I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính; phân biệt được các thảm thực vật.
- Nắm được qui luật các kiểu phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới
2. Về kỹ năng:
- Phân tích lược đồ, sơ đồ
- Nhận biết được các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất chính trên Trái Đất và ở Việt Nam.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ sự phân bố sinh vật trên thế giới.
- Một số tranh ảnh có liên quan
- Máy chiếu projecter
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm
- Đàm thoại
- Trực quan
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 22: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2009
Ngày giảng: 10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 22 – Bài 19
Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính; phân biệt được các thảm thực vật.
- Nắm được qui luật các kiểu phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới
2. Về kỹ năng:
- Phân tích lược đồ, sơ đồ
- Nhận biết được các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất chính trên Trái Đất và ở Việt Nam.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ sự phân bố sinh vật trên thế giới.
- Một số tranh ảnh có liên quan
- Máy chiếu projecter
III. Phương pháp
- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm
- Đàm thoại
- Trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
Khởi động – mở bài
- Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Thời gian: 3 – 4’
- Phương tiện: Một số hình ảnh về sự phân bố của sinh vâth trên Trái Đất
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên màn hình và suy nghĩ về câu hỏi sau đây của cô giáo.
Mỗi khu vực trên Trái Đất lại có một kiểu thảm thực vật và nhóm đất đặc trưng. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và đất như vậy là do nhân tố nào quy định?
+ Bước 2: HS phát biểu suy nghĩ của bản thân, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới
+ Bước 3: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
- Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ địa lí; trình bày được các kiểu thảm thực vật và nhóm đất đặc trưng cho từng môi trường địa lí; xác định được phạm vi phân bố của từng kiểu trên bản đồ treo tường.
- Thời gian: 10 - 15'
- Phương tiện: Hình 19.1 - 19.10 trong SGK, bản đồ một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất.
- Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Gv chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
* Nhóm 1 - 2: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?
* Nhóm 3 - 4: Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất ở đới ôn hoà phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?
* Nhóm 5 - 6: Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất ở môi trường đới nóng chiếm ưu thế ở những châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao?
+ Bước 2: HS quan sát hình trong SGK và bản đồ treo tường, rút ra nhận xét các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính ở các đới, sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính tương ứng trong từng đới trên bản đồ.
-> Đại diện học sinh trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung kiến thức.
+ Bước 3: Gv nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, kết luận về sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. Khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự phân bố này là do sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí.
I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
- Bảng tư liệu trang 69 - SGK
- Có sự phân bố tương ứng giữa các kiểu thảm thực vật và nhóm đất trên Trái Đất. Các thảm thực vật và nhóm đất phân bố thay đổi theo vĩ độ địa lí do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo vĩ độ.
- Thảm thực vật và đất đài nguyên phân bố từ khoảng vĩ tuyến 600B trở về cực Bắc. Các khu vực có kiểu thảm thực vật và nhóm đất này là: Bắc mỹ, châu á , châu Âu. Vì chỉ có Bắc Mỹ và lục địa á - âu có phần lục địa nằm ở khu vực có khí hậu hàn đới.
- Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở lục địa á-âu và bắc mỹ.
Tại vì lục địa Bắc Mỹ và lục địa á - âu có diện tích rộng lớn và địa hình phức tạp nên trên cùng một vành đai khí hậu mà có thể phân ra nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất.
- Những kiểu thảm thực vật và môi trường đới nóng chiếm ưu thế là châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương, một phần châu á. Riêng châu Âu không có kiểu thảm thực vật và nhóm đất này vì phần lớn diện tích châu Âu nằm trong vành đai khí hậu ôn đới và hàn đới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
- Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao; trình bày được các kiểu thảm thực vật và nhóm đất đặc trưng từng giới hạn độ cao ở sườn Tây dãy núi Cap - ca
- Thời gian: 7 - 10'
- Phương tiện: Hình 19.11 trong SGK
- Phương pháp: Làm việc cá nhân
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào hình 19.11 trong SGk và hoàn thành bảng sau:
Độ cao (m)
Vành đai thực vật
Đất
-> HS quan sát hình hoàn thành nội dung học tập. Gv quan sát và đôn đốc học sinh làm việc
-> Đại diện học sinh trình bày nội dung. Các học sinh khác nhận xét và bổ sung
-> Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
+ Bước 2: GV yêu cầu học sinh dựa vào kết quả làm việc ở bước 1, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao địa hình.
-> HS trả lời
-> Gv nhận xét và chuẩn xác.
II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
- Có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao địa hình. Tại sườn Tây dãy núi Cap - ca:
Độ cao (m)
Vành đai
thực vật
Nhóm đất
0 - 500
500 - 1200
1200 - 1600
1600 - 2000
2000 - 2800
Rừng sồi
Rừng dẻ
Rừng lãnh sam
Đồng cỏ núi
Địa y và cây bụi
Đất đỏ cận nhiệt
Đất nâu sẫm
Đất pôtzôn núi
Đất đồng cỏ núi
Đất sơ đẳng xen lẫn đá
- Nguyên nhân: nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
4. Củng cố, đánh giá
- Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học
- Thời gian: 3 – 5’
- Phương pháp: Vấn đáp
- Câu hỏi:
* Xác định trên bản đồ các khu vực có thảm thực vật và đất đài nguyên.
* Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phân bố thực vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung tiết 23
V. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 22.doc