I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- Biết được khái niệm của ngoại lực và nguyên nhân sinh ra các tác nhân của ngoại lực
- trình bày được các tác động của ngoại lực làm biến đổi địa hình qua quá trình phong hóa.phân biệt các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học.
2. Kĩ năng
- Quan sát và nhận biết được tác động của quá trình phong hóa đến bề mặt địa hình Trái Đất thông qua tranh.
3.Thái độ
- có thái độ đúng đắn đối với sự tác động làm thay đổi địa hình bề mặt trái đất
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :
Người soạn:
Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- Biết được khái niệm của ngoại lực và nguyên nhân sinh ra các tác nhân của ngoại lực
- trình bày được các tác động của ngoại lực làm biến đổi địa hình qua quá trình phong hóa.phân biệt các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học.
2. Kĩ năng
- Quan sát và nhận biết được tác động của quá trình phong hóa đến bề mặt địa hình Trái Đất thông qua tranh.
3.Thái độ
- có thái độ đúng đắn đối với sự tác động làm thay đổi địa hình bề mặt trái đất
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-
-
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại
- Thảo luận
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ (6 phút)
- Nội lực là gì?Nguyên nhân sinh ra nội lực ?
- Tác động của nội lực:Vận động theo phương thẳng đứng theo phương nằm ngang.
3. vào bài(3 phút)
GV- nói. Như chúng ta đã biết thì bề mặt trái đất thì không bằng phẳng mà rất gồ gề,có nơi cao,có nơi thấp.Để có được bề mặt địa hình như thế ngoài tác động của yếu tố nội lực còn có sự đóng góp của một yếu tố khác nũa đó chính là ngoại lực.Vậy Ngoại Lực là gì?Ngoại lực khác Nội Lực ở điểm nào? Để biết được vấn đề này thì hôn nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ở bài 9 “TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN BỀ MẶT ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”
4. Hoạt động dạy học
+ Hoạt động 1:Dựa vào tranh ảnh về sự tác động của gió nhiệt độ, mưa kết hợp với mucjI SGK.GV sử dụng phương pháp đàm thoại trong 7 phút để giúp học sinh biết được khái niệm Ngoại lực và nguyên nhân sinh ra các tác nhân ngoai lực.
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung bài học
7 phút
Bước 1
- GV:treo 3 bức tranh về sự tác động của gió,nhiệt độ, mưa, lên bảng cho học sinh quan sát
- GV nêu nội dung thể hiện của 3 bức tranh
Bước 2:GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi
+ em hãy nêu thế nào là ngoại lực? nguyên nhân sinh ra ngoại lực?
+ Tác nhân Ngoại Lực là các yếu tố nào?
- GV Kết luận lại nội dung để học sinh ghi nhận lại kiến thức
Bước 3
- GV hỏi thêm vậy Ngoại Lực khác Nội Lực như thế nào?
- GV gọi học sinh trả lời
- GV nhận xét và tổng hợp lại kiến thức.
- học sinh dựa vào nội dung ở mục I SGK (trang 32)để trả lời caau hỏi của giáo viên đặt ra
- HS dựa nội mục I trang 32vaf kiến thức đã học về nội lực để trả lời
I Ngoại Lực:
- khái niệm.
Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài,trên bề mặt trái đất
- Nguồn năng lượng sinh ra chủ yếu là nguồn năng năng lượng bức xạ mặt trời.
* Chuyển ý :vừa rồi chún ta vừa tìm hiểu về khái niệm của Ngoại lực.Vậy nó tác động thế nào đến bề mặt địa hình bề mặt Trái Đất để hiểu rỏ hơn vấn đề này thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp mục II Tác động của ngoại lực.
+ Hoạt động 2 Dựa vào SGK kết hợp với tranh ảnh HS tiến hành thảo luận nhóm trong 23 phút để biết tác động của ngoại lực đến bề mặt địa hình qua quá trình phong hóa.
Thời gian
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung bài học
5 phút
18
phút
Bước 1
- GV nêu khái quát quá trình phong hóa
Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, oxi, khí cacbonic, các loại axit có trong tự nhiên và sinh vật
-cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất
- Quá trình phong hóa gồm:phong hóa lí học,phong hóa hóa học,phong hóa sinh vật.
Bước 2:
GV: chia lớp thành 3 nhón và giao nhiệm vụ cho các nhóm trong 8 phút.
+ Nhóm 1.Tìm hiểu phong hóa lí học.thông qua các câu hỏi gợi ý của giáo viên
Phong hóa lí học là gì ?
Tác nhân nào gây nên phong hóa lí học
Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng và lạnh.
+ Nhóm 2:
Tìm hiểu quá trình phong hóa hóa học
Thế nào là phong hóa hóa học?
Tác nhân nào gây nên.
Thế nào là quá trình caxtơ
+ Nhóm 3:
Tìm hiểu quá trình phong hóa sinh học
Phong hóa sinh học là gì?
Phong hóa hóa học làm cho đá và khoán vật thay đổi như thế nào?
Bước 3: sau 8 phút
- GV đề nghị các nhóm cử đại diện lên trình bày và treo tranh tương ứng với nội dung được giao để phân tích cho cả lớp hiểu rõ hơn
- GV: cho học sinh bổ xung, nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV tổng kết nội dung các nhóm vừa trình bày và bổ xung thêm để học sinh ghi nhận khiến thức
HS dựa vào SGK và hình 9.1, 9.2, 9.3, (SGK trang 33)tiến hành thảo luận nhóm
- HS cử đại diện nhóm lên trình bày và phân tích nội dung qua tranh để làm rõ tác động của quá trình phong hóa mà GV đã phân công công,.
+ nhóm 1: phong hóa hóa lí học
+ Nhóm 2: Phong hóa hóa học
+ Nhóm 3: Phong hoa sinh học.
II. Tác động của Ngoại lực.
1.quá trinh phong hóa.
Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, oxi, khí cacbonic, các loại axit có trong tự nhiên và sinh vật
-cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất
- Quá trình phong hóa gồm:phong hóa lí học,phong hóa hóa
a) Phong hóa lí học
- là sự phá hủy dá thành các khối vụn có kính thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng
- tác nhân :
+ sự dao đông nhiệt độ
+ sự đóng và tán băng
+ tác động của ma sát
+ sự va đập của gió
+ sóng và nước chảy
+hoạt đông sản xuất của con người
b) Phong hóa hóa học:
là quá trình phá hủy,chủ yếu làm biến đổi thành phần,tính chất hóa học của đá và khoáng vật
- Tác nhân: nước và các hợp chất hòa tan trong nước
+ khí cacbonic
+ oxi
+ axits hữu cơ của sinh vật
c) Phong hóa sinh học.
- là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật
- Đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.
V. Củng cố và hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố
- lập phiếu học tập (học sinh làm cặp đôi trong vòng 4 phút )
Bảng so sánh Nội Lực và Ngoại Lực
Nội dung so sánh
Nội Lực
Ngoại Lực
1. sinh ra ở bên trong hay bên ngoài Trái Đất
2. Biểu hiện qua các hiện tượng nào
3. nguyên nhân
4. Xu hướng biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất
5. Kết quả tương tác giữa Nội Lực và Ngoiaj Lực
2.Hoạt động nối tiếp
- về nhà học sinh học bài,trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài mới .
File đính kèm:
- giao an dia li lop 10 bai9 tac dong ngoai luc dendia hinh be mat trai Dat.doc