Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 20

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

-Hiểu nội dung, ý nghĩa và mộ số hình thức diễn đạt( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.

-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

-Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn.

- Biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

- Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

II TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 (HKII) Tuần 20 BÀI 26 Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội. Tiết 78:Rút gọn câu. Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận. Tiết 80:Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận Tiết 77 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ Xà HỘI I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : -Hiểu nội dung, ý nghĩa và mộ số hình thức diễn đạt( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học. -Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. -Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn. - Biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. - Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. II TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1)Ổn định lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ? Nêu những đặc điểm chung của văn bản nghị luận? 3)Bài mới: Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng -Hướng dẫn HS đọc chú thích (SGK trang 12) văn bản, đọc ngắt nhịp đúng-GV đọc mẫu, sau đó HS đọc lại. -HS đọc thầm lại từng câu tục ngữ. -Theo em, câu tục ngữ số 1 muốn nói với chúng ta điều gì? -Em có đồng tình với nhận xét này của người xưa hay không? ( người làm ra của, chứ của không làm ra người ) -Để diễn đạt ý nghĩa này, câu tục ngữ đã dùng nghệ thuật gì ? ( so sánh đối lập : “một” “mười”, giữa 2 vế) -Câu 2: Em hiểu gì về câu tục ngữ này? ( quan niệm thẩm mỹ về nét đẹp của con người ) -Răng , tóc đẹp và tốt cũng thể hiện được phần nào khía cạnh gì ở con người ? ( sức khỏe, tính tình, tư cách ) -GV gợi dẫn một vài VD cụ thể trong đời sống minh họa. Qua việc lưu ý tới răng và tóc của con người, câu tục ngữ thể hiện những quan niệm gì của người xưa trong cách cách nhìn con người? -Câu 3 -Từ “sạch”, “thơm” có nghĩa là gì ? -Hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ khuyên ta điều gì? -Tuy nhiên, ta nên hiểu câu này theo nghĩa nào? -Hai vế có ý nghĩa mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Câu 4: câu tục ngữ có mấy vế? Mỗi vế đều có từ nào? Câu tục ngữ nhấn mạnh điều gì ? -Học ăn, học nói, theo em là học điều gì ? ( Học cách nói năng trong giao tiếp ) -Học gói, học mở theo nghĩa đen là gì ? -Hiểu theo nghĩa bóng,Học gói, học mơ là học điều gì? ( học để biết làm , biết giữ mình và giao tiếp với người khác) GV: mỗi hành vi của con người đều là “sự tự giới thiệu ”mình với người khác và đều được người khác đánh giá . Vậy, con người phải học ăn, học nói, học gói, học mở để chứng tỏ mình là người như thế nào? -Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ? -Câu 5,6 -Em hiểu gì về hai câu tục ngữ này? -Vậy về nội dung, hai câu tục ngữ này có liên quan với nhau như thế nào? -Để nhấn mạnh vai trò của việc học thầy và học bạn, câu tục ngữ này dùng lối nói gì? ( nói quá) Câu 7: Câu tục ngữ này khuyên nhủ ta điều gì ? GV nêu một vài VD cụ thể để HS biết vì sao phải có tình yêu thương đồng loại. Câu 8 : Em hiểu gì về câu tục ngữ này ? -câu tục ngữ được hiểu theo những nghĩa nào? ( nghĩa đen, nghĩa bóng ) -Em hãy kể 1 vài sự việc nói lên lòng biết ơn của mình . -Để diễn đạt về lòng biết ơn, câu tục ngữ dùng hình ảnh cụ thể nào? Câu 9: Từ “một cây”, “ba cây ” “chụm lại” có ý nghĩa gì ? -Vậy ý nghĩa khuyên răn của câu tục ngữ này là gì ? HS đọc câu 4 ( SGK / 13) và trả lời câu hỏi. -Qua những câu tục ngữ vừa tìm hiểu em thấy tục ngữ và xã hội thường đề cao điều gì ở con người ? -Đưa ra những nhận xét , lời khuyên như thế nào với con người? -Về nghệ thuật, các câu tục ngữ về con người và xã hội có đặc điểm gì đặc sắc? 4)Củng cố: Tìm một số câu tục ngữ về con người và xã hội mà em biết . 5) Dặn dò : học bài- Chuẩn bị bài câu rút gọn –soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. I Giới thiệu chung 1.Tục ngữ 2. Chú thích từ ngữ ( SGK trang 12) II Đọc –hiểu văn bản 1)Nội dung Câu 1: Con người quí hơn của cải. Câu 2: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về con người. Câu 3: khuyên ta phải giữ gìn phẩm giá trong bất cứ hoàn cảnh nào , đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi. Câu 4: Khuyên ta phải có tinh thần học hỏi để biết đối nhân xử thế, trong giao tiếp và thành thạo trong công việc. Câu 5: nhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn, giúp đỡ HS học tập. Câu 6: Đề cao việc học hỏi bạn bè àKhuyên ta phải biết tận dụng cả hai hình thức học bạn và học thầy để nâng cao trình độ. ðBổ sung cho nhau Câu 7 : Khuyên con người phải coi người khác như bản thân mình để quí trọng , thương yêu đồng loại. Câu 8 : Lời khuyên về lòng biết ơn đối với những đã làm ra thành quả cho mình hưởng thụ. Câu 9 : Sức mạnh của sự đoàn kết . 2)Nghệ thuật -Diễn đạt bằng so sánh : câu 1. 6,7 -Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ; câu 8,9 -Từ và câu có nhiều nghĩa câu 2,3,4,8,9. III Tổng kết : Ghi nhớ ( SGK trang 13) IV Luyện tập Tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa (S GV) Củng cố: Dặn dò: @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 78 RÚT GỌN CÂU TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1) Ổn định lớp 2)Kiểm tra bài cũ:hãy đọc những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ về con người và xã hội? 3)Bài mới: Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu về câu rút gọn Vd 1 : Học ăn, học nói, học gói,học mở. -Hãy tìm những từ ngữ có thể dùng làm chủ ngữ trong VD trên ? ( chúng ta …) -Theo em vì sao chủ ngữ này được lược bỏ ? ( làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn ) -Vd 2: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người . -Hãy xác định những câu in đậm thiếu thành phần nào ? ( thiếu thành vị ngữ ) -Vậy ta có thể khôi phục lại TPVN đó như thế nào ? (Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người cũng theo nó.) Vd3: -Bao giờ cậu đi Hà Nội? -Ngày mai. -Xác định câu trả lời thiếu những thành phần nào ? ( TPCN, TPVN ) -Có thể khôi phục lại không ? ( Ngày mai, tớ sẽ đi Hà Nội) -Ta gọi những trường hợp trên là rút gọn câu . -Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn ? + Vd1:Sáng chủ nhật, …Chạy loăn quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. -Những câu in đậm của VD trên thiếu thành phần nào ? ( Thiếu TPCN) -Ta có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? ( Không nên rút gọn câu như vậy vì không đầy đủ nội dung câu nói ) -Em hãy khôi phục lại câu này cho đầu đủ ? Vd 2 : -Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. -Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? -Bài kiểm tra toán. -Có thể thêm những từ ngữ nào vào câu in đậm để thể hiện thái độ lễ phép ? ( Dạ thưa vào đầu câu hoặc ạ vào cuối câu ). -Vậy khi rút gọn câu cần chú ý những gì ? -Do đó các em cần lưu ý không nên rút câu khi nói với người lớn như ( ông ,bà, cha, mẹ, thầy cô…) BT 1 b.Aên quả nhớ kẻ trồng cây .( rút gọn chủ ngữ ) c.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.( rút gọn chủ ngữ ) à Câu gọn hơn BT2 a.( Tôi) Bước tới Đèo Ngang,… b.( Tôi )Dừng chân đứng lại,… c.câu 1 , 2 , 3 ,4, 5,6,8 ( Khôi phục lại TPCN ) 4)Củng cố : Khi rút gọn, ta cần chú ý những điều gì ? 5) Dặn dò: Hoàn chỉnh các bài tập, học bài. Xem trước bài Đặc điểm của văn bản nghị luận. I Thế nào là rút gọn câu ? Vd 1 : Học ăn, học nói, học gói,học mở. ( Thiếu TPCN ) àCó thể hiểu là “Chúng ta ” -Vd 2: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người . (Thiếu TPVN) àCó thể hiểu là “Rồi ba bốn người, sáu bảy người cũng đuổi theo nó” Vd3: -Bao giờ cậu đi Hà Nội? -Ngày mai. ( Thiếu TPCN, TPVN ) àCó thể hiểu là “Ngày mai tờ sẽ đi Hà Nội” Ghi nhớ /15 II Cách dùng câu rút gọn. Vd1:Sáng chủ nhật, …Chạy loăn quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. ( thiếu TPCN ) - Không nên rút gọn câu như vậy vì không đầy đủ nội dung câu nói . Vd 2 : -Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. -Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? -Bài kiểm tra toán. à Câu cộc lốc , không lễ phép. à Phải thêm từ dạ thưa vào đầu câu hoặc ạ vào cuối câu ). Ghi nhớ / 16 III Luyện tập Củng cố: Dặn dò: @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 79 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1)Ổn định lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu rút gọn ? Cho VD .Nêu các dạng của câu rút gọn ? 3)Bài mới: Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng Hoạt động 1 :Tìm hiểu luận điểm -GV cho HS đọc lại văn bản “Chống nạn thất học” trong SGK trang 7 -GV nêu câu hỏi trong SGK để HS trả lời tuần tự . -Luận điểm chính của bài viết là gì ? Nó được thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài ? -Luận điểm đó được đưa ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn nào ? -Luận điểm đóng vai trò gì trong văn nghị luận ? -Muốn có sức thuyết phục tì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ? -Như vậy em hiểu thế nào là luận điểm ? -Hoạt động 2 Tìm hiểu luận cứ -GV cho HS chỉ ra những lý lẽ , dẫn chứng cụ thể được đưa ra trong việc chống nạn thất học ? -Như thế để chống nạn thất học, thì tác giả đã đưa ra những quan điểm của mình chưa đủ, mà tác giả còn nêu những việc gì để tư tưởng quan điểm có sức thuyết phục ? -Hãy cho biết luận cứ là gì ? -Hoạt động 3 :Tìm hiểu lập luận GV cho HS chỉ ra những lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” -Trước hết tác giả nêu lý do gì để chống nạn thất học ? (tức là là luận điểm chính) -Vậy muốn chống nạn thất học thì là thế nào? ( tức là đưa ra lý lẽ dẫn chứng ) -Vậy tất cả những quan điểm, tư tưởng , lý lẽ, dẫn chứng trong văn bản “Chống nạn thất học” đều qui một mục đích chính là gì ? -Cách diễn đạt sắp xếp theo trình tự hợp lý đó gọi là gì ? -Vậy em hãy cho biết lập luận là gì ? -Hoạt động 4 Phần củng cố -GV cho HS phân tích văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống ” -Văn bản này có luận điểm chính là gì ? -Luận cứ trong văn bản này là những lý lẽ và dẫn chứng nào ? -Vậy tất cả những quan điểm, tư tưởng , lý lẽ, dẫn chứng trong bài đều qui một mục đích chính là gì ? -Cách trình bày quan điểm tư tưởng thống nhất hợp lý tạo ra cho văn bản một lập luận gì ? 4)Củng cố :một bài văn nghị luận đều phải có những đặc điểm gì ? 5)Dặn dò: học bài – đọc kỹ bài tham khảo “ích lợi của việc đọc sách ”để lập ý cho bài luyện tập trang 23 . I Luận điểm. Luận cứ và lập luận . 1/ Luận điểm -Luận điểm chính của bài qua nhan đề “Chống nạn thất học” -Luận điểm được đưa ra cụ thể : àMọi người Việt nam… trước phải biết đọc. biết viết chữ Quốc ngữ . àCụ thể thành việc làm, là những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ và những người chưa biết chữ phải gắng sức mà học cho biết; phụ nữ lại càng phải học. Như thế là chống nạn thất học công việc phải làm ngay. àThể hiện tư tưởng , quan điểm của bài viết . àThống nhất các đoạn, phải đúng đắn chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu thực tế . -Ghi nhớ SGK trang 19 2/ Luận cứ -Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ và những người chưa biết chữ phải gắng sức mà học cho biết. à Các dẫn chứng : “Vợ chưa biết thì chống bảo, em chưa biết thì anh bảo …” àNgoài quan điểm tư tưởng của mình còn đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục. Đó là luận cứ . -Ghi nhớ trang 19 3/ Lập luận + Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi và bổn phận của mình phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà . +Phải biết đọc. biết viết chữ Quốc ngữ để chống nạn thất học. +Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ + Người chưa biết chữ phải gắng sức mà học cho biết . +Vợ chưa biết thì chống bảo, em chưa biết thì anh bảo… àLà chống nạn thất học. àLập luận Ghi nhớ SGK trang 19 II Luyện tập Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống ” àCần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ( luận đề ) àLí lẽ, dẫn chứng có thói quen tốt và thói quen xấu … Cụ thể :dậy sớm, đúng hẹn, giũ lời hứa, đọc sách…thói quen tốt. -Hút thuốc lá, cáu giận, mất trự tự là thói quen cấu . -Gạt tàn thuốc bừa bãi, vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh … àNhìn lại mình để cần tạo cho mình một thói quen tốt . à Lập luận chăït chẻ có sức thuyết phục. Củng cố: Dặn dò: @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1)Ổn định lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ? Nêu cách dùng câu rút gọn? 3)Bài mới: Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận GV cho HS đọc 11 đề ở SGK và đặt câu hỏi: ? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho đề văn sắp viết có được không? Có: Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho bài văn nên dùng được. Đề bài của bài văn thể hiện chủ đề của nó. ? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? Mỗi đề nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lý luận. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy, chỉ có phân tích, chứng minh thì mới giải quyết được các đề ra trên. ? Nếu đề không có lệnh, các em sẽ làm như thế nào? GV: Nếu đề nêu lên một tư tưởng, một quan điểm thì học sinh có hai thái độ: Nếu đồng tình thì trình bày ý kiến đồng tình. Nếu phản đối thì phê phán nó là sai trái. ? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? Định hướng cho bài viết. Chuẩn bị cho học sinh một thái độ, giọng điệu Giáo viên cho học sinh đọc phần 1 của ghi nhớ. Hoạt động 2: Giúp học sinh tìm hiểu đề văn nghị luận. Nêu đề bài: “Chớ nên tự phụ” ? Đề nêu lên vấn đề gì? ? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? ? Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định? ? đề bài này đòi hỏi người viết phải làm gì? GV giúp học sinh trả lời theo ý: Tác hại của tính tự phụ (luận đề) Tự phụ dẫn tới chủ quan hư việc. Tự phụ gây mất đoàn kết, không được mọi người quý mến, giúp đỡ. GV: Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết: trước một đề văn, muốn làm tốt em phải làm gì? Cho học sinh đọc tiếp phần hai trong ghi nhớ trang 23 Hoạt động 3: Lập ý cho bài văn nghị luận. Bươc1: Trả lời câu hỏi SGK trang 22. Xác lập luận điểm: các câu hỏi SGK trang 22. Tìm luận cứ. Xây dựng lập luận. Giải quyết các hoạt động trên cho HS => Bài tập: Câu hỏi trắc nghiệm: Có ba cách lập luận cho câu tục ngữ rút gọn “Đói cho sạch, rách cho thơm” em chọn cách nào? Đói cũng cho sạch, rách cũng cho thơm. Đói cho sạch còn rách cho thơm. Nếu đói cho sạch thì rách phải cho thơm. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận: Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: Nội dung: Nêu ra vấn đề để bàn bạc, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. Tính chất: Ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác. => Định hướng cho bài viết. Tìm hiểu đề văn nghị luận: Yêu cầu: Xác định đúng vấn đề. Phạm vi. Tính chất của bài. => Làm bài khỏi sai lệch. II. Lập ý cho bài văn nghị luận: Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 23 III. Luyện tập: Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người” Tìm hiểu đề: Luận đề: sách là người bạn lớn của con người. Tính chất: Bàn luận. Lập ý: Con người ta sống không thể không có bạn. Người ta cần bạn để làm gì? Sách thỏa mãn con người những yêu cầu nào mà được coi là người bạn lớn. Củng cố: - Đề bài văn nghị luận thường có nội dung và tính chất như thế nào? - Yêu cầu của việc tìm hiểu đề ra sao? Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Soạn và hiểu văn bản của bài 21 trang 26 “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docTUAN20~1.DOC