I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp H.
Nắm được định nghĩa về truyền thuyết và nội dung ý nghĩa của hai truyện: “ CRCT”, “BCBG”.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của 2 truyện.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: _ Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
3. Giới thiệu bài mới:
Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam nẩy nở rất sớm. Từ xa xưa, người Việt nam ta đã tự hào mình là dòng giống Tiên Rồng. Truyện : “ CRCT”, chúng ta học hôm nay sẽ nói lên điều ấy.
4. Ghi tựa bài lên bảng.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Bài 1: Con rồng cháu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :…………………………… HỌC KÌ I Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
Ngày dạy :…………………………… BÀI 1
Tuần 1. Tiết CT : 01. Con Rồng cháu Tiên
Tiết dạy : 01. ( Truyền thuyết )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp H.
Nắm được định nghĩa về truyền thuyết và nội dung ý nghĩa của hai truyện: “ CRCT”, “BCBG”.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của 2 truyện.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định lớp: _ Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
Giới thiệu bài mới:
Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam nẩy nở rất sớm. Từ xa xưa, người Việt nam ta đã tự hào mình là dòng giống Tiên Rồng. Truyện : “ CRCT”, chúng ta học hôm nay sẽ nói lên điều ấy.
Ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Đọc văn bản.
T. Cho H xem tranh ( SGK tr. 6 ). Bức tranh vẽ hình ảnh của ai? Đang làm gì ?
H. Bức tranh đẹp, kì ảo về LLQuân và ÂCơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
T. Đọc, y/c H đọc: to, rõ, phát âm chuẩn V, Tr. Chú ý lời LLQ: Khẳng khái, rõ ràng. Lời ÂCơ: Diäu dàng, thắc mắc.
T. Đọc mẫu một đoạn: “ Thế rồi -----> lên đường”. Gọi 3 H đọc theo 3 đoạn: Đoạn 1:Từ đầu -----> Long Trang.
Đoạn 2: Tiếp ------> Lên đường.
Đoạn 3: Phần còn lại.
T. Uốn nắn cách đọc và cho H giải nghĩa từ ( SGK Tr.7 ). Tìm từ Hán Việt có yếu tố:
H. Ngư : Ngư dân, ngư nghiệp . . .
.Thuỷ : Thuỷ điện, thuỷ triều . . .
.Ghép : Chăn nuôi, sinh đẹp, nguồn gốc, Tập quán, thần nông, thuỷ cung, đóng đô . . .
. Láy : Trồng trọt, hồng hào, đẹp đẽ . . .
T. Văn bản thuộc thể loại ? Truyền thuyết là gì ? Có đặc điểm gì nổi bật ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ?
H. Đọc chú thích dấu ( * ), SGK Tr. 7. Là những thần thoại đã được lịch sử hoá. Chia 3 đoạn :
HĐ2 : Tìm hiểu văn bản.
T. Cho H chú ý đoạn 1. Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng và tài năng của LLQ và ÂCơ ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Đọc và giải từ:
_ SGK Tr. 5, 7.
2. Thể loại:
_ Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
3. Bố cục:
a)_ Giới thiệu LLQ và ÂCơ
b)_ LLQ,ÂCơ sinh con, chia con.
c)_ Nhà nước Văn Lang ra đời.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1)_ Giới thiệu LLQ, ÂCơ:
H. Lạc Long Quân :
Nguồn gốc : Vị thần, nòi rồng, con trai thần Long Nữ.
Hình dáng : Mình rồng, sức khoẻ vô địch.
Tài năng : Giúp dân trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi.
H. Âu Cơ :
Nguồn gốc : Dòng tiên ở trên núi, họ thần nông.
Hình dáng : Xinh đẹp tuyệt trần.
Tài năng : Dạy người trồng trọt, cày cấy. Tính tình phóng khoáng, thơ mộng, thích du ngoạn.
T. Qua các chi tiết kì lạ, lớn lao, đẹp đẽû trên, cho em thấy 2 vị thần này là những người như thế nào ?
T. Việc kết duyên giữa LLQ và ÂCơ có gì kì lạ? Và cuộc hôn nhân của 2 vị Thần, Tiên ấy dẫn đến kết quả là gì ?
H. Là cuộc gặp gỡ, kết duyên ngẫu nhiên và dẫn đến kết quả Âu Cơ có mang và sinh con.
T. Việc Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Mang ý nghĩa ( nhằm giải thích điều gì ) ?
H. ÂCơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con hồng hào, đẹp đẽ, không bú, tự lớn như thổi khôi ngô, khoẻ mạnh. Ý nghĩa: nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi.
T. Đang sống hạnh phúc thì điều gì đã xảy ra với LLQ và ÂCơ ?
H. Do tính tình, tập quán khác nhau nên họ chia tay nhau .
T. LLQ không thể cùng ÂCơ sống trên cạn nuôi con, tình thế ấy được LLQ giải quyết ntn ? Kết quả ra sao ? Việc chia con này nhằm phản ánh điều gì ?
H. Họ chia đôi con 50/50. Phản ánh nhu cầu phát triển của dt, để mở mang cai quản các vùng khác nhau, chiếm lĩnh đất dai, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước.
T. Chia nhau như vậy có phải là họ cắt đứt quan hệ không ? Mà điều đó có ý nghĩa gì ?
H. Không; mà khi có việc gì cần: thiên tai, chiến tranh . . . thì gọi nhau, giúp nhau. Ý nghĩa : thực hiện sự nghiệp mở nước và thể hiện ý nguyện đoàn kết, gắn bó nhau.
T. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Theo truyện này thì người Việt Nam là con cháu của ai?
H. Con trai trưởng lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô đất Phong Châu, lập nên nước Văn Lang. Người VN là con cháu “ Rồng, Tiên”.
T. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ? Cho 1,2 ví dụ minh hoạ? Nó có vai trò như thế nào trong truyện ?
H. Là những chi tiết không có thật. Vai trò: Tô đậm tính chất kì lạ của các nhân vật. Thần kì và linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Từ đó càng tự hào, tôn kính tổ tiên mình.
HĐ3 : Tổng kết.
T. Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện ? Kể ra một số
chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
HĐ4 : Luyện tập.
T. Những truyện nào của các dân tộc khác cũng giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện “ CRCT” ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?
H. Truyện “ Qủa bầu mẹ”, của dân tộc Khơ – mú:
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai – một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu:
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ – mú.
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh.
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ – mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống.
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống.
H. Truyện: “ Kinh và Ba- na là anh em”:
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh.
H. Ở sử thi “ Đẻ đất đẻ nước”, của dân tộc Mường:
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H’Mông . . .
HĐ5: Đọc thêm.
T. Cho H đọc thêm các bài thơ ( SGK Tr. 8,9 ). ?
H. Bài1 : Ý nghĩa: Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng phải nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3.
Bài2 : Ý nghĩa: Câu ca dao khuyên, mọi người đều có chung cội nguồn, đều là con một nhà, đều chung một cha mẹ sinh ra.
Bai3 : Ý nghĩa: Nguồn gốc Tiên, Rồng khiến cho đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hy sinh vì nhau.
Cha ông không dặn con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc. ( Hai tiếng cuối đầu rất thiêng liêng thành tâm ).
T. Ngày 2 / 9 / 1945, khi đọc tuyên ngôn trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã nói: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Vì sao từ “ đồng bào” trong câu nói trên của Bác lại gây xúc động trong lòng người dân Việt Nam đến như vậy ?
H. “ Đồng bào” : Cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng và khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc con Lạc, cháu Hồng.
Bởi thế, câu nói của Bác Hồ gây xúc động lớn trong lòng người dân Việt Nam không chỉ vì: nó thể hiện được sự quan tâm triù mến của Bác với mọi người mà còn đánh thức tình cảm ruột thịt, gần gũi giữa những người dân Việt Nam với nhau. Giữa Bác và nhân dân không còn là quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân mà tất cả cùng là con cháu vua Hùng, sinh ra do cha Rồng – mẹ Tiên.
Bác muốn lay gọi tinh thần yêu nươcù, Bác muốn tất cả mọi người cùng nghe rõ để cùng hoà với lời của bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam độc lập.
T. Em hiểu gì về ý nghĩa của câu ca dao sau ?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
====> Mọi người sống trên đất nước Việt Nam phải biết thương yêu nhau, vì cùng chung một nguồn gốc giống nòi là “ CRCT”.
LLQuân ÂCơ
*N gốc: Thần * Tiên ( thần
( nòi rồng ) nông)
*H dáng: mình * Xinh đẹp,
rồng, khoẻ tuyệt trần.
mạnh.
*Tài năng:Trừ * Dạy dân
yêu quái. trồng trọt,
cày cấy.
Tài, sắc vẹn toàn.
2)_ LLQ và ÂCơ sinh con, chia con.
* Sinh bọc 100 trứng, nở 100 người con, khôi ngô, khoẻ mạnh.
Giải thích nguồn gốc giống nòi.
* Chia đôi con:
+ 50 con theo cha xuống biển.
+ 50 con theo mẹ lên núi.
Phản ánh nhu cầu phát triển dt, thực hiện sự nghiệp mở nước, thể hiện ý nguyện đoàn kết, gắn bó dân tộc.
III. TỔNG KẾT:
Truyện: có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo như: hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng . . . Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng của người Việt.
IV. LUYỆN TẬP:( SGK Tr. 8).
1. Các truyện cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện “ CRCT”:
Truyện “ Qủa bầu mẹ”, của dân tộc Khơ- mú.
Truyện “Kinh và Ba na là anh em”, của người Ba- na.
Sử thi “ Đẻ đất đẻ nước”, của dân tộc Mường.
==> Giống nhau ở chỗ đều khẳng định :
_ Mọi dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có chung cội nguồn, đều là con một nhà, đều chung một mẹ sinh ra. Thể hiện sự đoàn kết thống nhất của người Việt Nam trên khắp mọi miền của tổ quốc.
2. Kể diễn cảm truyện: “ CRCT”:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là LLQ. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, chàng đã gặp và kết duyên với nàng ÂCơ, vốn thuộc dòng họ thần nông, sống ở núi cao phương Bắc. ÂCơ có mang và sinh ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con khôi ngô khoẻ mạnh. Sau đó, hai người chia tay nhau, mỗi người mang theo 50 mươi người con, kẻ lên rừng người xuống biể.
Người con trưởng theo ÂCơ được tôn lên làm vua, xung là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là
Văn Lang, từ đấy cha truyền con nối đến mười mấy đời. Cũng do sự tích này mà người Việt Nam luôn tự hào là con cháu các vua Hùng và có nguồn gốc cao quý là “ CRCT”.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 1. Em có nhận xét gì về đặt điểm nghệ thuật của truyện: “ CRCT” ? Dẫn chứng một số chi tiết tưởng tượng kì ảo ?
2. Truyện “ CRCT” toát lên ý nghĩa gì ?
Soạn bài:1. Làm BT 1, 2, 3 ( SBT Tr. 3).
2. “ BCBG”, trả lời câu hỏi phần Đọc- Hiểu văn bản. ( SGK Tr. 12 ).
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
===> Học sinh tiếp thu tốt.
File đính kèm:
- BAI CON RONG CHAU TIEN.doc