Giáo án môn ngữ văn 11 - Cơ bản năm 2007

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B. Cách thức tiến hành.

Tổ chức cho HS đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận.

C. Trọng tâm.

-Tiết 1. Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy của chúa Trịnh và thái độ của tác giả.

-Tiết 2. Thái tử Cán và thái độ của Lê Hữu Trác.

D. Tiến trình dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về triều đại vua Lê, chúa Trịnh?

2. Giới thiệu bài mới.

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn ngữ văn 11 - Cơ bản năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 04 tháng 09 năm 2007 Tiết1: Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích: Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. B. Cách thức tiến hành. Tổ chức cho HS đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi, thảo luận. C. Trọng tâm. -Tiết 1. Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy của chúa Trịnh và thái độ của tác giả. -Tiết 2. Thái tử Cán và thái độ của Lê Hữu Trác. D. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về triều đại vua Lê, chúa Trịnh? 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn. - GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn SGK. - GV gọi 1 HS tóm tắt mục tiểu dẫn - Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm? 2. Văn bản. - HS đọc văn bản và phần chú thích. Nêu vị trí của đoạn trích? II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả. - Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cánh sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? - Tác giả miêu tả quang cảnh của phủ chúa bằng cách nào? - Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? - Ngoài miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa, đoạn trích còn thành công trên lĩnh vực nào? 2. Thế tử Cán và thái độ con người Lê Hữu Trác. - Gọi HS đọc SGK miêu tả phần này. - Nơi ở của thế tử được miêu tả như thế nào? - Em có nhận xét gì về các chi tiết miêu tả nơi ở của thế tử Cán? - Hình hài, vóc dáng của thế tử Cán được miêu tả như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách miêu tả này? - Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử Cán? - Em có suy nghĩ gì? - Theo em bút pháp ký sự của tác giả đặc sắc như thế nào? Hãy phân tích những nét đặc sắc đó? III.Tổng kết. IV. Củng cố kiến thức, dặn dò. - Tác giả: Lê Hữu Trác ( 1724 - 1791) có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. - Tác phẩm: Thượng kinh ký sự( ký sự lên kinh) là tập ký sự bằng chữ Hán viết năm 1782, khắc in 1885. Ký sự là một thể loại ký ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa - những điều mà tác giả mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữ bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. - Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được sắp xếp ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. - Bậc danh y tuổi cao tài lớn đã nhìn thấy và ghi lại quang cảnh ở phủ chúa Trịnh Sâm. Đó là cảnh cực kỳ xa hoa, tráng lệ và nổi lên quyền uy tột bậc của nhà chúa. + Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và " những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp". + Trong khuôn viên phủ chúa" người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Bài thơ ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của tác giả để minh chứng cho cảnh sống xa hoa uy quyền của phủ chúa: Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt Cả trời Nam sang nhất là đây! + Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặc vấn áo đỏ... + Ăn uống thì "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ" + Về nghi thức: phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thế tử. Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. Chúa trịnh luôn luôn có phi tần chầu chực xung quanh, khi vào khám bệnh thầy thuốc Lê Hữu Trác phải lạy bốn lạy, lúc ra cũng phải lạy bốn lạy. Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật là lỗng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. - Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh hoạt giữa con người với cảnh vật. Thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra một cách tự nhiên khiến ta có cảm giác tác giả không hề thêm thắt, hư cấu mà cảnh vật, sự việc cứ hiện ra rõ mồn một với ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc. - Ông sửng sờ trước quang cảnh của phủ chúa" khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào" ( một ngư phủ chèo thuyền theo dòng suối lạc vào động tiên). Việc hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tay nhưng rút cuộc tác giả chẳng tha thiết gì. Phải chăng thái độ gián tiếp của tác giả là tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa hưởng lạc thú quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia? Thì ra tất cả những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, sập vàng gác tía, nhà cao của rộng.... chỉ là phù phiếm, hình thức che đậy những gì nhơ bẩn bên trong. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền quí cao sang. - Đó là thành công khi miêu tả con người. Từ quan Truyền chỉ đến quan Chánh đường, từ người lính khiêng võng, cầm lõng đến các quan ngự y, từ những cô hầu gái đến những phi tần, mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Nhưng rõ nhất là thế tử Cán. - Lối vào chỗ ở của vị chúa nhỏ: Đi trong tối om, qua năm , sáu lần trướng gấm. - Nơi thế tử ngự: Đặt sập vàng, cắm nến to trên gia đồng, bày ghế đồng sơn son thiếp vàng, nêm gấm. Ngót nghét chục người đứng hầu chực sau tấm màn che ngang sân, cung nữ xúm xít. - Thế tử thực chất là cậu bé 5 tuổi mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. Tất cả bao chặt lấy con người. Người thì đông nhưng tất cả đều im lặng khiến cho không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. Bao trùm lên các mùi phấn son ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Một cậu bé bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son. - Hình hài vóc dáng: + Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng + Biết khen người giữ phép tắc " Ông này lạy khéo" + Cởi áo thì: "Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò...nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức...mạch lại tế, sắc... âm dương đều bị tổn hại..." - Thế tử Cán được miêu tả bằng con mắt nhìn của một vị lang y tài giỏi bắt mạch, chẩn đoán bệnh. Tác giả vừa tả, vừa nhận xét khách quan.Thế tử Cán được tai hiện thật đáng sợ: Tnh khí khô, mặt khô, toàn những đường nét của cơ thể đang chết. Chỉ vài nét miêu tả đã hiện rõ một cơ thể ốm yếu. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang, phú quí nhưng tát cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng, những từ ngữ đối xứng: " màn che - trướng phủ" với điệp ngữ " quá no.... quá ấm". Cội nguồn căn bệnh Trịnh Cán là cả tập đoàn phong kiến của xã hội đàng ngoài ốm yếu không gì cứu vãn nổi. - Khi khám bệnh cho thế tử Cán thái độ của Lê Hữu Trác diễn biến rất phức tạp. + Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán: " vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi". + Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa hợp lý, thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránh được, cứ cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song làm thế lại trái với y đức, trái với lương tâm, phụ lòng ông cha. Tâm trạng ấy giằng co xung đột. Đây là ý nghĩ rất đáng quý. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Lê Hữu Trác đã gạt sang một bên sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm. Điều đó chứng tỏ tác giả là một thầy thuốc giỏi có kinh nghiệm . Ông lấy việc trị bệnh cứu người là mục đích chính, y đức ấy ai hơn. - Quan sát tỉ mỉ: + Quang cảnh phủ chúa. + Nơi thế tử Cán ở, cảnh vật dưới ngòi bút kỷ sử của tác giả tự phơi bày. - Ghi chép trung thực giúp người đọc thấy được cảnh ấy có sự bài trí của giàu sang quyền chức: + Từ việc ngồi chờ ở phòng chề đến bữa cơm sáng. + Từ việc xem bệnh cho thể rử đến ghi đơn thuốc. + Tất cả không có một chút hư cấu, chỉ thấy hiện thực đời sống được bóc tách dần từng mảng người đọc không thể dừng lại ở bất cứ chỗ nào. Cách ghi chép cũng như tài năng quan sát đã tạo được sự tinh tế, sắc sảo ở một vài chi tiết, gây ấn tượng khó quên. - Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện phẩm chất của một thầy thuốc giàu tài năng có bản lĩnh thích sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, không màng danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình. - Với tài quan sát sự vật, sự việc cùng với cách kể hấp dẫn, Lê Hữu Trác đã góp phần khẳng định vai trò, tác dụng của thể ký đối với hiện thực đời sống. - Tham khảo phần ghi nhớ ( SGK) - Cho HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi học xong bài Vào phủ chúa Trịnh. GV hướng dẫn HS vào những nội dung kiến thức cần củng cố: về hiện thực cuộc sống trong phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực, về tài năng và y đức của Lê Hữu Trác... - Về nhà soạn: Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến tiếng nói cá nhân. Soạn ngày 06 tháng 09 năm 2007 Tiết 2 : Tiếng việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. A. Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. - Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. B. Cách thức tiến hành. GV nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. C. Trọng tâm. - Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân. D. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Theo em thế nào là ngôn ngữ chung ? 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. - GV gọi HS đọc SGK - Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội? 2. Tính chung trong ngôn ngữ. - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào? - Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện qua những quy tắc nào? 3. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân. - GV gọi HS đọc SGK - Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân? - Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở những phương diện nào? - Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân ở ai? II. Củng cố kiến thức - luyện tập - dặn dò. - Phân nhóm HS thảo luận câu hỏi 1 và 2 SGK. GV gợi ý hướng dẫn. - Muốn giao tiếp để hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung - đó là ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các quy tắc chung. Các yếu tố và quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung. - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố: + Các âm và các thanh: các nguyên âm, các dấu thanh, các âm tiết, các từ có nghĩa, các ngữ cố định. - Đó là phương thức chuyển nghĩa từ nghĩa gốc sang các nghĩa phát sinh. - Các quy tắc tạo các kiểu câu: câu đơn, câu đơn đặc biệt, câu ghép, câu phức. - Khi nói hoặc viết, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp. - Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. - Giọng nói cá nhân( trong, the thé, trầm...) vì thế mà ta nhận ra người quen khi không thấy mặt. - Vốn từ ngữ cá nhân. - Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung. - Tạo ra các từ mới. - Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn. Ta gọi chung là phong cách. Ví dụ: + Nhà thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị. + Thơ Hồ Chí Minh( Nhật ký trong tù) là kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. * Bài tập 1: - Từ " thôi" ( từ thứ hai) được nhà thơ dùng với nghĩa mới: nghĩa chấm dứt kết thúc cuộc đời. * Bài tập 2: - Các câu đều sắp xếp động từ đứng ở đầu câu trước bộ phận chủ ngữ. Sự sắp xếp đó là cách làm riêng của tác giả Hồ Xuân Hương tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ. * Về nhà ôn tập kiến thức làm bài văn số 1 Soạn ngày 08 tháng 09 năm 2007 Tiết 3,4: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội. A. Mục tiêu bài học. Giúp HS : - Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kỳ II của lớp 10. - Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT. B. Đề ra: Đọc truyện Tâm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữ cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? C. Đáp án. 1. Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh gian khổ trong mọi thời đại. Nhưng theo xu hướng tiến bộ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích Tấm Cám là sự minh chứng cho cuộc đấu tranh ấy. 2. Xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp: + Trong cuộc đấu tranh ở truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đã đối diện với những thế lực nào? Cô Tấm đã vươn lên như thế nào trong cuộc đấu tranh ấy? Lựa chọn những dẫn chứng trong truyện để chứng minh. + Trong cuộc sống học tập, trong đời thường, HS thường phải đối diện với những khó khăn nào? Muốn tránh khỏi những điều xấu, những khó khăn ấy cần phải làm gì? Nên dùng những dẫn chứng, cách lập luận nào? D. Biểu điểm. - ý 1: 2 điểm - ý 2a: 4 điểm - ý 2b: 4 điểm Soạn ngày 09 tháng 09 năm 2007 Tiết 5: Đọc văn: Tự tình ( Bài II) Hồ Xuân Hương A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế. B. Cách thức tiến hành. GV hướng dẫn HS đọc thảo luận, trả lời câu hỏi. C. trọng tâm. - Phân tích văn bản: Tự tình II. D. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Nơi ở và hình dáng của thế tử Cán gợi cho em suy nghĩ gì? 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn. - GV gọi HS đọc tiểu dẫn SGK. - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Hồ Xuân Hương? 2. Văn bản. - GV gọi HS đọc SGK và chú thích. a. Thể loại. - Bài thơ viết theo thể loại gì? b. Chủ đề. - Xác định chủ đề của bài thơ? II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Nỗi thương mình trong cô đơn lẻ mọn. - Nhân vật trữ tình đang ở trong hoàn cảnh nào? Phân tích những từ ngữ nói lên tâm trạng đó? - Em có cảm nhận gì về những lời trữ tình ấy của Xuân Hương? - Hai câu 3,4 biểu hiện tâm sự gì của Xuân Hương? 2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phủ phàng. - GV gọi HS đọc 4 câu thơ còn lại. - Câu thơ 5,6 thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? Tác giả diễn tả bằng cách nào? - Tâm trạng của tác giả qua 2 câu thơ cuối? - ý nghĩa câu thơ trong xã hội phong kiến bấy giờ? III. Tổng kết - củng cố. - HS đọc tham khảo phần ghi nhớ SGK. - Quê làng Quỳnh Đôi, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An con ông Hồ Phi Diễn. Nữ sĩ có ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. + Đường chồng con lận đận, hai lần lấy chồng thì cả hai lần làm lẻ. +Cuối đời bà đi ngao du nhiều nơi nhất là thăn chùa chiền và danh lam thắng cảnh. + Bà để lại tập Lưu Hương ký được phát hành năm 1964 với 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. - Đây là thơ Nôm đường luật. Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú. - Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn, lẻ mọn khao khát hạnh phúc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên dành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng buồn chán. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. - " Đêm khuya" là thời điểm từ nửa đêm cho đến gần sáng. Người phụ nữ ấy vẫn thao thức chờ đợi. - " Trống canh dồn" diễn tả tiếng trống thôi thúc, gấp gáp. Đó còn là tiếng trống của tâm trạng, nó diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thoảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẻ mọn. Nhưng càng chờ đợi càng vô vọng. - " Trơ cái hồng nhan" diễn tả sự trơ trọi, cô đơn. Thật đáng buồn tủi cho thân phận người phụ nữ trong cảnh đời lẻ mọn. - Thật chua chát và đắng cay cho thân phận lẻ mọn. Nó bộc lộ khao khát đến cháy bỏng về hạnh phúc và tuổi xuân. Câu thơ không chỉ là lời trữ tình, kể nỗi lòng mình mà còn thương những người cùng cảnh ngộ. ý nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo càng trở nên sâu sắc. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn - Mượn rượu để tiêu sầu song càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng sầu. - 'Vầng trăng bóng xế" diễn tả tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã " xế" lại " khuyết', Vầng trăng xế, khuyết hẳn là chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn - Đó là thái độ bút phá, vùng vẫy của Xuân Hương. Thái độ ấy được diễn tả bằng hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ. + Cách đảo ngữ đã tạo ra cách nói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu. Phép đối của câu 5 và 6 giữa hai hình ảnh: "Mặt đất/ chân mây" khẳng định thái độ xé trời vạch đất cho thoả nỗi uất ức, tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẻ mọn. Đấy là nét độc đáo, táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con - " Ngán" là sự chán ngán, là tiếng thở dài đến não ruột. - "xuân đi xuân lại lại" quy luật của đất trời trở nên nghiệt ngã với cuộc đời, với tuổi xuân qua đi của Hồ Xuân Hương. - Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ thật tội nghiệp. Tác giả dùng những từ: "mảnh", "tí" "con con" trong một câu thơ. Cái nhỏ bé, mỏng manh giường như không thể chia được nữa. - Hai câu thơ cuối như một lời than thân trách phận của những người phụ nữ làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Đồng thời là tiếng nói đồng cảm với những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Lời thơ cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội phong kiến tàn ác. - Bài thơ diễn tả tâm trạng đầy mâu thuẫn với hoàn cảnh. Đó là khát vọng, quyền hưởng hạnh phúc tuổi xuân với thực tại phũ phàng. Trong buồn tủi người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. - Sử dụng từ ngữ giản dị, đặc sắc( trơ, xiên ngang, đâm toạc, tí con ccon), hình ảnh giàu sức gợi cảm( trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang, đá đâm toạc) nhằm diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật trữ tình. * Về nhà soạn bài: Câu cá mùa thu( Thu điếu) - Nguyễn Khuyến. * Rút kinh nghiệm: Cho HS tìm hiểu, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữ hai bài thơ Tự tình I và Tự tình II (Sự giống và khác nhau ở phương diện nội dung và nghệ thuật) Soạn ngày 11 tháng 9 năm 2007 Tiết 6: Đọc văn: Câu cá mùa thu ( Thu điếu ) Nguyễn Khuyến A. Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế. - Thấy được tài năng thơ nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. B. Cách thức tiến hành. GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. trọng tâm. - Phân tích, tìm hiểu văn bản: Câu cá mùa thu. D. Tiến trình bài học. 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cảnh ngộ và tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình II ? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn. - GV gọi HS đọc tiểu dẫn SGK. - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến? . Văn bản: - Nêu vị trí và đề tài bài thơ? II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Cảnh thu. - Điểm nhìn của nhà thơ ở đâu? Cảnh thu được miêu tả qua những chi tiết nào? - Em có nhận xét gì về cảnh thu mà tác giả đã miêu tả? 2. Tình thu. - Đằng sau bức tranh thu là tâm trạng gì của tác giả? -Trong Thu điếu tác giả đã thể hiện nỗi buồn. Vì sao Nguyễn Khuyến buồn? III. Tổng kết - Củng cố. 1. Về nội dung. -Nêu giá trị nội dung tác phẩm? 2. Về nghệ thuật. - Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Nguyễn Khuyến( 1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn, sinh ở huyện ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên chủ yếu ở quê nội, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Định. - Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, đậu cả có ba kỳ thi, làm quan chỉ hơn 10 năm còn chủ yếu là dạy học ở quê nhà. Ông là người có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân. - Giá trị nội dung và nghệ thuật: Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình gia đình, bạn bè: phản ánh cuộc sống của những con người nghèo khổ: châm biếm, đả kích tầng lớp thống trị. - Thu điếu nằm trong chùm thơ thu( ba bài). Cả ba bài đều có chung một đề tài. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc Bộ hiện lên trong chùm thơ thu rất rõ. Tiêu biểu nhất là trong Thu điếu. - Điểm nhìn của nhà thơ từ ao thu lạnh lẽo. Đặc điểm của vùng quê Bình Lục - Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao, thuyền câu trở nên nhỏ bé. Từ điểm nhìn ấy nhà thơ quan sát và ghi lại: + Sóng biếc gợn rất nhẹ. + Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng. + Nhìn lên trời thu xanh cao, mây lơ lửng. + Các lối đi vào làng trúc, tre mọc xanh rờn. - Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân giã được gợi lên từ khung cảnh ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. - Cảnh trong câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian tĩnh vắng người, vắng tiếng" ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chủ ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. - Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái " hơi gợn tí" của sóng, độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ âm thanh tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh gợi nên sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm trạng. - Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bức tranh câu cá mùa thu xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái se lạnh của cảnh thu, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật. Qua bài Câu cá mùa thu người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. - Cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho ta thấy tâm sự thời thế của tác giả. - Ngôn ngữ trong câu cá mùa thu giản dị, trong sáng đến kỳ lạ, có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín rất khó dãi bày của tâm trạng. Đặc biệt vần" eo" - tự vận, oái oăm khó làm được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách rất thần tình. - Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng hình ảnh ước lệ: sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng. Thơ thu Nguyễn Khuyến đã có những nét vẽ hiện thực hơn, hình ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc. * Dặn dò: Về nhà tìm hiểu bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Soạn ngày 12 tháng 9 năm 2007 Tiết 7. Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận A. mục tiêu bài học. Giúp HS: - Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập luận dàn ý cho bài viết. - Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn bài trước khi làm bài. B. Cách thức tiến hành. GV gợi ý cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi. C. trọng tâm. - Lập dàn ý trong văn nghị luận. D. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nghệ thuật sử dụng hình ảnh, từ ngữ của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu? 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Phân tích đề. - Thế nào là phân tích đề văn? Cho ví dụ cụ thể. - Phân tích đề có những yêu cầu gì? II. Lập dàn ý. - Thế nào là lập dàn ý? - Nêu yêu cầu của lập dàn ý? - Phần đặt vấn đề có nhiệm vụ gì? - Nhiệm vụ của giải quyết vấn đề? - Phần kết thúc vấn đề có nhiệm vụ gì? II. Củng cố - Luyện tập. GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi. - Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vị dẫn chứng của đề. Ví dụ: Truyện Kiều

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11 chuan Tap 1da hoan chinh.doc
Giáo án liên quan