Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 6: Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nhận thức, trình bày và giải thích được:

- Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời; các mùa trong năm; hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

2. Kĩ năng

- Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm

- Xác định góc chiếu sáng của tia mặt trời vào các ngày đặc biệt lúc 12h trưa để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

- Đọc được các hình 6.1, 6.2, 6.3 trong SGK

3. Thái độ

- Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 6: Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2009 Ngày giảng: 10A1:.... 10A2:....... 10A3:... 10A4:... Tiết 6 – Bài 6 Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Nhận thức, trình bày và giải thích được: - Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời; các mùa trong năm; hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ 2. Kĩ năng - Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm - Xác định góc chiếu sáng của tia mặt trời vào các ngày đặc biệt lúc 12h trưa để rút ra kết luận: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sáng tại mọi địa điểm ở bề mặt Trái Đất dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ - Đọc được các hình 6.1, 6.2, 6.3 trong SGK 3. Thái độ - Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên II. Thiết bị dạy học - Sử dụng các hình vẽ SGK (Phóng to) III. Phương pháp - Thảo luận cặp, nhóm; thuyết trình, Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình tổ chức giờ học 1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ a. Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì có hiện tượng ngày đêm không? Vì sao? b. Một trận bóng đá diễn ra tại Anh (múi giờ 0) hồi 15 giờ ngày 19/8 và được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại Việt Nam. 3. Bài mới Khởi động bài - Mục tiêu: Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài học. - Thời gian: 5’ - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện: SGK - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV khẳng định ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở cấp 2, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của chuyển động tịnh tiến xunh quanh Mặt Trời của Trái Đất (Hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, thời gian quay hết 1 vòng)? + Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời. + Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức và khẳng định chuyển động này cũng sinh ra rất nhiều hệ quả quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. -> Gv giới thiệu mục tiêu bài học Nội dung chính (Hoạt động dạy và học) Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. - Mục tiêu: + HS hiểu được bản chất của hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; xác định được trong hình 6.1 các khu vực có hiện Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lấn, 2 lần và khu vực không có hiện tượng đó. - Thời gian: 10’ - Phương tiện: Hình 6.1 phóng to. - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK hình 6.1, trả lời câu hỏi: - Hằng ngày chúng ta đều thấy có hiện tượng Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía Tây. Có phải Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất không? Giải thích hiện tượng đó như thế nào? - Em hiểu như thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? - Cho biết vào các ngày 31/3, 22/6, 23/9, 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vĩ độ nào? Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần, 2 lần và không có hiện tượng trên?. + Bước 2: HS quan sát hình và nghiên cứu nội dung SGK trả lời câu hỏi + Bước 3: GV nêu nhận xét và chuẩn xác kiến thức. I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời - Là chuyển động không có thực của Mặt Trời quanh Trái Đất. - Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Góc chiếu sáng cảu MT lúc 12h trưa (thời điểm MT lên cao nhất) bằng 900. + Các điểm nằm trong phạm vi giữa 2 chí tuyến mỗi năm MT lên thiên đỉnh hai lần + Các điểm nằm ở 2 chí tuyến B&N mỗi năm MT lên thiên đỉnh môt lần - Các địa điểm khác không có hiện tượng đó Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng mùa trên TĐ. - Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân sinh ra mùa và các đặc điểm thời tiết của mỗi mùa trong năm; đọc được hình 6.2 để xác định khoảng thời gian các mùa dương lịch ở bán cầu Bắc. - Thời gian: 10 – 12’ - Phương tiện: Hình 6.2 phóng to - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và nội dung SGK trả lời câu hỏi: Em hiểu mùa là gì? Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất? Xác định khoảng thời gian các mùa trong năm ở bán cầu Bắc. Bằng việc xác định sự thay đổi góc chiếu sáng của MT, em hãy nêu đặc điểm cơ bản về thời tiết các mùa. Sự thay đổi các mùa trong năm có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? + Bước 2: HS đọc nội dung SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi. + Bước 3: GV chuẩn xác nội dung. II. Các mùa trong năm - Hiện tượng mùa trên TĐ: Do quá trình chuyển động xung quanh mặt trời trục TĐ luôn nghiêng so với mặt phẳng quĩ đạo nên có thời kỳ BCB ngả về phía MT có thời kỳ BCN ngả về phía MTđthời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu là khác nhauđphân chia ra các mùa (4 mùa) + Các nước theo dương lịch ở BCB lấy 4 ngày đặc biệt làm ngày khởi đầu của 4 mùa. ở BCN 4 mùa diễn ra ngược lại BCB. + Các nước theo âm – dương lịch lịch ở châu á thời gian khởi đầu của 4 mùa sớm hơn khoảng 45 ngày. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. - Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân của hiện tượng; phân tích được hình 6.3 so sánh độ dài ngày và đêm tại các vĩ tuyến khác nhau trong ngỳa 22/6 và 22/12. - Thời gian: 10 - 12’ - Phương tiện: hình 6.3 và phiếu học tập - Phương pháp: Trực quan, trao đổi cặp/nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 6.3 hoàn thành phiếu học tập sau: * Nhóm 1- 2: So sánh độ dài ngày và đêm của các vĩ tuyến trong ngày 22/6 Vĩ tuyến Độ dài ngày và đêm Vòng cực Bắc Chí tuyến Bắc Xích Đạo Chí tuyến Nam Vòng cực Nam * Nhóm 3 - 4: So sánh độ dài ngày và đêm của các vĩ tuyến trong ngày 22/12 Vĩ tuyến Độ dài ngày và đêm Vòng cực Bắc Chí tuyến Bắc Xích Đạo Chí tuyến Nam Vòng cực Nam + Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Bước 3: Gv chuẩn xác kết quả trong phiếu học tập và đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ trả lời: Từ kết quả so sánh, em hãy cho biết độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau như thế nào theo vĩ độ và theo mùa? + Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn xác nội dung III. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ - Theo mùa: + Mùa xuân và hạ có ngày dài, đêm ngắn; mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài + Riêng hai ngày 21/3 và 23/9 ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới - Theo vĩ độ + XĐ có độ dài ngày đêm bằng nhau + Từ vòng cực đ cực có hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ + Hai cực: Có hiện tượng đêm hoặc ngày dài 6 tháng 4. Củng cố, đánh giá Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và hoàn thành các bài tập trong SGK - Chuẩn bị nội dung bài 7 V. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 6.doc