1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong LS loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách NL văn chương của Hoài Thanh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc phân tích văn NL.
c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích văn chương cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng ghi câu hỏi.
HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG.
(Hoài Thanh)
Tiết 97
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong LS loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách NL văn chương của Hoài Thanh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc phân tích văn NL.
c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích văn chương cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng ghi câu hỏi.
HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc diễn cảm, vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật, hợp tác nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu ND NT bài đức tính giản dị của Bác Hồ? (8đ)
- Giản dị là đức tính nỗi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở bác sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tinh thần và tình cảm đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc vừa thấm đượcm tình cảm chân thành.
Chứng cứ nào không được TG dùng để CM sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? (2đ)
A. Chỉ vài ba món giản dị.
B. Bác thích ăn những món được nấu công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi 1 hột cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn òn lại thì được sắp xếp tươm tất.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Quan niệm của nhà văn Hoài Thanh từng phát biểu những năm 30 của thế kỉ XX, cho đến thế kỉ XXI này, vẫn có những điều đúng đắn và sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đọc ,hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc: Yêu cầu đọc vừa mạch lạc, rõ ràng vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng
HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.
Cho biết đôi nét về TG – TP?
Hs tóm tắt theo Sgk.
Gv chốt lại.
Hs lưu ý 1 số từ khó SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
HS trả lời,Gv nhận xét
Quan niệm như thế đúng chưa?
Đó là một quan niệm đúng đắn.
Thảo luận nhóm
Nhóm 1,2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” em hiểu “hình dung” là như thế nào? Và nghĩa của cả câu này là gì?
Nhóm 3,4: Nhiệm vụ thứ hai của văn chương là sáng tạo cuộc sống? Em hiểu thế nào là văn chương có nhiệm vụ sáng tạo cuộc sống?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GVnhận xét, diễn giảng,liên hệ: Cuộc sống của con người của XH vốn là thiên hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó là: đọc bài “Vượt thác” của Võ Quảng ta thấy hình ảnh dượng Hương Thư là hình ảnh rất thực về con người chuyên sống bằng nghề sông nước.
- Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lại: Tô Hoài dùng trí sáng tạo của mình mà xây dựng nên cuộc sống bao nhiêu con vật bé nhỏ quanh ta. XH của các con vật này có nhiều nét giống XH con người.đó là cách tạo ra sự sống.
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
VB ý nghĩa văn chương thuộc loại văn NL nào trong 2 loại sau? Vì sao?
a. NL CT. XH.
b. NL văn chương.
- Thuộc NL văn chương vì ND NL là thuộc vấn đề của văn chương.
Văn NL của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Hãy chọn 1 trong các ý sau để trả lời:
+ Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
+ Lập luận chặc chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
+ Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc hình ảnh.
Tìm 1 đoạn trong VB để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn?
- Đặc sắc trong văn NL của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
VD đoạn văn “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca”.
Nêu nội dung và nghệ thuật bài văn?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc ,hiểu văn bản:
1. Đọc:
2.Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả,tác phẩm.
Chú thích (*): SGK/61
b. Giải thích từ khó.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
- Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
à Quan niệm đúng đắn.
2. Nhiệm vụ của văn chương:
- Văn chương sẽ hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
à Nhiệm vụ phản ánh cuộc sống.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống.
à Phấn đấu xây dựng, biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3. Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
à Phẩn nộ trước cái xấu, cái ác.
- Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
à Xúc động trước cái đẹp, cái cao cả.
Nghệ thuật.
Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
* Ghi nhớ: SGK/63
4.4. Củng cố và luyện tập:
Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
Nhiệm vụ của văn chương là gì?
- Văn chương sẽ hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
à Nhiệm vụ phản ánh cuộc sống.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống.
à Phấn đấu xây dựng, biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
Dòng nào không phải là ND được HT để cập đến trong bài viết của mình?
A. Quan niệm của HT về nguồn gốc của văn chương.
B. Quan niệm của HT về nhiệm vụ của văn chương.
C. Quan niệm của HT về công dụng của văn chương trong LS loài người.
D. Quan niệm của HT về các thể loại văn học.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Kiểm tra văn:
Ôn lại kiến thức về văn học từ tuần 15 của HKI đến tuần 7 của HKII
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 97.doc