Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 24: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

2. Về kỹ năng:

- Đọc và phân tích các hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2, 19.11 để làm rõ các biểu hiện cụ thể của quy luật.

- Liên kết các kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân hình thành nên các quy luật

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2, 19.11 phóng to

- Bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió trên Trái Đất

- Máy chiếu projecter

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm

- Đàm thoại

- Trực quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 24: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 24 – Bài 21 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới 2. Về kỹ năng: - Đọc và phân tích các hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2, 19.11 để làm rõ các biểu hiện cụ thể của quy luật. - Liên kết các kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân hình thành nên các quy luật 3. Thái độ: - Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu II. Thiết bị dạy học - Hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2, 19.11 phóng to - Bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió trên Trái Đất - Máy chiếu projecter III. Phương pháp - Thảo luận cặp/nhóm, nhóm - Đàm thoại - Trực quan IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới Khởi động – mở bài - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh - Thời gian: 3 – 4’ - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV đặt câu hỏi mở cho học sinh, yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức thực tiễn để trình bày quan điểm của mình. Ngoài quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, các tành phần tự nhiên còn phân bố tuân theo các quy luật nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành của các quy luật đó? + Bước 2: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học Nội dung Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy luật địa đới - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật; Đọc và phân tích các hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 để làm rõ các biểu hiện cụ thể của quy luật. - Thời gian: 10 - 15' - Phương tiện: Hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 trong SGK phóng to trên màn hình; bản đồ nhiệt độ, khí áp và gió trên Trái Đất - Phương pháp: Trực quan, hoạt động cặp/nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và trình bày: khái niệm về quy luật địa đới; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành quy luật -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác. + Bước 2: HS quan sát hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 trong SGK; trao đổi theo từng cặp/nhóm để làm rõ các biểu hiện của quy luật địa đới * Nhóm 1: Sự thay đổi của nhiệt độ, khí áp và gió * Nhóm 2: Sự thay đổi các đới khí hậu theo vĩ độ * Nhóm 3: Sự thay đổi của các kiểu thảm thực vật và đất theo các vĩ độ địa lí -> Đại diện học sinh trình bày. Các cặp/nhóm khác nhận xét và bổ sung kiến thức. + Bước 3: Gv nhận xét kết quả làm việc của các cặp/nhóm, kết luận về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo vĩ độ địa lí I. Quy luật địa đới 1. Khái niệm: - Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ. 2. Nguyên nhân: - Góc tới của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực nên lượng bức xạ cũng giảm theo. 3. Biểu hiện a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt: có 7 vòng đai nhiệt. Sự phân biệt các vòng đai nhiệt dựa vào các đường đẳng nhiệt (không phải dựa vào các vĩ tuyến) b. Các đai áp và đai gió trên trái đất: - Có 7 đai áp - Có 6 đới gió hành tinh c. Các đới khí hậu trên thế giới: Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính. d. Các nhóm đất và các thảm thực vật: Mỗi bán cầu có 10 nhóm đất vá 10 nhóm thảm thực vật tương ứng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy luật phi địa đới - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, nguyên nhân, các biểu hiện của quy luật - Thời gian: 15 - 20' - Phương tiện: Hình 19.11 trong SGK phóng to trên màn hình - Phương pháp: Hoạt động nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK trình bày khái niệm và nguyên nhân sinh ra quy luật. -> HS trình bày nội dung, GV chuẩn xác kiến thức + Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: * Nhóm 1 - 2: Khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đai cao * Nhóm 3 - 4: Khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa ô -> HS nghiên cứu hình 19.11 và nội dung kênh chữ SGK, trao đổi theo từng nhóm hoàn thành nội dung học tập -> Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, nêu quan điểm khác (nếu có) -> GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí + Bước 3: Từ nội dung đã nghiên cứu, học sinh nêu ngắn gọn sự khác nhau cơ bản về bản chất và nguyên nhân sinh ra quy luật địa đới với quy luật phi địa đới -> HS trình bày -> GV chuẩn xác kiến thức: Sự khác nhau cơ bản của hai quy luật này được thể hiện ở chố - Quy luật địa đơi là sự thay đổi có quy luật theo vĩ độ còn quy luật phi địa đới là sự thay đổi có quy luật không tuân theo vĩ độ - Nguyên nhân chính sinh ra quy luật địa đới là do nguồn năng lượng bên ngoài còn nguyên nhân chính của quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. II. Quy luật phi địa đới 1. Khái niệm: - Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và các cảnh quan địa địa lý. 2. Nguyên nhân: - Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất => phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. 3. Biểu hiện a. Quy luật đai cao: - Khái niệm: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lý theo độ cao của địa hình - Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa theo độ cao - Biểu hiện: sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao. b. Quy luật địa ô: - Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan tự nhiêntheo kinh độ. - Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển và đại dương. - Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ; sự phân hoá của khí hậu ôn đới 4. Củng cố, đánh giá - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Vấn đáp - Câu hỏi: 1. Các đới gió phân bố từ 2 cực về xích đạo là: a. Gió tây ôn đới, gió mậu dịch, gió đông cực. b. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực. c. Gió đông cực, gió tây ôn đới, gió mậu dịch. 2. Sắp xếp các ý ở cột a và cột b sao cho hợp lý A. Các quy luật B. Biểu hiện 1. Quy luật địa đới 2. Quy luật phi địa đới. a. Sự phân bố các vành đai nhiệt b. Sự thay đổi các cảnh quantheo kinh độ c. Các đới đất và các thảm thực vật d. Các đai khí áp và các d0ới gió trên trái đất 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung tiết 25 V. rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 24.doc