I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong TĐ. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển
- Trình bày được nội dung của thuyết kiến tạo mảng
2. Kỹ năng
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất qua hình 7.1
- Đọc được hình 7.3 và bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới.
- Phân tích được hình 7.4 để rút ra nhận xét về kết quả tác động của các mảng kiến tạo.
3. Thái độ:
- Có tinh thần nghiêm túc trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới (treo tường)
- Hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 phóng to theo SGK
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 7: Cấu trúc của trái đất, thạch quyển. thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: cấu trúc của trái đất.
Các quyển của lớp vỏ địa lý
Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày giảng:
10A1........................................... 10A2.................................................
10A3........................................... 10A4...........................................
Tiết 07 – Bài 7
Cấu trúc của trái đất. thạch quyển.
thuyết kiến tạo mảng
I. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong TĐ. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển
- Trình bày được nội dung của thuyết kiến tạo mảng
2. Kỹ năng
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất qua hình 7.1
- Đọc được hình 7.3 và bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới.
- Phân tích được hình 7.4 để rút ra nhận xét về kết quả tác động của các mảng kiến tạo.
3. Thái độ:
- Có tinh thần nghiêm túc trong học tập
II. thiết bị dạy học
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới (treo tường)
- Hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 phóng to theo SGK
III. phƯƠng pháp
- Thảo luận, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan, phân tích.
IV. tiến trình tổ chức giờ học
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS.
2. Kiểm tra bài cũ
Giải thích câu ca dao Việt Nam sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
3. Bài mới
Khởi động bài:
- Mục tiêu: Giới thiệu nội dung chương III và mục tiêu bài 7
- Thời gian: 3 – 5’
- Phương pháp: Thuyết trình
- Cách thức tiến hành:
+ GV thuyết trình, giới thiệu khái quát nội dung chương III và mục tiêu học tập bài 7.
+ HS nghe và ghi nhớ
Nội dung chính
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất.
- Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc của Trái Đất gồm 3 phần (Vỏ, bao Manti và Nhân); đặc điểm cấu tạo của 3 lớp trên; xác định được giới hạn, độ dày của từng lớp trên hình 7.1.
- Thời gian: 13 – 15’
- Phương tiện: Hình 7.1, 7.2 SGK
- Phương pháp: Hoạt động nhóm
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV đặt câu hỏi cho học sinh quan sát hình 7.1 trả lời:
Cấu trúc của Trái Đất gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
_> HS nêu được cấu trúc của TĐ gồm 3 phần: Vỏ, lớp Manti và Nhân.
+ Bước 2: Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu học sinh dựa hình 7.1, 7.2 và nội dung kênh chữ SGK nêu giới hạn, đặc điểm cấu tạo, độ dày và vai trò của các lớp.
* Nhóm 1 – 2: Lớp Vỏ
* Nhóm 3 – 4: Lớp Manti
* Nhóm 5 – 6: Lớp Nhân
+ Bước 3: HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung học tập
+ Bước 4: Đại diện học sinh trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Bước 5: GV chuẩn xác nội dung.
1. Cấu trúc Trái Đất
a. Lớp Vỏ
- Vỏ cứng, độ dày từ 5 đến 70 km
- Gồm hai kiểu:
+ Vỏ lục địa: sâu đến khoảng 70 km, gồm các đá trầm tích, granit, badan
+ Vỏ đại dương: sâu đến khoảng 5 km, không có lớp granit.
- Là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất
b. Lớp Manti
- Giới hạn: Từ lớp vỏ đến độ sâu khoảng 2900km
- Gồm hai tầng:
+ Manti trên: Quánh dẻo
+ Manti dưới: Rắn
- Có nhiệt độ và năng lượng lớn -> các lò mắcma -> Hình thành nên các dạng địa hình.
c. Nhân
- Thành phần vật chất chủ yếu là các kim loại nặng
- Gồm hai lớp:
+ Nhân ngoài: Lỏng
+ Nhân trong: Rắn
- Tạo ra từ trường của Trái Đất, chống các tia bức xạ Mặt Trời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thạch quyển
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Thời gian: 3- 5’
- Phương tiện: Hình 7.2
- Phương pháp: Đàm thoại
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: HS dựa vào hình 7.2 và nội dung kênh chữ SGK, nêu khái niệm thạch quyển, phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.
+ Bước 2: GV chuẩn xác nội dung
2. Thạch quyển
- Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti, độ dày tới 100km.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Mục tiêu: HS trình bày được nội dung của thuyết kiến tạo mảng, kết quả tiếp xúc của các mảng kiến tạo; xác định được vị trí, phạm vi của các mảng kiến tạo trên bản đồ và hình 7.3
- Thời gian: 15 – 20’
- Phương tiện: Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới; hình 7.3, 7.4 SGK
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: HS nghiên cứu SGK, nêu các nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
-> GV chuẩn xác nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
+ Bước 2: HS quan sát hình 7.3 và bản đồ treo tường để:
Xác định các mảng kiến tạo lớn của vỏ TĐ
Dựa vào mũi tên chỉ hướng chuyển động của các mảng kiến tạo, cho biết các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo?
-> GV chuẩn xác
+ Bước 3: HS quan sát hình 7.4, nêu kết quả của các cách tiếp xúc của hai mảng kiến tạo.
-> Gv chuẩn xác.
3. Thuyết kiến tạo mảng
- Nội dung:
+ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ ra đ mảng cứng gồm cả phần vỏ lục địa và vỏ đại dương (có 7 mảng kiến tạo lớn - hình 7.3 SGK)
+ Trong quá trình chuyển động các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau đ các dạng địa hình khác nhau và kèm theo nó là các hoạt động động đất, núi lửa
- Kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng kiến tạo:
+ Hai mảng kiến tạo xô vào nhau: Chỗ tiếp xúc bị dồn lại và nhô lên đ dãy núi cao kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa
+ Hai mảng kiến tạo tách xa nhau: ở các vết nứt tách ra đ mác ma phun trào tạo thành các sống núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa.
4. Củng cố, đánh giá
a. So sánh đặc điểm của vỏ Trái Đất ở lục địa và vỏ Trái Đất ở đại dương
b. Phân biệt khái niệm thạch quyển và vỏ Trái Đất
c. Trình bày ngắn gọn nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài 8 - SGK
v. rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 7.doc