I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về địa lí công nghiệp
2. Kỹ năng:
- Đọc thành thạo bản đồ công nghiệp thế giới để xác định được sự phân bố của các ngành công nghiệp
- Biết cách tính tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của một nước so với toàn thế giới.
- Vẽ được biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới và nhận xét.
- Biết cách trình bày một bài kiểm tra
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập tốt
- Nắm được các quy chế trong kiểm tra và thực hiện tốt quy chế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sử dụng các hình ảnh trong SGK;
- Các bảng số liệu về giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp của nước ta và thế giới qua các năm.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 41: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2010
Ngày giảng: 10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 41: ôn tập
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về địa lí công nghiệp
2. Kỹ năng:
- Đọc thành thạo bản đồ công nghiệp thế giới để xác định được sự phân bố của các ngành công nghiệp
- Biết cách tính tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của một nước so với toàn thế giới.
- Vẽ được biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới và nhận xét.
- Biết cách trình bày một bài kiểm tra
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập tốt
- Nắm được các quy chế trong kiểm tra và thực hiện tốt quy chế.
II. Thiết bị dạy học
- Sử dụng các hình ảnh trong sgk;
- Các bảng số liệu về giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp của nước ta và thế giới qua các năm.
III. Phương pháp
- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm
- Đàm thoại
- Trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập về vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển – phân bố của ngành công nghiệp
- Mục tiêu: HS trình bày và lấy ví dụ chứng minh được vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; trình bày được các đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp; phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp.
- Thời gian: 7 – 10’
- Phương pháp: Hoạt động cặp/nhóm
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
* Nhóm 1 – 2: Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.
* Nhóm 3 – 4: Phân tích và cho ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của vị trí địa lí và nhóm nhân tố tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp
* Nhóm 5 – 6: Phân tích và cho ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp
+ Bước 2: HS trao đổi theo từng nhóm, hoàn thành nội dung học tập
+ Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nghe, bổ sung hoặc đặt câu hỏi phản biện
+ Bước 4: GV nhận xét về kết quả ôn tập của từng nhóm và chuẩn xác nội dung. HS nghe và ghi nhớ.
1. Vai trò của ngành công nghiệp
- Là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
+ Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội
+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế -> Nâng cao năng suất lao động xã hội, tạo điều kiện khai tác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi phân công lao động xã hội ....; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế....
+ Tạo ra các vật phẩm tiêu dùng có giá trị, cải thiện điều kiện sống nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
=> Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
a. Vị trí địa lí
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất công nghiệp. Các xí nghiệp CN, điểm CN, TTCN... thường được phân bố ở những nơi có giao thông thuận lợi, gần cảng biển, cảng sông, cảng hàng không hoặc gần các đô thị là những thị trường tiêu thụ rộng....
b. Các nhân tố tự nhiên
- Là cơ sở tự nhiên của sản xuất công nghiệp
- Các khoáng sản, nguồn tài nguyên nước, rừng, biển ... là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp
-> ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, cơ cấu ngành công nghiệp
- Các đặc điểm của khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm...) ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, bảo quản hệ thống máy móc.. và ảnh hưởng gián tiếp qua tài nguyên nông lâm thuỷ sản.
c. Nhân tố kinh tế – xã hội
- Dân cư và nguồn lao động: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Nước có dân đông, nguồn lao động dòi dào có điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động như công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và có thị trường tiêu thụ trong nước rộng....
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật...
- Thị trường...
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
- Đường lối chính sách: Là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động 2: Bài tập thực hành về tính tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của 1 nước so với toàn thế giới.
- Mục tiêu: HS biết cách tính và vận dụng để tính được tỉ trọng của ngành sản xuất điện nước ta so với sản lượng điện của toàn thế giới qua các năm, nhận xét.
- Thời gian: 10 – 12’
- Phương tiện: Bảng số liệu về sản lượng điện của thế giới và Việt Nam qua các năm; bảng số liệu kết quả về tỉ trong sản lượng điện của Việt Nam so với Thế giới.
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, hướng dẫn làm mẫu
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV giao bảng số liệu và yêu cầu bài tập cho cả lớp
Cho bảng số liệu:
Sản lượng điện của Việt Nam thế giới qu các năm
Năm
1970
1980
2000
2003
Việt Nam
(triệu KW h)
2100
5000
26680
41120
Thế giới
(tỉ KW h)
4962
8247
11056
14851
* Tính tỉ trọng sản lượng điện của nước ta so với thế giới và rút ra nhận xét.
+ Bước 2: HS suy nghĩ trình bày cách tính
-> GV chuẩn xác về cách tính và hướng dẫn HS lập bảng số liệu kết quả.
+ Bước 3: HS tính toàn và điền kết quả vào bảng, đối chiếu với kết quả chuẩn xác của giáo viên để tự điều chỉnh cho đúng.
- Cách tính: Coi sản lượng điện của thế giới = 100%
-> Tính tỉ trọng sản lượng điện của Việt Nam so với thế giới: = (Sản lượng điên của VN/sản lượng điện của thế giới )*100%.
- Bảng: Tỉ trọng sản lượng điện của Việt Nam so với thế giới qua các năm (%)
Năm
1970
1980
2000
2003
Việt Nam
0.0423
0.060
0.241
0.277
Thế giới
100
100
100
100
+ Bước 4: HS nêu nhận xét về tỉ trọng sản lượng điện của nước ta so với của thế giới
-> Gv chuẩn xác: Tỉ trọng sản lượng điện của nước ta so với thế giới còn rất thấp nhưng đang có xu hướng tăng -> Ngành công nghiệp điện lực nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh.
Hoạt động 3: Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới
- Mục tiêu: HS vẽ được biểu đồ về cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới (chính xác, trực quan, đầy đủ)
- Thời gian: 15 – 18’
- Phương tiện: Bảng số liệu về cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới năm 1940 và 2000, Biểu đồ kết quả
- Phương pháp: Hướng dẫn làm mẫu
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV giao bảng số liệu và yêu cầu bài tập cho cả lớp
Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới qua các năm (%)
Năm
Củi gỗ
Than đá
Dầu mỏ
Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện
Năng lượng mới
1940
14
57
26
3
0
2000
5
20
54
14
7
* Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2000.
* Nhận xét
+ Bước 2: HS suy nghĩ, nêu cách vẽ
-> GV chuẩn xác cách vẽ và hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu vẽ biểu đồ
-> 2 HS lên bảng trình bày biểu đồ. Các HS khác hoàn thành vào vở.
-> Cả lớp nhận xét về biểu dồ trên bảng. Quan sát biểu đồ kết quả của giáo viên và tự điều chỉnh biểu đồ của mình cho chính xác.
+ Bước 3: HS trình bày nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới từ năm 1940 đến 2000
-> GV chuẩn xác.
a. Biểu đồ
b. Nhận xét: Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng:
- Giảm dần tỷ trọng các nguồn năng lượng truyền thống: Than đá, củi, gỗ...
- Tăng tỉ trọng nguồn năng lượng dầu khí, năng lượng nguyên tử thuỷ điện
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, thuỷ triều....
4. Củng cố, đánh giá (5’)
- HS tự đánh giá kết quả ôn tập
- GV nhận xét, đánh giá kết quả chuẩn bị và ôn tập của lớp. Chấm điểm cho học sinh
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn tập nội dung
- Tiết 42: Kiểm tra 1 tiết (Chuẩn bị giấy KT, bút thước, máy tính bỏ túi...)
V. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 41.doc