I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò và đặc điểm phát triển, phân bố của ngành công nghiệ năng lượng, công nghiệp luyện kim
2. Về kỹ năng:
- Phân tích và nhận xét được sự phát triển phân bố của công nghiệp năng lượng, luyện kim qua các sơ đồ, lược đồ, bản đồ
- Nhận xét được cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới qua biểu đồ hình tròn.
- Liên hệ với sự phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim ở nước ta.
3. Thái độ:
- Nhận thức vai trò trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 37: Địa lí các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2009
Ngày giảng: 10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 37 – Bài 32
địa lí các ngành công nghiệp
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò và đặc điểm phát triển, phân bố của ngành công nghiệ năng lượng, công nghiệp luyện kim
2. Về kỹ năng:
- Phân tích và nhận xét được sự phát triển phân bố của công nghiệp năng lượng, luyện kim qua các sơ đồ, lược đồ, bản đồ
- Nhận xét được cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới qua biểu đồ hình tròn.
- Liên hệ với sự phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim ở nước ta.
3. Thái độ:
- Nhận thức vai trò trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ công nghiệp thế giới
- Phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu
III. Phương pháp
- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm
- Đàm thoại
- Trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
a. Phân tích vai trò của sản xuất công nghiệp
b. So sảnh đặc điểm của ngành công nghiệp so với ngành nông nghiệp
3. Bài mới
Khởi động bài (2’): GV giới thiệu ngắn gọn về sự phân loại các ngành công nghiệp theo sơ đồ trên màn hình -> Giới thiệu về mục tiêu của bài học.
Nội dung chính:
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng
- Mục tiêu: HS trình bày được các vai, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu, công nghiệp điện lực; đọc được bản đồ CN thế giới và các lược đồ trong SGK về sự phân bố của các ngành trên.
- Thời gian: 15 – 20’
- Phương pháp: Đàm thaọi, hoạt động nhóm, trực quan
- Các bước tiến hành:
+ HS nghiên cứu nội dung SGK, trả lời câu hỏi sau:
CN năng lượng có những vai trò quan trọng nào?
-> HS trình bày, Gv chuẩn xác kiến thức
+ HS quan sát biểu đồ hình tròn về cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới năm 1940 và 2005, hoàn thành nội dung học tập sau:
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới?
-> HS trình bày.
-> Gv nhận xét và kết luận: Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thé giới có nhiều thay đổi....
+ HS trao đổi theo từng nhóm 4 - 6: Dựa vào nội dung SGK và bản đồ CN thế giới treo tường, hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Ngành
Vai trò
Trữ lượng
Sản lượng, Phân bố
Khai thác than
Khai thác dầu
Điện lực
* Nhóm 1 – 2: CN khai thác than
* Nhóm 3 – 4: CN khai thác dầu
* Nhóm 5 – 6: CN điện
-> HS trình bày vấn đề -> GV tổng hợp ý kiến và chuẩn xác kiến thức và cho học sinh quan sát một số hình ảnh về công nghiệp khai táhc than ở Quảng Ninh, CN khai thác dầu trên biển Đông và một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở nước ta.
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành kinh tế quan trọng, cơ bản
- Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại
- Là tiền đề của tiến bộ KH – KT
2. Cơ cấu sử dụng năng lượng
- Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới có nhiều thay đổi:
+ Giảm tỷ trọng các nguồn năng lượng truyền thống (than, củi gỗ)
+ Tăng tỷ trọng của năng lượng dầu mỏ, năng lượng thuỷ điện và năng lượng mới
3. Các ngành công nghiệp năng lượng
Ngành
Vai trò
Trữ lượng
Sản lượng, Phân bố
Khai thác than
- Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim
- Nguyên liệu cho CN hoá học và dược phẩm
Khoảng 13000 tỉ tấn
- Sản lượng: 13000 tỉ tấn/năm
- Phân bố ở các nước có trữ lượng than lớn (TQ, Nga, Ôxtraylia, HK)
Khai thác dầu
Là nguồn nhiên liệu quan trọng, “vàng đen”
- Nguyên liệu cho CN hoá học, dược phẩm
400 – 500 tỉ tấn
- Trung Đông, Bắc Phi, Châu Mĩ, Nga...
- Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm
- Phân bố: Trung Đông, Hoa Kì, Nga ....
Điện lực
Là cơ sở phát triển CN hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ KT....
Cơ cấu nguồn điện rất đa dạng
- Sản lượng: 15000 tỉ KWh/năm
- Phân bố chủ yếu ở nước phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Nga, TQ....)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp luyện kim
- Mục tiêu: HS trình bày được vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim; đọc được các lược đồ và bản đồ
- Thời gian: 10 – 15’
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, hoạt động cặp
- Các bước tiến hành:
+ GV giới thiệu về các phân ngành của công nghiệp luyện kim
+ HS trao đổi theo từng cặp: nghiên cứu nội dung từ SGK và bản đồ, lược đồ, hoàn thành nội dung phiếu học tập sau
ND
LK đen
LK màu
Vai trò
Đặc điểm KT
Phân bố
+ Đại diện HS trình bày vấn đề -> Các cặp khác nhận xét và bổ sung
+ GV chuẩn xác kiến thức và liên hệ với thực tế phát triển ngành công nghiệp luyện kim ở nước ta -> Giới thiệu một số hình ảnh về CN luyện kim.
II. Công nghiệp luyện kim
ND
LK đen
LK màu
Vai trò
- Là 1 trong những ngành quan trọng nhất của CN nặng
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế tạo máy, CN xây dựng
- Chiếm 90% khối lượng kim loại
- Có giá trị chiến lược
- Nguyên mliệu cho CN chế tạo máy hiện đại và các ngành khác như viễn thông, thương mại...
Đặc điểm KT
Quy trình công nghệ phức tạp
Quy trình công nghệ phức tạp, sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp
Phân bố
- KT quặng sắt: TQ, Braxil, Ôxtraylia, Nga, Ucraina (Nước đang phát triển)
- Sản xuất thép: HK, NB, TQ, Tây Âu (nước phát triển)
- KT quặng: Nước đang phát triển
- SX quặng tinh: Nước phát triển
4. Củng cố, đánh giá
- Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học
- Thời gian: 5'
- Phương pháp: Tự luận
- Câu hỏi:
Câu 1, 2 trong SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung tiết 38
V. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 37.doc