I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh hiểu, trình bày, chứng minh được:
- Sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
- Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và át lát trong học tập
2. Kĩ năng
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, át lát trong học tập
3. Thái độ
- Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập (theo dõi bài mới trên lớp, học bài ở nhà, làm bài kiểm tra)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2009
Ngày giảng:
10A1:.... 10A2:.......
10A3:... 10A4:...
Tiết 3 – Bài 3
Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu, trình bày, chứng minh được:
- Sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
- Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và át lát trong học tập
2. Kĩ năng
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, át lát trong học tập
3. Thái độ
- Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập (theo dõi bài mới trên lớp, học bài ở nhà, làm bài kiểm tra)
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tập bản đồ thế giới
III. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Quan sát bản đồ Khí hậu Việt Nam, cho biết:
a. Bản đồ thể hiện những đối tượng nào bằng phương pháp đường chuyển động?
b. Qua cách thể hiện như vậy em biết được những đặc điểm gì của khí hậu nước ta?
3. Bài mới
Khởi động bài
- Mục tiêu: Tạo không khí học tập tích cực, thu hút học sinh tham gia vào bài giảng.
- Thời gian: 3’
- Phương pháp: HS làm việc độc lập + Đàm thoại
- Phương tiện: Giấy A4
- Tiến hành:
+ GV phát giấy A4 cho học sinh, yêu cầu học sinh viết tên các công việc, các hoạt động cần phải sử dụng bản đồ mà mình biết.
+ HS ghi tên các công việc, các hoạt động cần phải sử dụng bản đồ mà mình biết vào giấy.
+ GV thu giấy của học sinh, kiểm tra và nêu tên một số hoạt động của đời sống, sản xuất có sử dụng bản đồ -> Kết luận: Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và trong đời sống. Vậy khi sử dụng bản đồ trong học tập, chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Nội dung chính
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được các vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Thời gian: 5’
- Phương pháp: Đàm thoại
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Gv yêu cầu học sinh dựa vào phần khởi động bài, hãy trình bày các vai trò cơ bản của bản đồ trong học tập và trong đời sống; so sánh vai trò của bản đồ và SGK đối với việc học tập.
+ Bước 2: Học sinh suy nghĩ trả lời, các học sinh bổ sung kiến thức cho nhau.
+ Bước 3: Gv nhận xét và chốt kiến thức. Gv nhấn mạnh: Bản đồ và SGK đều là nguồn cung cấp các tri thức cho người học nhưng chúng khác nhau ở chỗ: SGK truyền tải tri thức thông qua kênh chữ, còn bản đồ truyền tải tri thức thông qua kênh hình (các kí hiệu, ước hiệu...). Ngoài ra, bản đồ còn là phương tiện để học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lý.
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1. Trong đời sống
- Bảng chỉ đường
- Phục vụ các ngành sản xuất
- Phục vụ trong quân sự
2. Trong học tập
- Học tập và rèn luyện các kỹ năng địa lý ngay tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc khi sử dụng bản đồ trong học tập
- Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được một số các nguyên tắc khi sử dụng bản đồ vào việc học tập.
- Thời gian: 20’
- Phương tiện: Giấy A0
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 học sinh/nhóm). Yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi ngắn gọn nội dung trả lời câu hỏi vào giấy A0
* Nhóm 1: Lấy ví dụ cụ thể về việc lựa chọn bản đồ phù hợp, không phù hợp khi học tập địa lý.
* Nhóm 2: Giải thích tại sao khi đọc bản đồ phải bắt đầu từ bảng chú giải và tỷ lệ bản đồ. Trên bản đồ địa lí tự nhiện Việt Nam, cho hai điểm A và B. Muốn tính khoảng cách từ A đến B ta phải làm như thế nào?
* Nhóm 3: Hãy điền tên các hướng vào sơ đồ sau (sơ đồ chỉ hướng trên bản đồ khi quan sát trực diện)
* Nhóm 4: Muốn giải thích về chế độ nước sông, ta phải sử dụng những bản đồ nào? Tại sao?
+ Bước 2: HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung học tập.
+ Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Bước 4: GV chốt kiến thức và cho các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhau.
II. Sử dụng bản đồ trong học tập
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung học tập
- Đọc bản đồ phải bắt đầu từ bảng chú giải và chú ý tới tỷ lệ bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản đồ
2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, trong át lát
- Đọc được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý ở bản đồ
- Tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan để giải thích một sự vật hiện tượng nào đó
- So sánh các bản đồ cùng loại ở một khu vực để tìm hiểu đặc điểm, bản chất của đối tượng
4. Củng cố, đánh giá
Để giải thích tại sao Tây Nguyên lại trồng nhiều cà phê, chúng ta phải sử dụng những bản đồ nào? Tại sao?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, trả lời và hoàn thành bài tập SGK, tập bản đồ thực hành.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 3.doc