I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc họa sắc nét hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai thế lực của hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định.
2) - Kiểm tra bài cũ.
- Sửa bài tập 2 ở nhà SGK/97.
- Kiểm tra bài soạn của học sinh.
3) Bài mới.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 (HKII)
Tuần 28
Bài 27 Tiết 109+110: Những trò lố hay là VaRen và Phan Bội Châu.
Tiết 111: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (tiếp).
Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
Yêu cầu cần đạt.
Hiểu được giá trị của tác phẩm “Những trò lố hay là VaRen và Phan Bội Châu” trong việc khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
Nắm được cách dùng cụm C-V để mở rộng câu.
Rèn luyện kỹ năng trình bày miệng về một số vấn đề xã hội và văn học.
Tiết 109+110: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CHÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc họa sắc nét hai nhân vật Varen và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai thế lực của hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định.
2) - Kiểm tra bài cũ.
- Sửa bài tập 2 ở nhà SGK/97.
- Kiểm tra bài soạn của học sinh.
3) Bài mới.
A-/ Giới thiệu bài.
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ra đời từ một hiện tượng lịch sử, nhà cách mạng Phan Bội Châu sau hai mươi năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước, đến năm 1925 bị thực dân Pháp bố trí bắt cóc từ Trung Quốc giải về nước xử tù chung thân, sau nhờ dân cả nước đấu tranh đòi thả, đã phải ra lệnh ân xá.
Varen vốn là đảng viên Đảng Xã Hội Pháp, phản bội Đảng được cử làm toàn quyền Đông Dương, trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ Phan Bội Châu và ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” để phơi bày thực chất của Varen.
B-/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
Hoạt động I: Đọc và tìm hiểu chú thích.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó mời 1 hoặc 2 em đọc tiếp.
s Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Aùi Quốc ?
s Hãy tóm tắt cốt truyện ?
Quan sát văn bản “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, cho biết:
s a/ Truyện để kể theo trình tự nào ?
s b/ Có thể chia truyện này thành mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì ?
s c/ Đoạn nào làm thành nội dung chính của đoạn.
II. Tìm hiểu văn bản :
1) Nhân vật:
s Trong tác phẩm có hai nhân vật chính là Varen và Phan Bội Châu đã được xây dựng theo quan hệ tương phản đối lập như thế nào ?
s Em hãy nhận xét về khối lượng ngôn ngữ mà tác giả đã dành cho việc khắc họa tính cách nhân vật ?
Hoạt động II: 2/ Cảnh VaRen gặp Phan Bội Châu:
s Em hãy phân tích cảnh Varen gặp Phan Bội Châu ở Hà Nội ?
a/ Hiện tượng ngôn ngữ được dành cho việc bộc lộ tính cách nhân vật thế nào?
b/ Qua ngôn ngữ đối thoại của Varen, động cơ tính cách của Varen được bộc lộ ra sao ?
c/ Bằng chính lời lẽ của mình Varen đã tự bộc lộ nhân cách nào của y ?
s Cũng bằng lời lẽ đó Varen đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào ?
s Bằng ngôn ngữ độc diễn trước Phan Bội Châu, Varen đã diễn trò lố cuối cùng của mình như thế nào ?
s Theo dõi phần cuối truyện, cho biết :
a/ Trong khi Varen nói, Phan Bội Châu có những biểu hiện nào ?
b/ Các biểu hiện đó cho thấy Phan Bội Châu đã có thái độ như thế nào trước lời lẽ của Varen ?
c/ Thái độ ấy toát lên đặc điểm nào trong nhân cách Phan Bội Châu ?
s Lời bình của tác giả trước hiện tượng im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện giọng điệu như thế nào? Có ý nghĩa gì ?
Giáo viên chốt:
Varen đã dùng thủ thuật ăn nói nhằm vuốt ve, dụ dỗ Phan Bội Châu cộng tác với người Pháp, lời lẽ vuốt ve, dụ dỗ, nhưng tính cách liến thoắng bịp bợm, Phan Bội Châu phớt lờ, ông đã thể hiện thái độ khinh bỉ và kiên cường trước kẻ thù.
s Truyện được kết thúc bằng lời tái bút. Vậy giá trị của lời tái bút là thế nào ? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời tái bút ?
sTrong khi thuyết giáo về cách sống của mình, Varen cũng kiêu hãnh. Trong khi không nghe Varen thuyết giáo, Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh.
Theo em, sự khác nhau của hai niềm kiêu hãnh đó là gì ?
Hoạt động III : Tổng kết :
1) Em cảm nhận từ truyện những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu :
a/ Những ý nghĩa nội dung nổi bật nào ?
b/ Những giá trị hình thức đặc sắc nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/95.
Hoạt động 4 : Luyện tập:
Bài tập 1,2(SGK/95)
Học sinh đọc tiếp chú ý đến giọng điệu.
Tác giả – Tác phẩm SGK/104.
Sau 20 năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước, đến năm 1925 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bố trí bắt cóc ở Trung Quốc và giải về giam ở Hỏa Lò Hà Nội và bị xử tù chung thân. Nhưng do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Pháp đã ra lệnh ân xá. Varen trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhận chức có tuyên bố sẽ quan tâm đến vụ này. Nội dung truyện là sự tưởng tượng của Nguyễn Aùi Quốc nghĩ ra cuộc hành trình của Varen từ Pháp sang Việt Nam khi Phan Bội Châu vẫn bị giam trong nhà tù.. Bắt đầu đến Sài Gòn rồi qua kinh đô Huế và cuối cùng là Hà Nội. Đến đâu Varen cũng dừng lại rồi được nghênh tiếp rồi tiệc tùng. Cuối cùng rồi cũng có cuộc gặp gỡ giữa Varen và Phan Bội Châu. Tại đây Varen dùng thủ đoạn vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách liến thoắng và trắn trợn với Phan Bội Châu, Trong khi Phan Bội Châu im lặng, phớt lờ, coi như không có Varen trước mặt.
a/ Kể theo trình tự thời gian: từ khi ông Varen xuống tàu đến khi tới khám giam cụ Phan Bội Châu tại Hà Nội.
b/ Chia ba đoạn:
Từ đầu đến vẫn bị giam trong tù: Tin Varen sang Việt Nam.
Tiếp đến thì tôi làm toàn quyền : trò lố của Varen đối với Phan Bội Châu.
Đoạn còn lại : thái độ của Phan Bội Châu.
c/ Đoạn hai – Kể về trò lố của VaRen.
Tương phản giữa hai cuộc sống của hai nhân vật đối kháng nhau:
+VaRen một viên toàn quyền, một kẻ thống trị được nghênh tiếp một cách trọng vọng.
+Phan Bội Châu, chỉ là thân phận người ở tù.
Đây là sự tương phản đối lập của hai nhân vật: một là kẻ bất lương nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vĩ đại nhưng thất bại, bị đàn áp.
Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách VaRen. Còn Phan Bội Châu lấy sự im lặng làm phương thức đối lập.
Đây là một bút pháp với lối viết vừa tả, vừa gợi ý; một lối viết thâm thúy độc đáo.
(Học sinh thảo luận)
VaRen đối thoại huyên thuyên trong khi Phan Bội Châu không nói gì ?
Vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm “Tôi đem đến tự do cho ông đây”,”…để mặc đấy những ý nghĩ phục thù”, “Ông và tôi tay nắm chặt tay…”, “đốt cháy những cái mình tôn thờ và tôn thờ những cái mà mình từng đốt cháy…”
Kẻ thực dụng đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ vì quyền lợi cá nhân.
Không phải giúp đỡ giải phóng Phan Bội Châu mà là ép buộc cụ từ bỏ lý tưởng và dân tộc mình.
Không phải vì tự do của Phan Bội Châu mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là danh lợi của VaRen.
Kẻ phản bội lý tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lý tưởng cao cả nhất.
Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm đáng cười.
a/ Nhìn VaRen …và im lặng dững dưng.
Đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống.
Mỉm cười một cách kín đáo.
Nhổ vào mặt VaRen.
b/ - Ngạc nhiên.
- Khinh bỉ.
c/ - Cứng cỏi.
- Không chịu khuất phục.
- Kiêu hãnh trung thành với lý tưởng.
Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai làm rõ thêm thái độ, tính cách của Phan Bội Châu.
(Học sinh thảo luận)
Nếu ở lời kết thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu là im lặng dửng dưng thì ở lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt (nhổ vào mặt VaRen ) như với kẻ thù.
Phải có nhiều cách tỏ thái độ, chỉ im lặng dửng dưng chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó. Cách dẫn truyện hóm hỉnh thú vị làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.
( Trao đổi nhóm trả lời)
Ởõ VaRen: kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện, đáng để cười.
Ở Phan Bội Châu: kiêu hãnh vì kiên định lý tưởng yêu nước, đáng khâm phục…
a/ - Đả kích viên toàn quyền VaRen với các hành động lố bịch của y.
- Ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
b/ Cách viết truyện bằng hư cấu tưởng tượng trên cơ sở sự thật.
Sử dụng biện pháp tương phản để khắc họa nhân vật và làm nổi chủ đề tác phẩm.
Kết hợp ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ người kể chuyện – Tác giả.
Số 1: trong khi Phan Bội Châu vẫn nằm tù thì VaRen đang nhởn nhơ ở Sài Gòn với các nghi lễ nghênh tiếp. Người dân Sài Gòn đâu có mặn mà gì với vai trò đó. Họ nhìn toàn quyền với đôi mắt hiếu kỳ. Tác giả không nói nhiều, tả nhiều mà chỉ bằng vài nét chấm phá thông qua lời bình phẩm của người dân đã vẽ lên một viên toàn quyền đầy vẻ uy quyền, bảnh bao nhưng đểu cáng, bịp bơm.
Số 2: Những trò lố hay những trò đểu cáng, tráo trở, dụ dỗ, bịp bợm.
I/ Giới thiệu tác phẩm – Tác giả:
SGK/92
II/ Tìm hiểu văn bản:
1) Nhân vật:
VaRen: viên toàn quyền Đông Dương, do sức ép công luận mà chính thức hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu: Nhà cách mạng bị giam trong tù.
2) Cảnh VaRen gặp Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu
… nhìn VaRen lời nói của VaRen lọt váo tai Phan Bội Châu chẳng khác nào “nước đổ lá môn” và cái dửng dưng im lặng…
… mỉm cười một cách kín đáo vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua…
Nhổ vào mặt VaRen.
Vị anh hùng thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi người trong vòng tay nô lệ tôn sùng.
ð Thái độ khinh bỉ và kiên cường trước kẻ thù.
VaRen
Tôi đem lại tự do cho ông.
Tay phải bắt tay Phan Bội Châu, tay trái nâng cái gông.
Có đi phải có lại, hứa với tôi… Trung thành cộng tác, hợp lực với nước Pháp.
… ông sẽ được tất cả cho đất nước, được cho ông.
Con người phản bội giai cấp vô sản, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ lòng tin giai cấp mình
ð Một con người gian trá, lố bịch, đáng cười, đê tiện nhất.
4) Củng cố :
s Em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật và qua đó là thÁi độ của tác giả?
Để làm bật hai nét tính cách đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
5) Dặn dò:
Xem lại tóm tắt truyện. Học thuộc phần ghi nhớ SGK/95.
Soạn bài: Dùng cụm Chủ-Vị để mở rộng câu: Luyện tập( tiếp theo) SGK/96-97.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 111:
DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU : LUYỆN TẬP.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
Hoạt động 1.
Yêu cầu học sinh nhắc lại phần lý thuyết (đã học ở bài 25)
Hoạt động 2.
Làm bài tập ð hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập luyện tập.
Giáo viên ghi sẵn các bài tập trên bảng phụ.
s Em hãy xác định yêu cầu của BT1.
s Gọi học sinh lên bảng làm bài.
sYêu cầu học sinh phân tích cấu tạo câu nêu rõ vai trò ngũ pháp của mỗi cụm C-V tìm được.
* Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
Hướng dẫn học sinh thảo luận tổ (mỗi tổ làm một câu):3 phút.
Gọi học sinh ở dưới lớp cho ý kiến về bài tập của mỗi nhóm.
* Giáo viên: tổng hợp ý kiến và sửa lại bài cho đúng.
s Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 3.
sGọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
s Ở ví dụ 3a em làm thế nào?
s Nêu cách làm của 3 em ở ví dụ 3b, 3c.
Hai học sinh nhắc lại 2 ghi nhớ được học ở bài 25 trang 68-69/SGK.
Học sinh làm bài tập trước ở nhà. Sửa bài theo hường dẫn của giáo viên.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
3 học sinh lên bảng phân tích ví dụ.
+ Câu 1a: Cụm C-V làm chủ ngữ. Cụm C2 – V2 làm phụ ngữ cho ĐT: cho phép.
+ Câu 1b: 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT: khi.
+ Câu 1c: 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ: Thấy.
Thảo luận theo tổ: Tổ 1-câu 1, Tổ 2-câu 2…
Đại diện tổ lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Câu 2a: Thay dấu chấm bằng “làm cho”.
+ Câu 2b: Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (thay dấu hai chấm bằng từ răng)
+ Câu 2c: Bỏ dấu chấm và từ “điều đó” – Cụm C-V làm chủ ngữ và phụ ngữ cho ĐT.
Mỗi học sinh làm một câu.
Nêu cách thực hiện ở mỗi câu.
+ Câu 3a: Thay dấu phẩy bằng từ “khiến”.
+ Câu 3b: bỏ dấu chấm.
+ Câu 3c bỏ dấu chấm và các từ “sự ra đời của các vở kịch ấy”ð cụm C-V làm chủ ngữ.
I/ Lý thuyết:
1) Thế nào là cụm chủ vị để mở rộng câu (ghi nhớ SGK/68)
2) Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu (ghi nhớ SGK/69).
II/ Luyện tập:
Xác định cụm C-V và vai trò ngữ pháp của nó.
a/ Khí hậu nước ta ấm áp /
C V
cho phép ta quanh năm
ĐT VN
trồng trọt, thu hoạch bốn
V
mùa.
b/ Có kẻ nói từ khi các
DT
thi sĩ ca tụng cảnh núi non,
C V
hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có
DT
người lấy tiếng chim kêu,
C V
tiếng suối chảy để làm đề
ngâm vịnh, tiếng chim,
tiếng suối nghe mới hay.
c/ … khi chúng ta / thấy
CN ĐT
những tục lệ tốt đẹp ấy mất
VN C V
dần và những thứ quý nhất
C
của đất nước mình thay dần
C V
bằng…
2) Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
a/ Chúng em học giỏi /
C V
làm cho cha mẹ và thầy cô
ĐT C
rất vui lòng.
V
(Cụm C-V làm CN-Phụ ngữ)
b/ Nhà văn Hoài Thanh
khẳng định rằng cái
ĐT C
đẹp là cái có ích
C V
(cụm C-V làm phụ ngữ).
c/ Tiếng Việt rất giàu
C V
thanh điệu / khiến lời nói
V ĐT C
của người Việt Nam ta du
C
dương trầm bổng.
V
3) Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần…
a/ Anh em hòa thuận
C V
// khiến hai thân vui vầy.
ĐT C V
b/ Đây là cảnh một
rừng thông ngày ngày biết
ĐT
bao nhiêu người qua lại.
C V
c/ Hàng loạt vỡ kịch
như “Tay người đàn bà”,
“Giác ngộ”, “Bên kia sông
C
Đuống”,…ra đời // đã sưởi
V
ấm cho ánh đèn sân khấu ở
VN
khắp mọi miền đất nước.
* Củng cố :
Nhắc lại phần lý thuyết.
Nhắc lại yêu cầu luyện tập.
* Dặn dò:
Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
Chuẩn bị bài: luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề.
ð Đọc kỹ phần hướng dẫn chuẩn bị ở nhà và thực hiện theo yêu cầu.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 112:
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ.
I/ Mục tiêu bài học: (SGV)
II/ Nội dung – Phương pháp:
Học sinh xác định được vấn đề cần giải thích.
Tìm được luận điểm, lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề.
Học sinh trình bày miệng trước lớp (chú ý lời nói, giọng nói, tư thế,…)
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép lập luận giải thích ?
Dàn ý gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
Kiểm tra việc chuẩn bị bài vỡ ở nhà của học sinh.
Bài mới:
A/ Giới thiệu bài:
Vừa qua chúng ta được tìm hiểu kỹ về kiểu bài nghị luận giải thích. Hôm nay để củng cố kiến thức vừa mới được học cũng như luyện tập cho các em có sự trình bày mạnh dạn, tự nhiên và trôi chảy trước tập thể về những kiến thức xã hội và văn học. Cô mời các em cùng tham gia tiết luyện nói: “Bài văn giải thích một vấn đề”.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
B/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động 1:
Giáo viên kiểm tra bài làm (bài chuẩn bị) của học sinh.
Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của tổ viên.
Hướng dẫn học sinh tìim hiểu đề, dàn ý.
Giáo viên yêu cầu đọc lại đề ð Giáo viên ghi lên bảng.
Em hãy xác định yêu cầu của đề ?
+ Giải thích để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Khẳng định vấn đề nêu trên là đúng.
Học sinh các tổ được phân công (tuần trước) để chuẩn bị.
Hoạt động 2:
Giáo viên nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói và cho điểm.
(+ Đầy đủ nội dung và phát biểu tốt, nói lưu loát=9 điểm.
+ Nói lưu loát, còn thiếu vài chi tiết = 8 điểm.
+ Nói chưa tốt = 5 điểm.)
* Giáo viên sơ kết tiết luyện nói:
Nêu những ưu điểm của học sinh ð Học sinh phát huy.
Nêu những mặt hạn chế ð Học sinh hiểu và khắc phục để tiến bộ, để nói tốt hơn.
ð Học sinh làm tốt bài kiểm tra.
Hoạt động của trò:
Học sinh đại diện tổ lên nói ð Bình tỉnh, tự tin, nhiệt tình.
Học sinh giải thích chủ yếu bằng lời nói kết hợp với dáng điệu, cử chỉ.
Không lệ thuộc vào bài làm viết sẵn ð nói những điều em hiểu chứ không phải đọc bài làm (Học sinh nói to, rõ).
Khi nghe bạn nói em cần: trật tự, chăm chú nghe ð phê bình, nhận xét bài.
Chú ý xem sự giải thích của bạn chỗ nào thành công, chỗ nào còn hạn chế ð Học sinh lắng nghe sự đánh giá của thầy cô và các bạn.
Học sinh xem lại bài theo từng tổ ð cử đại diện trình bày trước lớp.
Tố 1 : Mở bài và kết bài(đề 1).
Tổ 2 : Thân bài (đề 1).
Tổ 3 : Cả bài (đề 1).
Tổ 4 : Mở bài và kết bài (đề 2).
Tổ 5 : Thân bài (đề 2).
Tổ 6 : Cả bài (đề 2).
* Tập thể lắng nghe, góp ý, bổ sung.
PHẦN GHI BẢNG
LUYỆN NÓI:
BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
Xác định nhiệm vụ của đề:
* Đề 1: Trình bày sự giải thích của em đối với câu tục ngữ mà em thấy rất hay, khiến em thấm thía (Học sinh có thể chọn bất kỳ một câu tục ngữ nào mà các em thấy hay và thấm thía.).
* Đề 2: Hãy giải thích vì sao những tấn trò mà VaRen bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố” ?
DÀN Ý
Giải thích câu tục ngữ: “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”.
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Lòng biết ơn.
Dẫn câu trích dẫn: Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu chuyển ý: Ta hãy dùng lý lẽ để làm rõ câu tục ngữ này.
II. Thân bài:
1) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
Quả là gì ?
Kẻ trồng cây là ai ?
Ý nghĩa của cả câu ?
2) Vì sao phải trồng cây?
Tất cả những thành quả không tự nhiên mà có.
Những người làm ra thành quả rất khó nhọc mới có được.
Là đạo đức làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3) Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ chúng ta phải làm gì ?
Ghi nhớ công ơn.
Có ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy tạo nên thành quả mới.
III. Kết bài:
Khẳng định vấn đề.
Liên hệ bản thân.
DÀN Ý
I. Mở bài:
Nêu vấn đề: Trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, không chỉ có những cuộc đấu tranh về quân sự mà còn có cuộc đấu tranh về mặt chính trị, tư tưởng. Những “trò lố” mà VaRen đã diễn ra cho Phan Bội Châu “xem” trong nhà tù là một cuộc đấu tranh như thế.
Trích đề: Vì thế những tấn trò mà VaRen bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “những trò lố”.
Định hướng giải thích: Ta hiểu như thế nào vế cách nói của tác giả Nguyễn Ái Quốc ?
II. Thân bài:
1) Giải nghĩa:
Tấn trò là gì ? Lớp có tính chất cao trào của vở tuồng, vở kịch: thường dùng để chỉ từng cảnh ngộ có nhiều kịch tính ở đời.
Lố là gì ? Không hợp với lẽ thường của người đời đến mức đáng chế nhạo.
2) Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại nói những tấn trò mà VaRen bày ra với Phan Bội Châu là “Những trò lố” ?
Trò lố thứ 1: VaRen do sức ép của công luận, nửa chính thức hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng “ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã” và trong 4 tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.
ð Hắn hứa nhưng không tích cực thực hiện.
Trò lố thứ 2: Đến Sài Gòn, VaRen được tiếp rước long trọng với những lời chúc tụng, với những cuộc tuần du linh đình qua khu phố bản xứ. Trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù.
ðHắn đâu còn nhớ đến lời hứa của mình. Có phải chăng đó là “cách chăm sóc” Phan Bội Châu , vẫn để Phan Bội Châu “nghỉ ngơi” trong tù.
Trò lố thứ 3: Từ Sài Gòn ra Hà Nội, VaRen dừng lại ở Huế, triều đình An Nam do hoàng đế dẫn đầu sẽ tất tưởi đi nghênh tiếp hiện thân tôn nghiêm của nước Pháp. Ông được đón tiếp long trọng và được gắn mề đay. Trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù.
ð Một tên bất lương, một kẻ phản bội giai cấp vô sản, một tên chính khách đã bị đồng nbọn đuổi ra khỏi tập đoàn mà lại được trọng vọng như thế. Thật là lố bịch và buồn cười !
Trò lố thứ 4:
a. Lời dụ dỗ: trơ trẽn và lố bịch.
“ tôi đem tự do đến cho ông đây ! – VaRen tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kếch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm.
Nhưng có qua phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lý”.
ð Tự do mà VaRen đem đến cho Phan Bội Châu là tự do có điều kiện chứ không phải là lòng tốt thật sự: tự do mà phải hợp tác với kẻ thù.
ðĐấy là sự lố bịch vì chẳng bao giờ Phan Bội Châu chấp nhận hợp tác với giặc. Vậy thì sự tự do sẽ không được thực hiện ð Lời nói mâu thuẫn với thực tế.
b. “chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một sự tự trị, một nước Pháp ở Châu Á “.
ð Lời nói của VaRen thật nực cười bởi vì nước ta muốn trở thành “một quốc gia tân tiến lớn”, thực dân Pháp đã bỏ tù, đã giết hại bao nhiêu người Việt Nam yêu nước (Hs giải thích thêm).
c. “…hãy từ bỏ những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy là ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông !”.
ð Câu nói lố bịch của VaRen đã bảo một người yêu nước là Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của ông “Từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ”.
ð Nếu thực hiện như lời của tên toàn quyền thỉ Phan Bội Châu sẽ mất tất cả: danh dự của bản thân, bạn bè, đồng chí và mất nước ð vậy lời nói “ông sẽ được tất cả” là chuyện hão huyền. Ở đây chỉ là “được” về vật chất, tiền, của, cái “được” rất nhỏ so với cái “mất” (lương tâm, bạn bè, gia đình, tổ quốc) là rất lớn.
d. Nêu gương xấu mà tự hào là gương tốt:
Và tên toàn quyền đã kể cho Phan Bội Châu nghe chuyện về những trợ thủ của ông đã quay lưng ra đầu thú cộng tác với kẻ thù thực dân, nêu ra trường hợp của mình, kể tên các chiến hữu của hắn “đã đốt cháy những gì mình tôn thờ” để làm gương cho Phan Bội Châu.
ðHắn đã không biết nhục, lẽ ra đó là những tấm
File đính kèm:
- TUAN28~1.DOC