S2 , S3 , S4 , S5 , S6 , S7 lần lượt là diện tích của các nước: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, Nga, Insđônêxia , Canađa.
Học sinh tiến hành lập biểu thức.
Học sinh tính rồi tiến hành vẽ biểu đồ hình tròn (7 hình tròn)
2. Nhận xét:
- Những nước đứng đầu về sản lượng lương thực: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ
- Những nước sản xuất đầy đủ các loại lương thực: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ
- Những nước trồng lúa mì chủ yếu: Pháp, Nga, Cannađa
- Những nước trồng lúa gạo chủ yếu: Inđônêxia, Ấn độ, Trung Quốc.
- Những nước trồng nhiều ngô: Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp.
4/ Củng cố:
- Phương pháp kết hợp bản đồ – biểu đồ cần phải chú ý đến những điều nào.
- Cách tính bán kính hính tròn.
- Cách nhận xét bảng số liệu
5/ Dặn dò:
HS về nhà hoàn thành bài thực hành và xem lại bài cũ để tiết sau thầy trò ta tiến hàn ôn tập:
KT, ngày .
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T48.doc