I.Mục tiêu: Sau bài ôn tập, học sinh:
1. Về kiến thức: Khái quát hóa được : Vị trí địa lý, đặc điểm chung tự nhiên VN và vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
2. Kĩ năng :
- Phân dạng được các dạng câu hỏi và bài tập trong Sgk.
- Định hướng bài làm cho từng dạng câu hỏi và bài tập nêu trên.
- Học sinh xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi và bài tập
- Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của HS
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến nội dung ôn tập ở trên.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, Átlat
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Chuyên đề 1: Địa lí tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: Sau bài ôn tập, học sinh:
1. Về kiến thức: Khái quát hóa được : Vị trí địa lý, đặc điểm chung tự nhiên VN và vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
2. Kĩ năng :
- Phân dạng được các dạng câu hỏi và bài tập trong Sgk.
- Định hướng bài làm cho từng dạng câu hỏi và bài tập nêu trên.
- Học sinh xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi và bài tập
- Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của HS
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến nội dung ôn tập ở trên.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, Átlat
3. Thái độ
Từ kiến thức trên, HS thấy tự hào về đất nước và phải có ý thức, trách nhiệm đối với thiên nhiên và môi trường .
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sơ đồ tư duy đơn giản
Bài tập nhận thức
Atlat, máy tính, máy chiếu.....
- Học sinh: Vở ghi chép ôn tập trên lớp
Atlat, đề cương ôn tập, Sgk, Sách hướng dẫn ôn tập .....
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGTRÊN LỚP
* Dẫn bài.
* Kiển tra phần chuẩn bị đề cương của học sinh
*Tổ chức ôn tập
CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản về tự nhiên Việt Nam.
-Thời gian: 30’
- PP/KT: sơ đồ tư duy, bảng
- Phương tiện:Phiếu học tập, đề cương.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1 - Phát hiện: Sử dụng dàn ý
và sơ đồ tư duy đơn giản để khái hóa
kiến thức cơ bản.
- GV: Lập dàn ý khung , vẽ sơ đồ tư
duy ý chính
- HS: Làm việc cá nhân
Bước 2 - Biến đổi:
- GV: Định hướng hình thức làm việc
- HS: Nêu chính kiến của mình, đối
chiếu, tranh luận, bổ sung hoàn thiện
các ý trong dàn ý và trong các nhánh
cụ thể của sơ đồ tư duy
Bước 3: Kết luận
Đặc điểm Vị trí địa lí
Ý nghĩa
Tự nhiên
- Phía Đông Nam của châu Á.
- Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.
- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực)
- Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
- Quy đinh thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.
- Tài nguyên sinh vật rất phong phú.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự nhiên khác nhau.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán)
Kinh tế
Xã hội
- Gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Thuộc múi giờ số 7.
- Gần các nước có nền kinh tế phát triển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc
- Trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế
- Kinh tế: Thuận lợi trong phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Văn hóa – xã hội: Thuận lợi trong giữ gìn hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- An ninh quốc phòng: Vị trí nước ta rất quan trọng trong một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông cũng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
· Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)
2. Đặc điểm chung của tự nhiên
a/ Đất nước nhiều đồi núi
· Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.
· Khu vực đồi núi:
- Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Phạm vi
Tả ngạn sông Hồng
Giữa sông Hồng và sông Cả
Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
Phía Nam dãy Bạch Mã.
Hướng núi
Vòng cung
Tây Bắc – Đông Nam
Tây Bắc – Đông Nam
Vòng cung
Hình thái chung
- Các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía bắc và đông
- Cao nhất cả nước.
- Phía Đông và Tây là các dãy núi cao và trung bình. Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
- Các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.
- Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây:
Tây
Đông
các cao nguyên ba dan bằng phẳng, các bán bình nguyên xen đồi
các khối núi cao đồ sộ, sườn dốc chênh vênh.
Các dãy núi chính, các sông chính
- Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Các sông: Cầu, Thương, Lục Nam.
- Dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fanxiphăng 3143m).
- Sông Đà, Mã, Chu.
- Dãy Giăng Màn, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Đỉnh Pu xai lai leng (2711m), Rào Cỏ - Sông Cả, Gianh, Đại, Bến Hải
- Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin (2405m), Lâm Viên (2287m)
- Sông Cái, Ba, Đồng Nai
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng
- · Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
ĐB sông Hồng
ĐB sông Cửu Long
ĐBDH i miền Trung
Diện tích
Điều kiện hình thành
Địa hình
Đất
· Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơ n và dễ so sánh hơn)
Khu vực đồng bằng
Khu vực đồi núi
Thuận lợi
Khó khăn
b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
· Khái quát về biển Đông: SGK·
- Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Các yếu tố
Ảnh hưởng
Kết quả
Khí hậu
Địa hình ven biển
Hệ sinh thái vùng vbiển
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Thiên tai
c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa
· Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.
- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Nguồn gốc, hướng
Thời gian hoạt động
Đặc điểm, tính chất, phạm vi hoạt động
Kết quả
· Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:
Thành phần
Biểu hiện
Nguyên nhân
Địa hình
Sông ngòi
Đất
Sinh vật
c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng
+ Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:
- Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.
- Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (+ +Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây
- Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
- Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)
+ Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:
- Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao
- Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.
·+ Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bác và BắcTrung Bộ
Miền Nam trung bộ và Nam bộ
Phạm vi
Địa chất, địa hình
Khí hậu, SNgòi
Rừng và Ksản
Thuận lợi
Khó khăn
3. Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:
Tài nguyên
Hiện trạng
Nguyên nhân
Biện pháp sử dụng và bảo vệ
Rừng
Đa dạng sinh học
Đất
Nước
Khoáng sản
Biển
b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
· Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường
Vấn đề
Biểu hiện
Nguyên nhân
Giải pháp
Mất cân bằng sinh thái môi trường
Ô nhiễm môi trường
· Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:
(Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)
Thiên tai
Tình hình
Hậu quả
Biện pháp phòng chống
Bão
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Các thiên tai khác
· Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)
Hoạt động 2: Phân dạng các câu hỏi và bài tập về địa lý tự nhiên.
- Thời lượng 30'
- Hình thức tổ chức: cặp đôi
- PP/PT: phân loại, nhận dạng
- Phương tiện: Sử dụng phiếu học tập
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Thống kê các
dạng câu hỏi và bài tập cơ bản
- GV: Đưa ra các dạng câu hỏi và các bài tập cơ bản trong phần VTĐL, Đặc điểm tự nhiên.
- HS: Đọc, đối chiếu để
xác định đúng dạng của từng câu hỏi và bài tập
dạng nào?
Bước 2: Bàn luận về các dạng câu hỏi và bài tập.
- GV: Định hướng hình
thức bàn luận.
- HS: Các cặp so sánh kết quả, đối chiếu, tranh luận, đưa ra chứng kiến của
mình...
Bước 3: Kết luận
- HS: Biểu quyết lấy ý kiến chung.
- GV: Nhận xét đánh giá phần làm việc của nhóm và đưa thông tin phản hồi.
II. Các dạng câu hỏi và bài tập.
1. Dạng câu hỏi
Dạng 1: Trình bày
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu2: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 3: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?
Câu 4: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?
Câu 5: Biển Đông đã mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong đời sống và sản xuất?
Câu 6: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Câu 7: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.
Câu 9: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.
Dạng 2: phân tích
Câu 10: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dạng 3: giải thích
Câu 11: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 12: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?
Dạng 5: so sánh
Câu 13: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.
2. Dạng bài tập.
Dạng : Vẽ + Nhận xét
Bài 1: Cho bảng số liệu :
Địa điểm
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686
+245
a)Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện các yếu tố của 3 địa điểm trên
b) Nhận xét và giải thích
Hoạt động 3: Định hướng dàn ý trả lời các dạng câu hỏi và bài tập.
- Thời lượng 20'
- Những chú ý khi vẽ từng loại biểu đồ.
- Hình thức tổ chức: cặp đôi
- PP/PT: phân loại, nhận dạng
- Phương tiện: Sử dụng phiếu học tập
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Lập dàn ý trả lời các dạng câu hỏi và bài tập cơ bản
- GV: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- HS: Các cặp lập dàn ý theo nhiệm vụ được giao và trình bày dàn ý
Bước 2: Bàn luận về các dàn ý của từng câu hỏi và bài tập.
- GV: Định hướng hình thức bàn luận.
- HS: Các cặp so sánh kết quả, đối chiếu, tranh luận, đưa ra chứng kiến của mình...
Bước 3: Kết luận
- HS: Biểu quyết lấy ý kiến chung.
- GV: Nhận xét đánh giá phần làm việc của nhóm và đưa thông tin phản hồi
III. Định hướng dàn ý các dạng câu hỏi và bài tập.
1.Dạng câu hỏi
2. Dạng bài tập
Vẽ biểu đổ: - Đọc kĩ yêu cầu vẽ biểu đồ gì?
b. Nhận xét
- Khi nhận xét, đi từ khái quát đến cụ thể
- Chú ý những số liệu mang tính đột biến.
- Giải thích
Hoạt động 4: Xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi và bài tập
- Thời lượng 20'
- Hình thức tổ chức: cá
nhân
- PP/PT: tự học, trình bày,
vẽ biểu đồ, nhận xét bảng
- Phương tiện: vở đề
cương
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Xây dựng đáp án trả lời các các dạng câu hỏi và bài tập cơ bản
- GV: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- HS: hoàn thiện đáp án
Bước 2: Bàn luận về đề cương
- GV: Định hướng hình
thức bàn luận.
- HS:chữa đề cương cho nhau.....
Bước 3: Kết luận
- HS: Biểu quyết lấy ý kiến chung.
- GV: Nhận xét đánh giá phần làm việc của nhóm, các nhân.
IV. Đề cương ôn tập
( Xem phần phụ lục)
Hoạt động 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập
- Thời lượng: 20'
- Hình thức tổ chức: GV kiểm tra HS, HS tự kiểm tra nhau,
- PP/KT: KT viết, KT vấn đáp, Làm bài thi thử,
- Phương tiện: Đề cương ôn tập
- Tổ chức thực hiện:
+ GV làm mã bộ câu hỏi, HS bốc thăm trả lời;
+ GV yêu cầu HS tự kiểm tra chéo đầu giờ, trong giờ ôn tập
+ GV xây dựng bộ đề thi thử, HS làm bài viết,
V. Đánh giá, cho điểm
- Tỷ lệ trên TB: .%
- Tỷ lệ HS < 5 điểm;
- HS cá biệt:.
PHẦN PHỤ LỤC CỦA HOẠT ĐỘNG 4
GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP
I/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
1. Bài tập 2/SGK trang 44
- Yêu cầu bài: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam và giải thích nguyên nhân.
- Cách làm: Nên nhận xét theo từng cột dọc của bảng số liệu và kết hợp giải thích nguyên nhân ngay sau mỗi ý nhận xét
- Không nên: Nhận xét hết các cột rồi mới giải thích nguyên nhân. Nếu làm như vậy, khi giải thích sẽ phải nhắc lại các ý đã nhận xét và rất có thể bị thiếu ý.
- Cụ thể: nhận xét và giải thích về cột Nhiệt độ trung bình năm trước, sau đó lần lượt đến cột Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII:
+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.
+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)
+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:
Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.
Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.
Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.
2. Bài tập 3/SGK trang 44
- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.
- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.
- Cụ thể:
- Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?
- Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?
- Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm.
II/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Bài 1 /SGK trang 50
Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
Cách làm: nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt trước sau đó đến chế độ mưa. Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.
Cụ thể:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.
Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.
Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.
Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.
Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP.Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.
File đính kèm:
- On thi TNPT Dia Tu nhien.doc