Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 24

A.Mục đích yêu cầu:

I.Môn Văn

 -Qua văn bản giúp hs cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

 -Hs nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng, cụ thể toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

 -Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh.

II.Tiếng Việt:

Nắm được:

 -Khái niệm câu chủ động, câu bị động

-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

III.Làm văn:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Tiết 95+96: Viết bài tập làm văn tại lớp. Tiết 93: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ -Phạm Văn Đồng- A.Mục đích yêu cầu: I.Môn Văn -Qua văn bản giúp hs cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết. -Hs nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng, cụ thể toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. -Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh. II.Tiếng Việt: Nắm được: -Khái niệm câu chủ động, câu bị động -Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. III.Làm văn: Giúp hs: -Ôn tập về cách làm bài văn chứng minh cũng như kiến thức về văn và tiếng việt có liên quan. -Tự đánh giá trình độ viết văn chứng minh của bản thân để có hướng sửa chữa và phát huy. B.Tiến trình lên lớp: 1.Kiểm tra: ?Trình bày dàn ý chung của bài văn nghị chứng minh. ?Xem vở chuẩn bị bài của hs. 2Bài mới: *Giới thiệu bài: Ở lớp 6 chúng ta đã được học bài thơ “Đêm nay BaÙc không ngủ” của Minh Huệ, ai nấy đều xúc động trước hình ảnh bình dị của: Người cha mái tóc bạc Suốt đêm không ngủ: Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Hôm nay, lại thêm một lần nữa chúng ta nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc – người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ. *Gv nhắc hs mở SGK trang 52. -Gv ghi tựa đề lên bảng Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng *Gv hướng dẫn cách đọc -Giọng vừa mạch lạc rõ ràng vừa sôi nổi cảm xúc. -Chú ý những câu cảm, những lời bình. *Gv đọc mẫu, từ “Điều rất …… tuyệt đẹp” *Gv gọi 2 hs đọc đến hết bài. *Hs nhận xét bạn đọc *Gv đánh giá, rút kinh nghiệm ?Em hãy trình bày những hiểu biết của em về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. ?Hs bổ sung *Gv cho hs gạch vào SGK. ?Em hiểu gì về xuất xứ của văn bản này? ?Văn bản được viết theo thể loại văn gì? ?Ngoài 7 từ khó SGK đã giải nghĩa, các em thấy cần giải thích thêm từ nào nữa? ?Theo em, văn bản này có cấu trúc ba phần không? Vì sao? (không, chỉ có mở – thân bài vì là đoạn trích). ?Nội dung chính của văn bản này là gì? (ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ) ?Em hãy đọc lại đoạn văn 1. Đoạn này tác giả giới thiệu với chúng ta điều gì? ?Vấn đề nêu ra được nhấn mạnh và mở rộng như thế nà trước khi chứng minh? (vừa trực tiếp nêu vừa nhấn mạnh tầm quan trọng, giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy). *Gv diễn giải chuyển ý ?Em hãy theo dõi đoạn từ “Con người …” đến hết. Đoạn này người viết làm gì? ?Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, thủ tướng đã nêu chứng cớ về những phương diện nào trong đời sống của Bác? (giản dị trong tác phong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết). ?Chứng minh Bác là người là người giản dị trong sinh hoạt tác giả đã nêu ra những chứng cứ nào? Nêu theo trình tự nào, có hợp lý không? Có sức thuyết phục không? Vì sao? (ăn, ở, làm việc, trình tự rất hợp lý từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, ai đọc cũng cảm phục). ?Sau mỗi chứng cớ, tác giả nêu nhận xét, em hãy chỉ ra đâu là lời nhận xét của tác giả? ?Theo em lời nhận xét ấy như thế nào? *Gv diễn giảng. ?Em có thể đọc môt khổ thơ, hay một câu thơ nói đời sống giản dị, ngôi nhà Bác ở? *Gv chuyển ý. ?Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, thủ tướng đã nêu những chi tiết cụ thể nào? ?Nêu nhận xét của em về cách nêu dẫn chứng trong đoạn này? (liệt kê …). ?Trong đoạn văn tác giả dùng hình thức chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm. Hãy chỉ ra câu văn bình luận và biểu cảm, hãy chỉ ra câu văn bình luận biểu cảm? (một đời sống như vậy thanh bạch tao nhã biết bao) ?Nêu tác dụng của những câu văn biểu cảm đó? (bày tỏ tình cảm quý trọng của *Gv diễn giảng. ?Em hãy theo dõi đoạn văn “Nhưng chớ … ngày nay”. ?Lời giải thích của tác giả ở đoạn này giúp em hiểu gì về lý do Bác sống giản dị? (vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân, đời sống giản dị hoà hợp với các giá tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quý tuyệt đẹp ở Bác Hồ). ?Nêu nhận xét về lời giải thích và bình luận của tác giả ở đoạn văn này? (sâu sắc mang cảm xúc quý trọng ngưỡng mộ). *Gv diễn giảng chuyển ý: ?Em hãy đọc phần còn lại của văn bản. ?Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác? Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh? (nổi tiếng về ý nghĩa, ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người dân đều biết, đều thuộc) ?Em hiểu thêmgì về lời nói và cách viết của Bác? ( Thảo luận) * Giáo viên diễn giảng ?Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” mang lại cho em những hiểu biết mới mẽ, sâu sắc nào về Bác (Thảo luận) ?Qua văn bản em học tập được gì về cách nghị luận của Thủ tướng ?HS đọc to phần ghi nhớ *Giáo viên diễn giảng ?Em hãy đọc một câu thơ nói về sự giản dị trong thơ văn của Bác -“Nhà gác………………………. …………………………đi giữa thế gian” (Theo chân Bác- Tố Hữu) -(Tức cảnh Pắc Pó)( Việt Bắc) -Không có……… ……………………làm nên (Trích lời khuyên thanh niên của Bác) I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Giới thiệu a.Tác giả -Phạm Văn Đồng( 1906-2000) quê xã Đức Tân , huyện Mộ Đức , tỉnh Quảng Ngãi -Là nhà cách mạng, nhà văn hoá nổi tiếng, ông tham gia cách mạng 1925 từng là Thủ Tướng chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí minh. -Các bài nói, bài viết của ông lời văntrong sáng, tư tưởng sâu sắc giản dị, tình cảm sôi nỗi, lôi cuốn người đọc. b.Tác phẩm: -Xuất xứ: Trích từ diễn văn “ Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách dân tộc – lương tâm của thời đại”mà cố Thủ tướng đã trình bày trong lễ kỷ niệm 80 ngày sinh của Bác. -Thể loại: Nghị luận chứng minh -Từ khó : Nhất quán : Thống nhất Tiêm tất : Tươm tất -Bố cục: Giáo viên cho học sinh đánh dấu vào SGK II. Tìm hiểuvăn bản: 1.Nêu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ. 2.Chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ a.Trong sinh hoạt -Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, không để rơi vãi một hạt, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch,thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất… -Cái nhà sàn vỏn vẹn chỉ có ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng -Suốt đời làm việc từ lớn đến nhỏ: cứu nước,cứu dân, trồng cây, viết thư, nói chuyện, …… àdẫn chứng xác thực, nhận xét sâu sắc => dể hiểu, dể thuyết phục người đọc b.Trong quan hệ với mọi người -Viết thư cho một đồng chí -Nói chuyện với các cháu miền Nam -Đi thăm nhà tập thể công nhân -Việc gì làm được thì tự làm -Đặt tên cho gnười phục vụ : Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi à liệt kê tiêu biểu => người viết quí trọng tác động tới tình cảm người nghe. c.Giản dị trong cách nói và viết. -“Không có gì quí hơn độc lập tự do” -“ Nước Việt Nam là một……………không bao giờthay đổi” àngắn gọn, dể nhớ=> có sức tập hợp lôi cuốn, cảm hoá lòng người. II.Tổng kết: (Ghi nhớ trong SGK/trang 55) IV.Luyện tập: 3. Củng cố dặn dò: ? Tác giả đã nêu những chứng cớ về hnững phương diện nà trong đờisống con người Bác ?Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản này là gì? -Học thuộc phần ghi nhớ -Sưu tầm những mẩu chuyện, câu, khổ, đoạn thơ nói về sự giản dị của Bác -Đọc kỹ bài đọc thêm trang 56 -Đọc trước bài: “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 1.Kiểm tra: Trình bày ngắn gọn hiểu biết cuả em về C61 Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được cố Thủ tướng viết trong hoàn cảnh nào? Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ thủ tướng đã nêu chứng cứ ở những phương diện nào? Đọc một câu, một khổ thơ nói về đức tính giản dị của Bác mà em thích? 2.Bài mới: Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng *Gv giới thiệu bài: *Gv chép vd a, b trang 57 lên bảng ?Xác định chủ ngữ của hai VD trên khác nhau như thế nào? Câu a nói về mọi người chủ động thực hiện hành động hướng vào em. Câu b nói về em, em chịu sự hướng tới của mọi người. *Gv diễn giảng: -Những câu có chủ thể chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào vật khác như ví dụ a gọi là chủ động. -Những câu có chủ thể chỉ người, vật được hành động của nngười khác hướng vào như ví dụ b là câu bị động. ?Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? ?Ba hs lặp lại. *Cô có 2 ví dụ sau: a.Bác đặt cho một số đồng chí những cái tên. b.Những đồng chí được Bác đặt cho những cái tên. ?Chủ ngữ của câu a là ai? Thực hiện hành động gì? Hướng vào ai? ?chủ ngữ câu b là ai ? Hành động của người khác hướng về chủ ngữ đó là gì? *Giáo viên chuyển ý Em hãy đọc to, rõ yêu cầu 1 của mục II trang 57 ?Em hãy chọn câu a, b để điền vào chổ chấm? (chọn câu a,b) Câu b là câu chủ động hay câu bị động ?(câu bị động) ?Vì sao em chọn câu bị động?(cả đoạn sẽ liền mạch thống nhất. Hơn thế ý nghĩa của câu b là mọi người hướng tới “em” nó phù hợp với việc “ cả lớp sững sờ”; “bạn bè xao xuyến” ?Em hãy tìm trong văn bản đọc thêm trang 56 (Hồ chủ tịch hình ảnh của dân tộc) câu nào là câu chủ động? ?Em hãy chuyển câu văn ấy thành câ bị động? So sánh ý nghĩa của hai câu( thảo luận) Qua các ví dụ trên em hãy cho biết mục đích của việc chyển đổi câu chủ động thành câu bị động?(3 học sinh trả lời) *Giáo viên cho học sinh nhắc lại 2 kiến thức đã học -Học sinh đọc to yêu cầu bài tập -Học sinh tìm câu bị động -Vì sao tác giả chọn cách viết như vậy (tránh lập lại kiểu câu đã dùng trước nó , tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn) (thảo luận) I.Thế nào là câu chủ động - câu bị động Mọi người yêu mến em. C Em được mọi người yêu mến. C Học ghi nhớ trang 57 -Chú ý cho học sinh nhận diện hình thức của câu bị động thường hay chứa các từ bị động: bị, được II.Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : Mấy mươi năm xa cách quê hương , Người không quên mùi vị những món ăn đặc biệt Việt Nam Bây giờ người vẫn ưa thích những thứ ấy. -Mấy mươi năm xa cách ………… Bây giờ những thức ăn ấy vẫn được Người ưa thích. Học ghi nhớ trang 58 III.Luyện tập -Có khi…………………pha lê. -Tác giả “Mấy vần thơ”…………thi sỹ. 3.Cũng cố:dặn dò ?Thế nào là câu chủ động – câu bị động? Lấy ví dụ minh hoạ. ?Mục đích của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động? ?Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng câu chủ động và câu bị động. ?Xem lại dàn bài chung của bài văn chứng minh để chuẩn bị cho bài viết số 5 ? Đọc tài liệu tham khảo các bài nghị luận chứng minh về : -Các giá trị của rừng; của sách đối với đời sống con người -Đức tính :yêu nước , đoàn kết, kiên trì @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 95+96: BÀI VIẾT SỐ 5 1.Nhắc học sinh chuẩn bị giấy -Giáo viên chép đề lên bảng Dân gian ta có câu tục nghữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Nhưng có bạn lại bảo “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” . Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. 2.Những điều cần lưu ý -Đọc thật kỹ đề bài xác định chính xác luận điểm nào cần chứng minh -Từ luận điểm chính, hãy xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lý, rõ ràng, rành mạch đủ để làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm hệ thống dẫn chứng tiêu biểu hợp ly, có khả năng làm sáng tỏ cho từng luận điểm -Chữ viết phải đúng chính tả, dể đọc. Câu văn phải viết đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục. -Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung. 3.Xem học sinh làm bài 4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docTUAN24~1.DOC