Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 127 Tập làm văn: Ôn tập tập làm văn

 1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức:

 - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.

 b. Kĩ năng:

 - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm đã học.

 - Làm bài văn biểu cảm .

c.Thái độ:

 - Ý thức nhận diện văn bản.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Giáo viên:

Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu

 b. Học sinh:

Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 127 Tập làm văn: Ôn tập tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/4/2013 Ngày giảng:7D: /4/2013 7E: /4/2013 Tiết 127- Tập làm văn: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. b. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm đã học. - Làm bài văn biểu cảm . c.Thái độ: - Ý thức nhận diện văn bản. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ : (1')Kiểm tra sự chuẩn bị của hs b. Bài mới * Giới thiệu bài mới :(1') Các em đã nắm được các yêu cầu của văn bản ,hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập tập làm văn . * Nội dung: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI BẢNG ? Hãy kể tên các văn bản biểu cảm được học và đọc trong ngữ văn 7 tập 1( chỉ ghi các bài văn xuôi) ? Gv: Yêu cầu hs lập bảng. ? HS có thể chọn các văn bản trên hoặc các văn bản biểu cảm đã học kì II lớp 7, cả năm lớp 6, văn bản mà mình thích nhất? giải thích lí do? ? Đặc điểm của văn bản biểu cảm? ? Hãy nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm? ? Hãy tìm dẫn chứng? ? Hãy nêu vai trò của yếu tố tự sự trong văn bản biểu cảm? ? Khi muốn bày tỏ tình cảm thương yêu lòng ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật hiện tượng thì em phải nêu được những điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó? ? Nêu các bước làm văn biểu cảm ? ? Các phương tiện tu từ trong văn bản biểu cảm qua hai văn bản "Sài Gòn tôi yêu" và " Mùa xuân của tôi" Stt Tên văn bản 1 Cổng trường mở ra ( sgk/ 5) 2 Mẹ tôi ( sgk/10) - Trường học ( sgk/9) 3 Một thứ quà của lúa non : Cốm ( skg/159) 4 Mùa xuân của tôi (sgk/173) 5.Sài Gòn tôi yêu ( sgk/168) 6 Hoa học trò ( sgk/87) 7 Cây sấu Hà Nội (sgk/100) 8 Sấu Hà Nội ( sgk/101) 9 Quà bánh tuổi thơ ( sgk/130) 10 Kẹo mầm ( sgk/ 138) 11 Về An Giang ( sgk/89) 12 Cảm nghĩ về một bài ca dao ( sgk/146) 13 Tấm gương ( sgk/84) 14 Trích đoạn văn trong " Tuổi thơ im lặng " ( sgk/ 137) 15 Cuộc chia tay của những con búp bê ( sgk/21) - Tuỳ hs chọn và bộc lộ. Một bài văn biểu cảm mà em thích - Một thứ quà của lúa non: Cốm. - Bài văn có lối viết dung dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu lắng. Cảm xúc tuôn chảy trong từng câu, từng chữ, từng lời nói tiếp nhau tạo nên những trang viết thật xúc động. Đó là sự kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một khả năng quan sát tỉ mỉ, kĩ lỡng và một ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam. - Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và công việc ngoài đời hoặc trong tác phẩm văn học. - Cách thức: + Người viết phải biến những đồ vật, cảnh vật, sự vật con người, thành hình ảnh, bộc lộ tình cảm của mìmh. + Khai thác những đặc điểm, tính chất của đò vật, cảnh vật nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình. - Bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. - Cốt để khơi gợi cảm xúc, tình cảm do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả về phẩm chất chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với lời kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ. Trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc trân trọng. - Dẫn chứng: Đoạn tả "đêm mùa xuân" trong bài "Mùa xuân của tôi" - Tương tự như yếu tố miêu tả. - Dẫn chứng: Trong văn biểu cảm, có thể không cần cốt truyện hoàn chỉnh, nhiều chi tiết, sự việc rậm rạp, mâu thuẫn cung căng thẳng, cốt truyện đơn giản( mờ nhạt). Cốt chỉ làm nổi bật cảm xúc tâm trạng. VD: Nhân vật "mẹ" trong bài "Cổng trường mở ra" - Phải nêu được vẻ đẹp bên ngoài đạo đức phẩm chất ảnh hưởng tác động, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao? - Các bước làm văn biểu cảm : Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, sửa chữa. I. Về văn biểu cảm (40') Câu 1:Tên một số văn bản biểu cảm trong Ngữ văn 7-tập I: Tác giả Lí Lan Et-môn-đô đơ A-mi-xi Thạch Lam Vũ Bằng Minh Hương Xuân Diệu Tạ Việt Anh Nguyễn Tuân Đặng Anh Đào Băng Sơn Mai Văn Tạo Nguyên Hồng Băng Sơn Duy Khán Khánh Hoài Câu 2: Một bài văn biểu cảm mà em thích: * Đặc điểm của văn bản biểu cảm. - Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và công việc ngoài đời hoặc trong tác phẩm văn học. - Cách thức: + Người viết phải biến những đồ vật, cảnh vật, sự vật con người, thành hình ảnh, bộc lộ tình cảm của mìmh. + Khai thác những đặc điểm, tính chất của đò vật, cảnh vật nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình. -Bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. Câu 3:- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: - Cốt để khơi gợi cảm xúc, tình cảm do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả về phẩm chất chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với lời kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ. Trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc trân trọng. Câu 4: - ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm - Trong văn biểu cảm cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu, suy nghĩ và có cảm xúc về nó. Vì vậy yếu tố tự sự có tác dụng khơi dậy nguồn cảm hứng đối với người đọc về những tình cảm, những hành động cao đẹp. Câu 5: Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm: (5’) - Phải nêu được vẻ đẹp bên ngoài đạo đức phẩm chất ảnh hưởng tác động, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao? Câu 6: -Ngôn ngữ biểu cảm(7’) Phương tiện tu từ Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi 1. So sánh - Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương thì nõn nà. - Sài Gòn như một người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu. - Y như những con vật nằm thu hình một nơi: Nền trời đùng đục như mầu pha lê mờ 2.Đối tượng- tương phản - Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già. Ba trăm năm đô thị và ngàn năm đất nước. - Nắng sớm đêm khuya mưa; tĩnh nặng, mát dịu thanh sạch náo động dập dìu xe cộ. 3. Câu cảm , hô ngữ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng - Đẹp quá đi mùa xuân ơi. - Tôi yêu Sài Gòn da diết, yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường. Câu 7:- Kẻ bảng và điền vào các ô trống: (5’) 1. Nội dung văn bản biểu cảm Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm. 2. Mục đích biểu cảm Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc làm cho nười đọc cảm nhận đợc cảm xúc của người viết. 3. Phương tiện biểu cảm Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu cảm tư tưởng tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ,... Câu 8:- Kẻ bảng và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm: Mở bài Giới thiệu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về đối tượng. Thân bài Nêu những biểu hiện của tư tưởng, tình cảm Kết bài Khẳng định tình cảm, cảm xúc. c. Củngcố - luyện tập(2'): - Gv khái quát nội dung kiến thức. d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập(1') - Xem lại các kiến thức đã học. - Làm các bài tập tình huống ? - Chuẩn bị: Ôn tập tập làm văn phần văn nghị luận( tiếp theo) 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : .................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 127 on tap tap lam van tiet 1.doc