Câu 1: Vùng TD&MN Bắc Bộ bao gồm mấy tỉnh? Đó là những tỉnh nào?
(xem Atlat)
Câu 2: Hãy trình bày khái quát những đặc điểm xã hội của vung TD&MN Bắc Bộ?
- Có số dân > 12tr người(2006), chiếm 12,4% cả nước
- Là vùng thưa dân. MĐTB ở MN 50- 100người/km2, vùng TD 100- 300 người/km2.
=> hạn chế về thị trường tại chỗ, lao động lãnh nghề, .
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, đồng bào có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất => phát triển du lịch văn hoá. Hạn chế: tính trạng lạc hậu, nạn du canh du cư còn có ở nhiều dân tộc
- Là căn cứa địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp => phát triển du lịch
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, ở vùng núi còn nghèo , dễ bị xuống cấp. Ở TD cơ sở vật chất kĩ thuật được tập trung nhiều hơn.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 45: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 45
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Câu 1: Vùng TD&MN Bắc Bộ bao gồm mấy tỉnh? Đó là những tỉnh nào?
(xem Atlat)
Câu 2: Hãy trình bày khái quát những đặc điểm xã hội của vung TD&MN Bắc Bộ?
- Có số dân > 12tr người(2006), chiếm 12,4% cả nước
- Là vùng thưa dân. MĐTB ở MN 50- 100người/km2, vùng TD 100- 300 người/km2.
=> hạn chế về thị trường tại chỗ, lao động lãnh nghề, ...
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, đồng bào có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất => phát triển du lịch văn hoá. Hạn chế: tính trạng lạc hậu, nạn du canh du cư còn có ở nhiều dân tộc
- Là căn cứa địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp => phát triển du lịch
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, ở vùng núi còn nghèo , dễ bị xuống cấp. Ở TD cơ sở vật chất kĩ thuật được tập trung nhiều hơn.
Câu 3: Trình bày khái quát những đặc điểm tự nhiên của vùng TD&MN Bắc Bộ
- có diện tích lớn nhất nước(> 101 nghìn Km2), chiếm 30,5% cả nước
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tập trung nhiều khoáng sản nhất cả nước
- Địa hình đa dạng: Núi cao, núi trung bình, núi thấp, trung du, ...=> nhiều thế mạnh kinh tế khác nhau
* Khó khăn:
- Thời tiết hay thay đổi thất thường: sương giá, sương muối, mưa đá, ...=> khó khăn cho sản xuất
- Địa hình phức tạp => khó khăn cho phát triển giao thông, xói mòn đất, ...
Câu 4: Khai thác khoáng sản ở vùng TD&MN Bắc Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Thuận lợi:
+ Là vùng tập trung nhiều khoáng sản nhất cả nước
+ Khoáng sản đa dạng: KS kim loại, phi kim, nhiêu liệu và vật liệu xây dựng
- Khó khăn:
+ Khoáng sản phân bố không tập chung, quy mô nhỏ
+ KS phân bố ở các vùng núi khó khai thác=> các phương tiện hiện đại, chi phí cao.
Câu 5: Kể một số khoáng sản chính ở vùng TD&MN Bắc Bộ và nơi phân bố của chúng? ( xem Atlat kể tên theo 4 loại: KS kim loại, phi kim, nhiên liệu và VLXD)
Câu 6: TD&MN Bắc Bộ có những thuậnlợi gì để phát triển thuỷ điện? hãy trình bày tình hình khai thác thuỷ điện của vùng?
- Thuậnlợi:
+ Nhiều sông lớn, lắm ghềnh thác=> trữ năng thuỷ điện khá lớn: Hệ thống sông Hồng (11nghìn Mw), chiếm 1/3 cả nước
+ Được sự quan tâm của Nhà nước vì cung cấp năng lượng phát triển kinh tế cho vùng và cả nước.
- Tình hình khai thác: Nguồn thuỷ năng lớn của vùng đã và đang được khai thác
+ Có các nhà máy thuỷ điện lớn: Thác Bà trên sông chảy(110Mw), Hoà Bình trên sông Đà(1920Mw)
+ Đang xấy dựng nhiều nhà máy thuỷ điện mới: Sơn La trên sông Đà(2400Mw), Tuyên Quang trên sông Gâm(300Mw)
+ Hàng loạt các nhà máy công suất nhỏ được xây dựng trêncác phụ lưu của các sông
Câu 7: trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở vùng TD&MN Bắc Bộ?
- Thuận lợi:
+ Đất: chủ yếu là đất feralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ở vùng trung du
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, lạichịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi => phân hoá đa dạng đặc biệt là các vùng núi cao
=> thế mạnh phát triển trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
- Khó khăn:
+ Sự thay đổi bất thường của thời tiết: Sương giá, sương muối, rét đậm, rét hại và tình trạng thiếu nước về mùa đông
+ Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng
+ Giao thông, trao đổi hàng hoá ở một số tỉnh còn khó khăn.
Câu 8: Để khai thác tốt hơn thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở vùng TD&MN Bắc Bộ cần có các giải pháp nào?
- Phát triển thuỷ lợi, đảm bảo nước tưới vào mùa đông
- Trồng và bảo vệ rừng, canh tác hợp lí để bảo vệ đất, chống xói mòn và suy thoái đất.
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến nông sản
- Tăng cường phát triển năng lượng, nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải
- Đẩy mạnh qua trình trao đổi hàng hoá trong nước và xuất khẩu
Câu 9: Hãy trình bày ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở vùng TD&MN Bắc Bộ
Việc đẩy mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở vùng TD&MN Bắc Bộ không chỉ có ý nghĩa đối với vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước.
- Góp phần đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Tăng cường trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền
- Góp phần giải quyết tốt việc làm trong vùng, tạo thu nhập ổn định
- Góp phần khai thác tốt hơn thế mạnh của vùng, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiều quả cao.
- Hạn chế nạn du canh du cư trong vùng,
Câu 10 : Hãy kể tên một số cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng TD&MN Bắc Bộ?(Xem Atlat kể)
Câu 11 : Việc phát triển ngành chăn nuôi của vung TD&MN Bắc Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì ?
- Thuận lợi :
+ Thức ăn :Với gia súc lớn có nhiều đồng cỏ, chăn nuôi lợn thức ăn đã được đảm bảo hơn do lương thực đã được giải quyết tốt.
+ Công nghiệp chế biến : đã hình thành được một số cơ sở nhất định
+ Lao động : người dân có nhiều kinh nghiệm
- Khó khăn :
+ Các đồng có chất lượng còn thấp, thời tiết hay bất thường
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế
+ CNCB chưa đáp ứng được yêu cầu của vùng và thị trường.
+ Vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn
Câu 12 : Hãy trình bày một số thành tựu của ngành chăn nuôi ở vùng TD&MN Bắc Bộ ?
- Đàn trâu : lớn nhất cả nước, 1,7 tr.con, chiếm >1/2 cả nước.
- Đàn bò : 900 nghìn con, = 16% cả nước
- Đàn lợn : Tăng khá nhanh, 5,8 tr.con(2005), chiếm 21% cả nước
- Các sản phẩm của vùng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong vùng mà còn phục vụ cho cả nước và xuất khẩu.
Câu 13 : Vùng TD&MN Bắc Bộ có những thế mạnh kinh tế biển nào ?
- Đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ : .
- Du lịch biển- đảo : ..
- Giao thông vận tải biển :
BÀI 46
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Câu 1 : Vùng ĐBSH gồm mấy tỉnh thành ? kể tên các tỉnh, thành ? (Xem Atlat)
Câu 2 : Vị trí địa lý của vùng ĐBSH có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế ?
- Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ, là đầu mối giao lưu của toàn miền Bắc, điều này vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
- Nằm kề với vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ, là vùng giàu tài nguyên, Đồng bằng sông Hồng có nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho phát triển kinh tế. Đồng thời vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ cũng là thị trường lớn của vùng.
- Đồng bằng sông Hồng giáp với vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 3 : Hãy trình bày về các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của vùng ĐBSH ?
- Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng. Đất ở đồng bằng màu mỡ, khoảng 70% đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình, thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước rất phong phú : hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và nguồn nước dưới đất tương đối dồi dào, nguồn nước khoáng, nước nóng.
- Có đường bờ biển dài400km, phần lớn thuận lợi cho làm muối, nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra vùng bờ biển còn có khả năng phát triển GTVT biển và du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản của vùng có giá trị hơn cả là đá vôi và sét cao lanh, ngoài ra còn có than nâu và khí tự nhiên.
Câu 4 : Tại sao điều kiện kinh tế xã hội lại là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBSH ?
Vì các điều kiện kinh tế- xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng hết sức thuận lợi, thật sự là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
- Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng nguồn lao động đứng đầu cả nước.
- Cơ sở hạ tầng vào lại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. hàng loạt quốc lộ huyết mạch đã được nâng cấp như quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 10, 18, Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện
- Đồng bằng sông Hồng còn là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, lễ hội, các trường đại học, Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng.
Câu 5 : Vùng ĐBSH có những hạn chế chủ yếu nào?
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhất cả nước. MĐTB khoảng 1225 người /km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình cả nước
- Thường chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai : bão, lụt, hạn hán,
- Sựkhai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên : Đất, nước, => ngày càng bị suy thoái
- Nguyên liệu phát triển công nghiệp còn thiếu, phải nhập khẩu.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của cùng.
Câu 6 : Sức ép dân số đến việc phát triển KT- XH ở vùng ĐBSH như thế nào?
- Dân số đông, tăng nhanh trong lúc kinh tế phát triển còn chậm, tài nguyên có hạn nên việc giải quyết việclàm khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên, kéo theo các tệ nạn xã hội.
- Dân số đông nên đất nông nghiệp bình quân đầu người đã rất thấp, nay lại còn giảm
- Là vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 cả nước, nhưng do dân số đông nên BQLT/người thấp hơn cả nước.
- Dân số đông còn gây sức ép tới nhà ở, y tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống, môi trường và tài nguyên.
Câu 7 : Tại sao phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành cho ĐBSH ?
Câu 8 : Hãy cho biết những cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐBSH ?
Câu 9 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai ?
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH chuyển dịch theo xu hướng
+ Giảm nhanh tỉ trọng Khu vực I
+ Tăng tỉ trọng Khu vực II, Khu vực III
Trước đây, KVI chiếm tỉ trọng cao nhất gần 50%(1986), hiện nay Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất 45% (2005), khu vực I chiếm thấp nhất 25,1% (2005)
- Những định hướng chính :
+ Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng : khu vực I là 20%, khu vực II là 34% và khu vực III là 46%
+ Việc chuyển dịch trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, trong khi các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Khu vực I : giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Khu vực II : quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là ngành chế biến lương thực- thực phẩm, dêt- may, và da- giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí- kĩ thuật điện- điện tử.
Khu vực III : Du lịch là ngành tiềm năng cần đặc biệt chú ý
File đính kèm:
- Van de khai thac the manh o Trung du mien nui Bac Bo su chuyen dich co cau kinh te o dong bang song Hong.doc