Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 5: Một số đề của châu lục và khu vực

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học,HS cần:

1. Kiến thức

-Biết được châu phi khá nhiều khoáng sản song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.

-Hiệu được dân số châu phi tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn do chất lượng cuộc sống, bệnh tật, xung đột sắt tộc, chiếc tranh đe dọa.

-Hiểu được nền kinh tế châu Phi khởi sắc nhưng cơ bản vẩn phát triển chậm.

2.Kĩ năng

Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi

3. Thái độ, hành vi

Chia sẽ những khó khăn mà người dân châu Phi phải trãi qua.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi.

- Bản đồ kinh tế chung châu Phi.

- Phiếu học tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 5: Một số đề của châu lục và khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 MỘT SỐ ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I – MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học,HS cần: 1. Kiến thức -Biết được châu phi khá nhiều khoáng sản song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá. -Hiệu được dân số châu phi tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn do chất lượng cuộc sống, bệnh tật, xung đột sắt tộc, chiếc tranh đe dọa. -Hiểu được nền kinh tế châu Phi khởi sắc nhưng cơ bản vẩn phát triển chậm. 2.Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi 3. Thái độ, hành vi Chia sẽ những khó khăn mà người dân châu Phi phải trãi qua. II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi. - Bản đồ kinh tế chung châu Phi. - Phiếu học tập. III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động : Bằng những kiến thức đã có, hãy nêu 3 đặc điểm tự nhiên và dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi? GV : Tìm hiểu châu Phi chúng ta sẽ không chỉ dừng lại phân tích các đặc trưng về tự nhiên (tính đối xứng, nhiệt độ trung bình năm rất cao, diện tích hoang mạc lớn) mà còn thấy được vấn đề kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu đang diễn ra ở đây để cùng chia sẽ với các nước châu Phi về những khó khăn trong quá trình phát triển. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động học 1 : Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên châu Phi. (Nhóm/ cặp). Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1 : Đọc SGK mục I, quan sát hình 5.1 hãy: + Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Phi. +Lấy dẫn chứng, chứng tỏ cảnh quan châu Phi mang tính đối xứng. + Giài thích nguyên nhân hình thành hoang mạc. Nhóm 2 : Đọc SGK mục I, quan sát hình 5.1 hãy nêu : +Đặc điểm khí hậu và khoáng sản của châu Phi. +Hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng ở châu Phi. + Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên ở châu Phi. Bứơc 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức : Tọa độ địa lí của châu Phi : 38oB – 35oN ; 18oT – 51oĐ giáp Đại Tây Dương, Địa Trung Hải. Đi từ Xích đạo lên phía bắc hay xuống phía nam chúng ta sẽ bắt gặp lần lược các cảnh quan sau : Rừng Xích đạo và nhiệt đới ẩm Xavan và Xavan – rừng Hoang mạc và bán hoang mạc Rừng cận nhiệt đới khô. Khí hậu châu Phi khá khô nóng vì kích thước lục địa có hình khối rộng lớn, địa hình chủ yếu là các sơn nguyên nên ngăn chặn ảnh hưởng của đại dương vào sâu trong đất liền. Phía Bắc và phía nam châu Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến nên mưa rất ít. Gió mậu dịch Bắc bán cầu đi từ Tây Á ảnh hưởng tới Bắc Phi nên càng làm Bắc Phi khô hạn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số vấn đề dân cư – xã hội châu Phi. (Cá nhân) GV đặt câu hỏi : Đọc SGK mục II, bảng 5.1, hãy nêu đặc điểm dân cư – xã hội châu Phi theo dàn ý: - Tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên: ..... - Tuổi thọ trung bình:. - Tình hình an ninh, chính trị:.. - Chỉ số phát triển con người (HDI): GV lưu ý HS khi nêu đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi cần so sánh với thề giới. Một SH trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Hoạt đông 3: Tìm hiểu vấn đề kinh tế châu Phi.(Nhóm/ cặp) Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (xem phiếu học tập ở phần phụ lục). Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP. (Cả lớp). GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 5.2, nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới. Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức : Hầu hết các nườc châu Phi có tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ kinh tế châu Phi đang phát triển theo hướng tích cực. Hoạt động 5: Tổng kết bài học. (Cả lớp). Câu hỏi: Qua bài học về châu Phi em hãy viết một từ hoặc một cụm từ cảm nhận sau sắc nhất về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế` châu Phi. Bước 1 : HS lần lượt lên bảng viết các từ về tự nhiên, kinh tế xã hội châu Phi (giàu tài nguyên, khô, nóng, đói nghèo, bệnh tật, HIV, tuổi thọ thấp, diện tích hoang mạc lớn, tăng trưởng GDP gần đây khá cao). Bước 2 : Một HS lên gộp nhóm các thông tin theo đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế. Bước 3 : Một HS tổng kết toàn bài. Châu Phi có tài nguyên thiên nhiên giàu có song đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố, bệnh tật, đói nghèo.Để giải quyết các vấn đề này, bên cạnh sự bổ lực của các nước còn cần sự hợp tác quốc tế và khu vực. I. Một số vấn đề tự nhiên - Cảnh quan tự nhiên đố xứng qua đường Xích đạo, chủ yếu là cảnh quan hoang mạc, xa van. - Khí hậu: khô nóng. - Khoáng sản, rừng phong phú, nhưng đang bị khai thác mạnh. * Biện pháp: - khai thác vá sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Xây dựng hệ thống thủy lợi. II. Một số về dân cư và xã hội - Tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới (2,3% năm 2005). - tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới (52 tuổi). - tình trạng đói nghèo và bệnh tật luôn đe dọa. Chiếm 2/3 số bệnh nhân HIV của thế giới. - Chiến tranh xung đột sắc tộc triền miên. - Chỉ số HDI thấp nhất thế giới. III. Một số vấn đề về kinh tế 1. Đặc đểm chung - Nền kinh tế kém phát triển phụ thuộc vào nước ngoài. - Chỉ đóng góp 1.9% GDP thế giới (năm 2004). - Những năm gần đây, kinh tế châu Phi khởi sắt song cơ bản vẫn phát triễn chậm. 2. Nguyên nhân - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. - Dân số tăng nhanh. - Khả năng quản lí kém. - Cơ sở hạ tầng hạn chế. - Xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc 3. Giải pháp - Các nước châu Phi cần đề ra chiến lược phát triễn kinh tế, xã hội phù hợp. - Các nước trên thế giới giúp đỡ châu Phi về vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm, quản lí IV – ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn chỉ một chữ in ở đầu mỗi ý đúng. 1. Nước có trử lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Bắc Phi là: A. An-giê-ri. B. Ai Cập C. Ma-rốc D. Tuy-ni-di 2. Trữ lượng đồng và kim cương ở châu Phi lớn nhất thuộc về nước: A. CH Nam Phi B. Công-gô C. CH Sát D. Ni-giê-ri-a 3. Phía Bắc An-giê-ri và nam của Nam Phi đều có kiểu khí hậu: A. Nhiêt đới ẩm. B. Ôn đới hải dương. C. Cận nhiệt Địa Trung Hải. D. Xích đạo. 4. Vấn đề các nước châu Phi đặc biệt quan tâm nhằm khắc phục điều kiện khí hậu khắc nghiệt là: A. Tiến hành cơ glới hóa. B. Xây dựng hệ thống thủy lợi. C. Phát huy các kinh nghiệm của người dân trong canh tác nông nghiệp. D. Trồng rừng và bảo vệ rừng. 5. Đặc điểm nổi bật của dân số châu Phi là: A. Trình độ dân trí ngày càng cao, tỉ lệ tử thấp. B. Dân số đông nhất thế giới, tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh. C. Tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên cao và tuổi thọ thấp nhất thế giới. D. Dân cư tập trung đông ở Bắc Phi, người da đen chiếm tỉ lệ lớn. 6. Vấn đề xã hội mà các nước châu Phi phải đặt biệt quan tâm là: A. Văn hóa đa dạng, đặt sắc. B. Tác động của các thế lực bên ngoài gây mất ổn định xã hội. C. Đói nghèo, bệnh tật và xung đột sắc tộc. D. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 7. Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây : A. Tương đối cao. B. Tăng trửơng chậm hơn mức trung bình so với thế giới. C. Một số nước tăng trưởng nhanh, nhiều nước tăng trưởng chậm. D. Tấc cả các nước đều tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới. V – HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Sưu tầm tư liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội châu Phi. VI – PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP Nhiệm vụ : Đọc SGK mục III, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thiện sơ đồ sau về kinh tế châu Phi. Nguyên nhân -Về tự nhiên:... . -Dân cư-kinh tế: Đặc điểm kinh tế Giải pháp Bài 5 MỘT SỐ ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I – MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triễn kinh tế. Song đang tồn tại chênh lệch lớn về mức sống giữa các bộ phận dân cư. - Phân tích được tình trạng kinh tế phát triễn thiếu ổn định, phụ thuộc vào nước ngoài của phần lớn các nước trong khu vực. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và các thông tin để hiểu rõ hơn về đặc điểm phát triễn kinh tế của khu vực. 3. Thái độ, hành vi Chia sẽ và đồng tình với các giải pháp của các quốc gia Mĩ La tinh trong quá trình đưa đất nước đi lên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ. - Bản đồ kinh tế các nước Mĩ La tinh. - Phiếu học tập. III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết các kì quan mới của châu Mĩ La tinh thuộc các nứơc nào? 1. Tượng chúa cứu thế : Braxin 2. Machu Picchu : Pê ru 3. Kim tự tháp Chichen Itza : Mêhicô GV: Mĩ La tinh bao gồm khu vực Trung và Nam Mĩ. Trước đây, phần lớn các nước trong khu vực này là thuộc địa của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ngày nay, thế giới biết đến khu vực này qua các lễ hội, bóng đá, các cuộc thi hoa hậu, qua 7 kì quan thế giới mới ( Tượng chúa cứu thế ở Braxin, Machu Picchu – khu định cư trên núi, biểu tượng cho đế chế Inca tại Pê-ru, Kim tự tháp của người Maya tại Chichen Itza, Mê-hi-cô). Qua bài học, các em sẽ hiểu thêm một khu vực kinh tế có nhiều đặc điểm khác biệt này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Xác định đặc điểm tự nhiên. (Cả lớp). GV chỉ trên bản đồ và nêu khái quát về vị trí địa lí của Mĩ La tinh: Nằm ở Trung và Nam Mĩ, giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, biển Ca-ri-bê, Hoa Kì. Tọa độ địa lí 29oB – 49oN ; 108oT – 35oT. GV đặc câu hỏi : Đọc SGK mục I, quan sát hình 5.3,hãy: - Kể tên các cảnh quan chính và địa hình của Mĩ La tinh. -Nhận xèt sự phân bố khoáng sản của Mĩ La tinh. Từ đó đánh giá ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung thêm kiến thừc. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư – xã hội.( Nhóm/ cặp). GV đặt câu hỏi: Dựa vào bảng 5.3, mục I SGK và hiểu biết của bản thân, hãy: - Nhận xét sự phân bố giàu nghèo giữa các nhóm dân cư. - Giải thích tỉ lệ dân số thành thị ở Mĩ La tinh. Phân tích ảnh hưởng của tình trạng đô thị hóa tự phát với kinh tế - xã hội ở Mĩ La tinh. Hai HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung thêm kiến thức. (Phân hóa giàu nghèo sâu sắc và đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh là do chính quyền các nước thiếu khả năng tổ chức, quản lí, chính phủ không đưa ra được những chính sách phục vụ cho lợi ích của đa số dân mà chủ yếu phục vụ cho lợi ích của người giàu. Nông dân nghèo không có ruộng đất, cuộc sống khó khăn, nhiều người bỏ ra thành phố tìm việc làm) Hoạt động 3 : Nhận xét tốc độ tăng GDP và đầu tư nước ngoài. (Cá nhân). GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục II, quan sát hình 5.4 em hãy: - Nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985-2004. - Tình hình đầu tư nước ngoài. Một HS trả lời , các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La tinh, năm 2003 (Nhóm/ cặp). Bước 1 : GV chia nóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Câu hỏi: Đọc bảng 5.3, hãy: - Tính % nợ nước ngoài so với GDP của các nước Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Ha-mai-ca, Pa-na-ma. - Nhận xét và giải thích tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của các nước Mĩ La tinh. Bước 2: HS trong nhóm trao đổi bổ sung cho nhau. Bước 3 : Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Ác-hen-ti-na nợ nước ngoài bằng 104% GDP; Chi-lê nợ nước ngoài bằng 47,4%GDP, Ha-mai-ca (75%); Pa-na-ma (63,8%). Nền kinh tế nhiều nước Mĩ La tinh phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay nước ngoài. Giải thích: Do có sự gắn bó với tư bản nước ngoài ( Hoa Kì) nên nhiều nước Mĩ La tinh được cho vay dễ dàng. Khi chính phủ các nước sử dung nguồn vay không hiệu quả, tình hình chính trị, xã hội bất ổn, họ lại được tư bản nước ngoài cho vay mới nhằm cứu vãn nền khinh tế. Kinh tế được phục hồi nhưng khoản nợ tăng lên. Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô trở thành những con nợ khủng lồ của thế giới và sự phụ thuộc vào tư bản nước ngoài càng lớn hơn). Hoạt động 5 : (cả lờp) GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục II, kết hợp hiểu biết của bản thân hãy phân tích các nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng không ổn định của nền kinh tế Mĩ La tinh. - Vai trò của tổ chức Mercosur (Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay) đối với việc phát triễn kinh tế trong khu vực. Một HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. I. Một số vấn đề về tự nhiên dân cư và xã hội 1. Tự nhiên - Nằm ở Trung và Nam Mĩ. - Khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. - Đồng bằng Amadôn, sơn nguyên Bra-xin. Thuận lợi : chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp. - Giàu khoáng sản : dầu mỏ, than, đồng, sắt, vàng 2. Dân cư – xã hội - Phần lớn dân cư sống ở thành thị (75% dân số) do di cư từ nông thôn. - Có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập giữa các nhóm dân cư. Tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói rất cao; ô nhiễm môi trường; sức ép đối với sự phát triễn kinh tế; khó khăn cho quản lí xã hội. II. Một số vấn đề về kinh tế - Tốc độ tăng GDP không ổn định. - Đầu tư nước ngoài giảm mạnh. - Nền kinh tế phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. * Nguyên nhân: - Tình hình chính trị thiếu ổn định. - Duy trì chế độ phong kiến lâu dài. - Chưa có chiến lược phát triễn kinh tế phù hợp. * Biện pháp: - Tiến hành công nghiệp hóa. - Tăng cường liên kết hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới. Hạn chế sự phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. - Phát triễn giáo dục IV – ĐÁNH GIÁ 1. Khoanh tròn chỉ một chữ in ở đầu mỗi ý đúng. 1.1. Khu vực Mĩ La tinh bao gồm : A. Toàn bộ lục địa Nam Mĩ B. Trung Mĩ và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. C. Khu vực Trung Mĩ và vịnh Ca-ri-bê D. Khu vực Bắc Mĩ. 1.2. Nước xuất khẩu dầu lờn nhất khu vực Mĩ La tinh là: A. Cu Ba B. Vê-nê-xu-ê-la C. Bra-Xin D. Mê-hi-cô 2. Nguyên nhân gây tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh là : A. Cải cách ruộng đất không triệt để ở nông thôn và sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. B. Ngành công nghiệp và dịch vụ phát triễn mạnh thu hút lao động nông nghiệp chuyển ra thành phố làm việc. C. Chính sách đô thị hóa của các nước nhằm tăng dân số thành thị. D. Tấc cả các ý trên. 3. Đặc điểm không đúng của nền kinh tế Mĩ La tinh là: A. Tăng trưởng GDP không ổn định. B. Thị trường Xuất khẩu hàng hóa bị thu hẹp. C. Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. D. Phụ thuộc nặng nề vào các công ty tư bản nước ngoài về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Điền tiếp vào dấu các đặc điểm nổi bật của Mĩ La tinh : A. Bra-xin còn được gọi là vương quốc ..(bóng đá) B. Vê-nê-xu-ê-la là nước xuất khẩu ..(dầu mỏ lớn nhất Mĩ La tinh) C. Nước ở Nam Mĩ có độ cao trung bình trên 2000m (so với mực nước biển) là .(Pê-ru) D. Các nước Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay đều là thành viên ..(của tổ chức thị trường chung Nam Mĩ – Mercosur) V – HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Làm câu hỏi 1, 2 ,3 SGK VI-PHỤ LỤC: PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhiệm vụ: Đọc SGK mục I, qua sát hình 5.5;5.7 và bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, hãy hoàn thiện bảng sau: Tiêu mục Đặc điểm Ảnh hưởng Diện tích Số quốc gia Vị trí địa lí Khí hậu Tài nguyên khoáng sản Dân cư – xã hội THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 1 Tiêu mục Đặc điểm Ảnh hưởng Diện tích Khoảng 7 triệu km2 Vị trí địa – chính trị quan trọng. Số quốc gia 20 nước Vị trí địa lí Nằm ở Tây Nam châu Á, giáp châu Âu, Phi, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Ca-xpi, khu vực Trung Á, Nam Á. Khí hậu Nhiệt đới và cận nhiệt đới khô, nóng. Khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản Gần 50% lượng dầu mỏ thế giới. Phát triển : khai thác dầu, hóa chầt, xuất khẩu dầu Dân cư – xã hội - Dân số : 313,3 triệu người (năm 2005). - Là cái nôi của nền văn minh vĩ đại. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. Có sự đặc sắc về văn hóa tôn giáo. PHIẾU HỌC TẬP 2 Tìm hiểu về khu vực Trung Á làm tương tự phiếu học tập 1 THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP 2 Tiêu mục Đặc điểm Ảnh hưởng Diện tích Khoảng 5,6 triệu km2 -Giáp niều cường quốc nên có vị trí chiến lược quan trọng -Khó khăn cho giao lưu bằng đường biển Số quốc gia 20 nước Vị trí địa lí Nằm ở trung tâm lục địa Á, Âu. Giáp Bắc Á, Đông Á, biển Ca-xpi, không giáp đại dương Khí hậu Cận nhiệt đới và ôn đới lục địa : khô hạn , biên độ nhiệt lớn Khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản Nhiều loại, đặc biệt là dầu mỏ. Phát triển : công nghiệp Dân cư – xã hội - Dân số : 61,3 triệu người (năm 2005) - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. -Có con đườn tơ lụa đi qua Được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây PHIẾU HỌC TẬP 3 Biểu hiện Nhiệm vụ: Đọc SGK mục II.2, quan sát hình 5.9 và hiểu biết của bản thân, hãy điền vào sơ đồ sau các biểu hiện xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố ở Tây Nam Á và Trung Á, nguyên nhân và hậu quả Nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố Hậu quả Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHUC VỰC TRUNG Á

File đính kèm:

  • docMot so van de cua khu vuc va chau luc bai 5.doc
Giáo án liên quan