1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân tích được càc kiểu liệt kê.
b. Kĩ năng:Rèn kĩ năng vận dụng phép liệt kê.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi vận dụng phép liệt kê trong nói, viết.
2. CHUẨN BỊ:
GV:Sơ đồ các phép liệt kê.
HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM, Trực quan, phân tích ngôn ngữ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 114: Liệt kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIỆT KÊ.
Tiết 114
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân tích được càc kiểu liệt kê.
b. Kĩ năng:Rèn kĩ năng vận dụng phép liệt kê.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi vận dụng phép liệt kê trong nói, viết.
2. CHUẨN BỊ:
GV:Sơ đồ các phép liệt kê.
HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM, Trực quan, phân tích ngôn ngữ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học một phép tu từ: Liệt Kê.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Hs đọc ví dụ Sgk.
Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu VD (in đậm) có gì giống nhau?
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, chốt:
- Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về 1 đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
Việc TG nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có TD gì?
Hs nêu tác dụng:
- Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân khu đang lam lũ ngoài mưa gió
Thế nào là liệt kê?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Em cho ví dụ về phép liệt kê.
Hs lấy ví dụ.
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Các kiểu liệt kê.
GV treo bảng phụ, ghi VD1 SGK.
Xét về cấu tạo các phép liệt kê ghi ở VD1 có gì khác nhau?
HS so sánh.
VD2 SGK.
Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê ở VD2 rổi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
Hs thực hiện.
Gv nhận xét:
Trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.
Hs lên trình bày.
Gv treo sơ đồ, chốt lại:
Các kiểu liệt kê.
Xét theo CT. Xét theo ý nghĩa.
LK theo LK không. LK tăng LK không
từng cặp. theo cặp. tiến tăng tiến.
Nêu các kiểu liệt kê?Cho ví dụ?
Hs cho ví dụ.
Gv nhận xét, sửa chữa.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3:
Hs đọc bài tập.
Gv gọi hs lên làm
Dưới làm vào VBT.
GV nhận xét, sửa chữa.
I. Thế nào là phép liệt kê:
Ví dụ:
- Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về 1 đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
- Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân khu đang lam lũ ngoài mưa gió
à Phép liệt kê.
* Ghi nhớ: SGK/105
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ:
- VD1a sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp.
- VD1b sử dụng phép liệt kê theo từng cặp,
-VD2a liệt kê không tăng tiến.
-VD2b liệt kê tăng tiến.
* Ghi nhớ: SGK/105.
III. Luyện tập:
Bài tập 1
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước: “nó kết …… cướp nước”
- Niềm tự hào về những trang sử vẻ vang: “ thời đại Bà … Trung”
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân: “Từ các cụ già … đến các điền chủ”
Bài tập 2
a)
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
- Những cu li chân … chữ thập”
b) Điện giật, dùi cui, dao cắt, lửa nung.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?
Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: Trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa…
A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động.
B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật hiện tượng.
C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành đông.
D. Nói lên sự phong phú của các sự vật hiện tượng.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài :Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
+ Đọc và tìm hiểu các ví dụ Sgk.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 114.doc