I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân biệt được khái niệm bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
- Tác động của quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất
- Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
2. Kỹ năng
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua các hình ảnh trong SGK
- Liên hệ thực tế ở địa phương về các quá trình xâm thực, vận chuyển và bồi tụ.
3. Thái độ:
- Giáo dục môi trường
- Có tinh thần nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 10: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2009
Ngày giảng:
10A1........................................... 10A2.................................................
10A3........................................... 10A4.................................................
Tiết 10 – Bài 9
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp)
I. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phân biệt được khái niệm bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
- Tác động của quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất
- Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
2. Kỹ năng
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua các hình ảnh trong SGK
- Liên hệ thực tế ở địa phương về các quá trình xâm thực, vận chuyển và bồi tụ.
3. Thái độ:
- Giáo dục môi trường
- Có tinh thần nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
II. thiết bị dạy học
- Tranh về các quá trình xâm thực, mài mòn, thổi mòn
- Các hình trong SGK
III. phƯƠng pháp
- Thảo luận, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan, phân tích.
IV. tiến trình tổ chức giờ học
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ
So sánh đặc điểm ba quá trình phong hoá. Giải thích vì sao quá trình phong hoá lại diễn ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất?
3. Bài mới
Khởi động bài:
- Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu của bài học và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, kích thích học sinh tư duy....
- Thời gian: 2 – 3’
- Phương pháp: Thuyết trình
- Cách thức tiến hành:
+ GV nêu vấn đề, HS nghe và ghi nhớ.
+ GV đặt câu hỏi động não cho học sinh: “Tại sao khi trời mưa, nước chảy trên mặt đường lại có màu đỏ”? Hoặc: “Vì sao các khu vực núi cao như Si Ma Cai thường có hiện tượng lũ quét? Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng chống lũ quét, sạt lở đất...? ”
Nội dung chính
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm về quá trình bóc mòn, các tác nhân tham gia và các hình thức bóc mòn. Thấy được quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở địa phương do địa hình dốc và lớp phủ thực vật bị khai thác quá mức. Hiện tượng lũ quét, sạt lở đất đá là những biểu hiện điển hình và nắm được các biện pháp phòng chống...
- Thời gian: 8 – 10’
- Phương tiện: Tranh: Địa hình do gió, sóng biển...; các hình trong SGK.
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận cặp/nhóm
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK và vốn hiểu biết riêng cho biết:
- KN bóc mòn
- Tác nhân gây ra bóc mòn
- Các hình thức bóc mòn (Tác nhân và kết quả)
+ Bước 2: GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế cho học sinh trao đổi cặp/ nhóm trả lời
ở địa phương em, hình thức bóc mòn nào để thể hiện mạnh nhất? Vì sao? Quá trình đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt và sản xuất ở địa phương em?Biện pháp phòng chống...
-> HS trao đổi theo từng cặp trả lời
-> Đại diện học sinh trình bày, các nhóm bổ sung
-> GV chuẩn xác kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh, thái độ thân thiện với môi trường và tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường trong nhân dân.
2. Quá trình bóc mòn
a. Khái niệm:
Bóc mòn là qua trình các tác nhân ngoại lực làm chuyển rời sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.
b. Các tác nhân
- Gồm có: Nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
c. Các hình thức bóc mòn.
- Xâm thực: Là quá trình chuyển dời các sản phẩm đã bị phong hoá cả trên mặt và dưới sâu với tốc độ nhanh làm cho địa hình biến dạng (giảm độ cao, lở sông, suối...) do tác động của nước chảy.
- Thổi mòn (Khoét mòn): là sự tác động của gió tới địa hình đặc biệt là hoang mạc tạo ra các dạng địa hình độc đáo (nấm đá, hố trũng)
- Mài mòn: Cũng là quá trình xâm thực nhưng chủ yếu do tác động của sóng tạo ra địa hình vách biển, bậc thềm sóng vỗ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình vận chuyển
- Mục tiêu: HS trình bày được kháI niệm vận chuyển, các tác nhân và các hình thức vận chuyển.
- Thời gian: 5 – 7’
- Phương tiện: SGK
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, làm việc cá nhân
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK và hiểu biết thực tế, trả lời các câu hỏi sau:
Khái niệm về quá trình vận chuyển? Các tác nhân tham gia vào quá trình vận chuyển? Các hình thức vận chuyển?
+ Bước 2: HS trình bày nội dung. Các học sinh bổ sung kiến thức cho nhau, GV chuẩn xác kiến thức
+ Bước 3: GV nêu ví dụ cụ thể về sự vận chuyển của các vật liệu năng, to như đá tảng... -> Giáo dục cho học sinh ý thức cẩn thận trong lao động và vui chơi, có biện pháp phòng tránh các tai nạn do trượt đá, sạt lở đá..., nhắc nhở học sinh về sự an toàn khi tham gia lao động cùng gia đình khi lên nương do đặc điểm địa hình dốc, nhiều tảng đá nằm chênh vênh dễ có khả năng lăn xuống....
3. Quá trình vận chuyển
- Khái niệm: Là quá trình vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
- Các hình thức vận chuyển:
+ Vật liệu nhỏ, nhẹ được vận chuyển do ngoại lực (do gió, nước chảy...)
+ Vật liệu nặng được vận chuyển do ngoại lực và tác động của trọng lực (lăn trên mặt dốc)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình bồi tụ
- Mục tiêu: HS trình bày được các hình thức bồi tụ, nêu được các ví dụ cụ thể về kết quả của quá trình bồi tụ
- Thời gian: 7 – 10’
- Phương tiện: Tranh địa hình bồi tụ
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK và vốn hiểu biết riêng cho biết:
- KN về quá trình tích tụ
- Các hình thức tích tụ
- Các dạng địa hình hình thành do tích tụ
+ Bước 2: HS trình bày nội dung
+ Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức và tổng kết nội dung bài 9. Gv khẳng đinh quá trình ngoại lực nhìn chung có xu hướng làn cho địa hình trên bề mặt TĐ được san phẳng (xâm thực, bào mòn ở nơi cao và bồi tụ cho vùng thấp...). Quá trình ngoại lực diễn ra hoàn toàn trái ngược với quá trình nội lực. Sự tác động đồng thời của cả hai quá trình này làm cho bề mặt địa hình TĐ có hình thái như ngày nay.
4. Quá trình bồi tụ
- Khái niệm: là quá trình tích tụ các vật liệu
- Các hình thức tích tụ
+ Tích tụ dần trên đường đi (Khi động năng của các nhân tố ngoại lực giảm dần)
+ Tích tụ tại chỗ và phân lớp theo trọng lượng (Khi động năng của các nhân tố ngoại lực giảm đột ngột)
- Kết quả: Tạo ra các bãi bồi, đồng bằng phù sa, cồn cát, bãi biển, nón phóng vật ...
4. Củng cố, đánh giá (5 – 7’)
- Mục tiêu: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh thông qua một số câu hỏi.
a. Quá trình bóc mòn là gì? Các dạng địa hình do bóc mòn tạo thành.
b. Phân tích mối quan hệ giữ a bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu tiết 11.
v. rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 10.doc