A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của nét sinh hoạt V.hoá của cố đô Huế - một vùng dân ca với những con người tài hoa.
2. Kĩ năng:
- Rèn đọc, tìm hiểu, phân tích một VB nhật dụng.
2. Tích hợp:
- VB nhật dụng đã học.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Bài 27 - Tiết 113: Ca huế trên sông Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 7 - Tuần 29 (Tiết 113 - 116)
Bài 27
Tiết 113: Ca huế trên sông hương
Hà ánh Minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của nét sinh hoạt V.hoá của cố đô Huế - một vùng dân ca với những con người tài hoa.
2. Kĩ năng:
- Rèn đọc, tìm hiểu, phân tích một VB nhật dụng.
2. Tích hợp:
- VB nhật dụng đã học.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ:
VB "Những trò lố…" của ai? Hãy kể tóm tắt VB khoảng 10 câu
Qua việc tìm hiểu VB, em có suy nghĩ gì về hai nhân vật chính của TP?.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài:
a. Em đã vào thăm Huế chưa? Hãy kể cho cô và các bạn nghe một số vẻ đẹp nổi tiếng của cố đô Huế mà em biết?
b. GV: Người ta thường nói Hà Nội đẹp và thanh lịch, Sài Gòn sôi động, xứ Huế mộng mơ. Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với các lăng tẩm, đền đài mà còn nổi tiếng bởi những nét VH riêng rất Huế - không thể trộn lẫn với một nơi nào khác. Một trong những nét độc đáo trong văn hoá của đất cố đô là ca Huế. Những làn điệu dân ca mượt mà, du dương do chính người Huế biểu diễn đã và đang lôi cuốn khách thập phương đến với xứ Huế mộng mơ của đất Việt. Với bài "Ca Huế…" chúng ta sẽ hiểu về vẻ đẹp đó của xứ Huế.
Hoạt động của thày
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc - Tìm hiểu phần chú thích.
=> GV hướng dẫn cho HS đọc: Chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, rút gọn.
à GV đọc mẫu - HS lần lượt đọc đến hết VB?
=> Theo em, "Ca Huế …" thuộc kiểu VB nào?
à VB là 1 tuỳ bút đặc sắc, giàu chất thơ được đăng tải trên 'Báo Hà Nội" - bài tuỳ bút ca ngợi vẻ đẹp phong phú đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một các tuyệt đẹp tâm hồn con người xứ Huế xưa và nay.
=> Em hiểu gì về: Ca Huế? Nhạc cung đình? Nhã nhạc?
=> Văn bản vừa tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng Hương Giang thơ mộng, vừa G/t về những làn điệu dân ca Huế vì vậy ta không thể chia bố cục rõ ràng. Song đọc VB, ta thất T/g tập trung khai thác 3 nội dung cơ bản. Theo em đó là những nội dung nào?
à Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (qua các tên gọi các làn điệu, qua nhạc cụ và các ngón đàn của các ca công)
à Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trên sông Hương.
à Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
=> Đọc phần đầu văn bản.
* GV đưa lêm máy câu hỏi sau:
=> Có nhận xét như sau: Huế - cái nôi của dân ca. Nhận xét về Huế như vậy có đúng không? Tại sao?
Trò
Đọc
Trình bày
Giải thích
Trình bày
Đọc
PBCN
Ghi bảng
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc:
2. VB 'Ca Huế…:
a. Thể loại: Bút kí - VB nhật dụng
3. Giải thích từ khó: Sgk/Tr102, 103
4. Nội dung chính:
- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế
- Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trên sông Hương.
- Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Huế - cái nôi của dân ca:
- Nổi tiếng với sự đa dạng, phong phú của các điệu hò, những điệu lí tình tứ dịu ngọt
- Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng, gửi gắm một ý tình trọn vẹn thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế xưa và nay.
* GV bình:
à Hà ánh Minh đưa chúng ta đến với "xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò" như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò mái nhì, hò mái đẩy…bà con xứ Huế cất lên tiếng hò trong lao động sản xuất hay trong mọi sinh hoạt đồng quê , "hò khi đánh cá trên sông ngòi, hò lúc cấy cầy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm". Hò xứ Huế, ý tình trọn vẹn, từ ngữ địa phương cũng được dùng 'nhuần nhuyễn", ngôn ngữ diễn tả "thật tài ba phong phú". Giọng điệu muôn màu muôn vẻ "hò đưa linh (Tiễn đưa linh hồn) thì buồn bã, chèo cạn, hò giã gạo, bài chò… thì "náo nức nồng hậu tình người". các điệu hò lơ, hò xay lúa … "thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
à Còn các điệu lí tình tứ dịu ngọt, những điệu nam thì buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn… Ca Huế thật phong phú, đa dạng. Ta không thể nhớ hết tên các làn điệu dân ca. Huế trở thành cái nôi của dân ca.
* GV chuyển ý: Ca Huế thật đa dạng, phong phú. Thế nhưng điều gì đã làm cho ca Huế trở nên đặc sắc, độc đáo hấp dẫn du khách đến vậy? Chúng ta tìm hiểu tiếp…
Hoạt động của thày
=> Đọc đoạn văn "Không gian … hồn người".
à Song VB không chỉ cho ta biết vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế. Huế được coi là cái nôi của dân ca còn bởi nguồn gốc, cách thức biểu diễn và độc đáo hơn là cách thưởng thức ca Huế. Đó là những đặc điểm tạo nên nét độc đáo, đặc sắc của ca Huế.
=> Theo chân nhà báo và qua các bức ảnh vừa xem, bằng cảm nhận của mình, em hãy hình dung cách thức biểu diễn của ca Huế?
=> Thường thì người ta thưởng thức âm nhạc trên sân khấu, nghe qua đài, xem ti vi… còn cách nghe ca Huế lại thật độc đáo. Vậy nét độc đáo đó là gì?
=> Hãy đọc đoạn văn miêu tả cảnh ca Huế đêm trăng thơ mộng trên dòng Hương Giang?
à Thành phố lên đèn, lữ khách xuống thuyền rồng
à Trăng lên, gió mơn man dìu dịu, dòng sông trăng gợn sóng, bồng bềnh
à 4 khúc nhạc réo rắt làm xao xuyến tân đáy hồn người
- Đêm về khuya, trong khoang thuyền vẫn đầy ắp tiếng nhạc, lời ca
Trò
Đọc
Trình bày
Nhận biết
Ghi bảng
2. Những nét độc đáo, đặc sắc của ca Huế
a. Cách thức biểu diễn:
- Dàn nhạc với nhiều nhạc cụ dân gian
- Ca công: trẻ, đẹp với những ngón đàn tinh tế, điêu luyện với thể điêụ trầm bổng, lời ca muôn vẻ.
b. Cách thưởng thức ca Huế
à Đêm xuống, trên con thuyền rồng bồng bềnh
à Khung cảnh huyền ảo, thơ mộng.
à Khúc nhạc réo rắt làm xao xuyến tân đáy hồn người.
* Cách thưởng thức độc đáo đã đưa ca Huế lên tới vẻ đẹp hoàn mĩ, là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
GV bình:
à Ca Huế hấp dẫn du khách chính bởi không gian trình diễn đặc biệt: trên chiếc thuyền rồng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lỗng lẫy. Đêm xuống, trăng lên, gió mơn man, dịu nhẹ, dòng Hương Giang gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế thật tuyệt vời như vậy.
à Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, tam, đàn bầu… cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ. Nghệ thuật biểu diễn điêu luyện, đủ các ngón đàn chau truốt. Lời ca tiếng nhạc du dương, trầm bổng vang lên lúc khoan lúc nhặt đã làm xao động tận đáy hồn người lữ khách.
à Hoà cùng tiếng đàn, nhịp phách là "sóng vỗ ru mạn thuyền, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh… Đêm về khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng. Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam "nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn"
à Đúng như H.A.M đã nói "Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ" gà gáy sang canh mà trong khoang thuyền "vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc"
Hoạt động của thày
=> Vậy thú tao nhã, đắm say lòng người bắt nguồn từ những dòng nhạc nào?
à Nhạc dân gian: (các điệu hò, điệu lí, điệu nam) thường sôi nổi, lạc quan vui tươi.
à Nhạc cung đình, nhã nhạc (dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm ở cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình PK) thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
Trò
PBCN
Ghi bảng
c . Nguồn gốc của ca Huế
- Sự kết hợp hài hoà giữa dòng nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi
=> Khi viết lời cuối VB " Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo sâu thẳm, tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận những vẻ đẹp nào của ca Huế trên sông Hương?
=> HS PBCN
à Hà Minh ánh, một lữ khách, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên dòng Hương Giang không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng với hồn thơ lai láng, tình người nông hậu để nghe ca Huế 'với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Đắm say trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy "Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi". Ca Huế đã làm cho lữ khách, quên cả không gian thời gian chỉ còn ngập tràn tình người
à Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế chính là nội tâm con gái Huế thật phong phú và âm thầm, kín đáo sâu thẳm,
à Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. Ca Huế đã trở thành thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
à Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.
Hoạt động của thày
=> VB "Ca Huế… " đem lại cho em những hiểu biết gì về cố đô Huế?
à Nét sinh hoạt văn hoá
à Cảnh vật xứ Huế
à Con người
* Nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của xứ Huế à cái nôi của dân ca
* Cảnh đẹp thơ mộng
* Con người Huế nhẹ nhàng, tao nhã, đời sống nội tâm kín đáo, sâu sắc
à Tự hào về 1 vùng đất đẹp và giàu chất LS của đất nước.
=> Ngoài những làn điệu dân ca xứ Huế, em còn biết những làn điệu dân ca nào nữa?
Trò
PBNC
Trình bày
Ghi bảng
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: Sgk/Tr 104
IV. Luyện tập
1. BT trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đáng nhất
1. Dòng nào nói đúng nhất về những nội dung mà văn bản "Ca Huế trên sông Hương" muốn đề cập?
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hơng.
B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
C. Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca Huế.
D. Cả 3 nội dung trên.
2. Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?
A. Du khách đợc ngồi trên thuyền rồng.
B. Quang cảnh sông nớc đẹp, huyền ảo, thơ mộng.
C. Những làn điệu ca Huế phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc.
D. Cả ba nội dung trên.
3. Vì sao nói ca Huế vừa sôi nổi, tơi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.
2. Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?
à Ca Huế trong đêm trăng trên dòng Hương Giang đầy thơ mộng đã trở thành một thú vui văn hoá rất tao nhã, đầy sức quyến rũ.
à Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ các ca công, lời ca. Tiếng đàn trầm bổng, du dương đến cách thưởng thức… ca Huế và những tiếng dàn réo rắt du dương trong những đêm trăng trên dòng Hương Giang là một nét đẹp của miền văn hoá Huế rất đáng trân trọng và tự hào.
Bài tâp về nhà
1. Học kĩ bài.
2. Học T 114: Liệt kê -. Soạn T 115: Trả bài viết số 6
File đính kèm:
- T114 Ca Hue tren song Huong(1).doc