Khi tiếp xúc với mảng thơ ca trung đại Việt Nam, các em đã được làm quen với một số nhà thơ như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm,Lí Thường Kiệt, Trần Nhân Tông với những câu thơ đong đầy cảm xúc. Hôm nay cô sẽ tiếp tục giới thiệu tới các em một nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta nữa, đó là nhà thơ Hồ Xuân Hương với bài thơ " Bánh trôi nước". Bà là ai, là người như thế nào, thơ của bà có gì độc đáo. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
HĐ 1: (2p) GV giới thiệu GV dự giờ
GV giới thiệu vào bài mới:
Khi tiếp xúc với mảng thơ ca trung đại Việt Nam, các em đã được làm quen với một số nhà thơ như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm,Lí Thường Kiệt, Trần Nhân Tông với những câu thơ đong đầy cảm xúc. Hôm nay cô sẽ tiếp tục giới thiệu tới các em một nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta nữa, đó là nhà thơ Hồ Xuân Hương với bài thơ " Bánh trôi nước". Bà là ai, là người như thế nào, thơ của bà có gì độc đáo. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu.
HĐ của thày và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ 2: Hướng dẫn HD đọc và tìm hiểu chung về bài thơ (10p)
HS đọc thầm chú thích SGK
? Dựa vào chú Thích * em hãy nêu một vài nét tiêu biểu về tác giả Hồ Xuân Hương.
HS phát biểu
GV chốt ghi bảng
GV chiếu giới thiệu 2 tập thơ của Hồ Xuân Hương
( thơ HXH ; HXH - thơ và đời )
GV: Đến với thơ HXH là đến với tài năng và sự độc đáo, đến với tâm hồn thơ giàu giá trị nhân văn, với giọng điệu thơ lạ và hấp dẫn trong phong cách sáng tạo. Nhà thơ này không khổ công để tạo nên bản sắc riêng mà là khí chất trời cho, là sự chung đúc trong thơ sự hồn hậu, đa sắc điệu của một tâm hồn thơ bình dân với những tri thức của đời sống XH và sự kiểm nghiệm của riêng mình. Bài thơ " Bánh trôi nước" là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của bà.
GV hướng dẫn cách đọc
- Câu 1: Giọng tự hào, kín đáo, nhấn giọng ở từ " trắng" và "tròn"
- Câu 2: Giọng xót xa, tâm tình, nhấn ở cụm từ " bẩy nổi, ba chìm"
- Câu 3,4: Giọng rắn rỏi, mạnh mẽ, tự tin, tự hào, nhấn mạnh ở các từ " mặc dầu" "mà" " lòng son"
=> Tóm lại, bài thơ đọc với giọng vừa dịu vừa mạnh, vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát lại thoáng ngầm kiêu hãnh, tự hào.
GV đọc mẫu 1 lần - gọi 2 HS đọc - nhận xét cách đọc của bạn
GV hướng dẫn giải thích từ khó
- Rắn: cứng ; Nát: nhão mềm
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
HS phát biểu - nhận xét về số câu, số tiếng, gieo vần, nhịp của bài thơ
( 4 câu, mỗi dòng 7 tiếng; gieo vần " on" ở cuối câu 1,2,4; nhịp 4/3 )
? Em đã được học và đọc thêm những bài thơ nào được làm theo thể thơ này
HS kể tên ( Sông núi nước Nam; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra;...)
? Đối tượng gợi cảm hứng thơ của HXH trong bài thơ này là gì
HS trả lời : Chiếc bánh trôi nước.
? Bài thơ có phải chỉ nói về chiếc bánh trôi hay không hay còn nói về ai nữa?
HS: Vịnh về cái bánh trôi nước với 2 tầng ý nghĩa:
- Nghĩa đen: miêu tả về bánh trôi nước
- Nghĩa bóng: Nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
GV: Miêu tả chiếc bánh trôi nước gần gũi, bình dị để gửi gắm suy nghĩ tình cảm của nhà thơ đối với người phụ nữ xưa .
* GV giới thiệu thêm về đề tài vịnh vật ( máy chiếu)
- Vịnh vật là một lối thơ xuất hiện vào thời Lục Triều (thế kỉ III-IV) ở Trung Hoa và thịnh hành ở nước ta ở thế kỉ 15 với thơ Nôm Nguyễn Trãi ( trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập)
- Các vật được vịnh ( nguồn cảm hứng để làm thơ) thường gồm động vật ( con hạc, con bướm, con ve,...); thực vật ( cây tùng, cúc, trúc, mai...); đồ vật ( cây đàn, cái quạt...)
- Thơ vịnh vật cần đạt 2 yêu cầu:
+ Miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật, khiến người đọc nhận ra được ngay sự vật đó.
+ Kí thác tâm tình, mượn sự vật để gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ.
GV -> Vì vậy, thơ vịnh càng giống, càng khéo thì gửi gắm tâm tình càng sâu, càng hay, càng lung linh, gợi tưởng.
Vậy Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? Thân phận người phụ nữ được liên tượng ra sao? Cô trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu chi tiết
HĐ 3: HD ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN (20p)
HS đọc lại bài thơ
? Dựa vào chú thích * em hãy cho biết bánh trôi nước là loại bánh như thế nào.
HS trả lời
? bánh trôi nước được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào
HS: phát hiện chi tiết - trả lời
GV chốt ghi bảng
? Qua những từ ngữ, hình ảnh ấy giúp em hình dung được như thế nào về chiếc bánh trôi nước.
HS: trả lời
-> tinh khiết, không pha tạp
-> đầy đặn, mộc mạc, đơn giản,
-> ít nước thì rắn, nhiều nước thì nát -> có thể thay đổi do sự khéo léo vào kinh nghiệm của người làm bánh.
-> sống thì chìm, chín thì nổi
-> màu hồng đỏ. ( đường phên )
? Em hiểu được điều gì về chiếc bánh trôi nước qua các chi tiết " rắn nát - lòng son"
HS: trả lời => Hình thức bên ngoài có thể thay đổi tùy thuộc vào người làm bánh nhưng chất lượng bên trong không hề thay đổi.
GV chiếu hình ảnh về bánh trôi nước
? Việc miêu tả cái bánh trôi nước có chính xác không? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh bánh trôi của tác giả.
HS: chính xác, sinh động và thú vị ; Cách miêu tả khéo léo, hấp dẫn, dễ hình dung
GV: Quả thật bài thơ đã miêu tả bánh trôi nước và cách làm bánh khá tỉ mỉ . Nhưng rõ ràng đây không phải là một bài thơ dạy cách làm bánh trôi.Chúng ta không thể học cách làm bánh trôi qua 4 câu thơ này vì nó chưa đầy đủ, chưa cụ thể và chủ ý của người viết không chỉ dừng lại ở kĩ thuật ẩm thực. Vậy nhà thơ muốn nói về điều gì qua những viên bánh trôi trắng, tròn có nhân là viên đường đỏ ngọt lịm ấy, các em sẽ cùng tìm hiểu thêm về tầng nghĩa ẩn dụ của bài thơ.
? Từ nào giúp em hiểu bài thơ nói về người phụ nữ
HS phát hiện
- Cách xưng hô "em" - người phụ nữ trong xã hội xưa
GV cách xưng hô quen thuộc trong những bài ca dao xưa khi nói về thân phận người phụ nữ.
? Người phụ nữ ấy đã giới thiệu về mình như thế nào?
HS trả lời
? Em hình dung được điều gì về người phụ nữ qua lời giới thiệu trên
HS trả lời
? Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ? Tác dụng?
HS trao đổi nhanh trong nhóm bàn -> phát biểu
? Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một XH công bằng.
HS: trả lời - nhận xét, bổ sung
- Họ có quyền được hưởng hạnh phúc, được trân trọng, được yêu thương.
GV nhưng trong XHPK đầy những hủ tục bất công thì thân phận của người phụ nữ khác nào thân phận của chiếc bánh trôi nước.
? Câu thơ nào giúp ta thấy được thân phận của những người phụ nữ xưa.
HS phát hiện
- Bẩy nổi ba chìm với nước non
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong câu thơ này. Tác dụng?
HS trao đổi nhanh - HS phát hiện trả lời
GV: Giọng điệu trong câu thơ này không chỉ là lời than thân trách phận mà còn giãi bày sự bền gan, trong tủi cực vẫn kiên trinh, thách thức." Bẩy nổi ba chìm" thường nói về sự nổi trôi, lênh đênh của kiếp người và Nước non ở đây không chỉ là nồi nước luộc bánh mà còn là cuộc đời, là hình bóng xa xôi của non sông đất nước đang sôi sục, chấn động vì các cuộc khởi nghĩa trong thời Hồ Xuân Hương. Chính vì vậy mà câu thơ, ý thơ đã vượt xa việc làm bánh, luộc bánh nhỏ nhặt để vươn tới tầm xa rộng, khẩu khí nam nhi mạnh mẽ hiếm gặp ở nữ giới nhưng lại thường gặp ở kì nữ Xuân Hương.
? thân phận của người phụ nữ xưa còn được gợi tả qua câu thơ nào. Giúp em hiểu được điều gì?
HS phát biểu
? Người phụ nữ xưa không có quyền định đoạt số phận mình mà phụ thuộc vào cha mẹ, gia đình . Còn người phụ nữ trong XH ngày nay như thế nào
HS tự do phát biểu
- người phụ nữ ngày nay còn rất năng động, sáng tạo, chủ động trong cuộc sống. Họ có quyền tự do, bình đẳng; được phát huy tài năng của mình; được tham gia các hoạt động xã hội, giữ những chức vụ cao trong chính quyền.. Được bảo vệ, chăm sóc và trân trọng.
GV: Giọng điệu câu thơ tuy có ngậm ngùi nhưng không hẳn buông xuôi, cam chịu. Hai chữ " mặc dầu" đặt ở giữa câu thơ như sự gắng gượng vươn lên để tự khẳng định mình ở câu thơ kết.
HS chú ý vào câu thơ cuối
? Câu thơ giúp em hiểu được điều gì ở người phụ nữ?
HS: trả lời
?Em hiểu " tấm lòng son" trong câu thơ như thế nào?
HS phát hiện trả lời
? Nhận xét về cách dùng từ " Mà" trong câu thơ.
HS: Rắn rỏi, dõng dạc, dứt khoát khi nói về sự kiên định giữ gìn phẩm hạnh của mình dù có phải đối mặt với bất cứ hoàn cảnh nào.
GV. Từ " mà" là nhãn tự cho câu thơ làm nổi bật giá trị nhân đạo, làm nên sức sống cho bài thơ.
- Không chỉ vậy, kết cấu câu ghép: mặc dầu ... vẫn... vốn thường dùng cho những lợi biện luận trong văn xuôi nghị luận được tác giả đưa vào thơ tứ tuyệt đã tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, rắn rỏi, mới mẻ, rất phù hợp với khẩu khí và tâm trạng của HXH.
? Qua phân tích, tìm hiểu bài thơ giúp em hiểu được điều gì về người phụ nữ xưa.
HS: trao đổi nhóm bàn 1 phút - trình bày
- Người phụ nữ xưa luôn gặp bất hạnh trong cuộc sống dưới chế độ nam quyền nhưng họ vẫn luôn giữ được những nét đẹp trong phẩm hạnh của mình.
GV Sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập thân phận bầy nổi ba chìm thì cũng không thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh son sắt, nhân hậu thủy chung, ấm áp nghĩa tình của người phụ nữ. Phẩm chất ấy lại càng đáng quý, đáng trọng, càng sáng đẹp hơn khi đặt trong hoàn cảnh bất công của chế độ nam quyền cổ hủ xưa.
? đến đây chúng ta có thể hiểu trong 2 lớp nghĩa của bài thơ, lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
HS trả lời
GV: Từ hình ảnh viên bánh trôi giản dị, mộc mạc đời thường HXH đã thổi hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận người phụ nữ trong XHPK. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ học Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.
HĐ 4: HD TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP (10p)
? Qua bài thơ, giúp em hiểu được gì về nhà thơ cũng như tấm lòng của bà đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
GV chiếu chốt
GV : bản thân HXH cũng là một phụ nữ đẹp, có tài, nhưng cuộc đời bà cũng chịu nhiều cay đắng trong một XH trọng nam khinh nữ
? Em hãy chỉ ra những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời - GV chiếu chốt
GV: sự độc đáo của bài thơ ở chỗ
- Câu thơ đầu gợi lên vẻ đẹp hình thức
- Hai câu thơ giữa nói về thân phận long đong, phụ thuộc không được bao bọc của người phụ nữ đẹp.
- Câu cuối khẳng định vẻ đẹp tâm hồn.
=> Kết cấu này đã đem đến một ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc về một vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ vượt lên những bi kịch của số phận, của cuộc đời.
? Ngôn ngữ trong bài thơ có gì khác so với ngôn ngữ trong bài " Sông núi nước Nam" của Lí Thường Kiệt.
HS: Bài thơ SNNN viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều từ Hán Việt.
- Bài BTN viết bằng chữ Nôm, sử dụng từ thuần Việt nên dễ hiểu.
máy chiếu
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả : Hồ Xuân Hương
- Là nữ sĩ tài hoa của thơ ca dân tộc.
- Được mệnh danh là " Bà chúa thơ Nôm"
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Đề tài: vịnh vật
II. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Hình ảnh bánh trôi nước
- trắng: Màu sắc tinh khiết
- tròn : Hình dáng đầy đặn, đơn giản.
- rắn nát : nặn bánh -> thay đổi do con người
- bảy nổi ba chìm : Luộc bánh
- lòng son : Nhân bánh -> hồng đỏ, vị ngọt.
=> Hình thức bên ngoài có thể thay đổi nhưng chất lượng bên trong không thay đổi.
2. Hình ảnh người phụ nữ
* Hình thức:
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
-> trắng trẻo, đầy đặn, khỏe mạnh.
+ Điệp từ "vừa" : tự tin, tự hào về vẻ đẹp hoàn mĩ của mình.
* Thân phận: Bẩy nổi ba chìm
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: Nổi - chìm
+ Đảo thành ngữ:
+ Ẩn dụ : nước non -> hoàn cảnh sống, cuộc đời
=> cay cực, xót xa, bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ giữa cuộc đời bất công.
- Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
-> cuộc đời vui buồn, hạnh phúc - bất hạnh hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Phẩm chất:
- Tấm lòng son: thủy chung, son sắt, nhân hậu vị tha với cuộc đời.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
- Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
2. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo
- Ẩn dụ , đảo thành ngữ
- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu
3. Luyện tập
4. Củng cố
HS đọc phần ghi nhớ
? Cảm nghĩ của em về người phụ nữ sau khi học xong bài thơ
5. Dặn dò : Máy chiếu
File đính kèm:
- Banh troi nuoc.doc