Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 6: Luyện tập tạo lập văn bản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Nắm chắc hơn những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản

 - Luyện tập thực hành các bước trong quá trình tạo lập văn bản

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tạo lập một văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên

3. Thái độ: - Có ý thức tạo lập văn bản phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 6: Luyện tập tạo lập văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 6: Ngày soạn:26/9/2010 Ngày dạy: /10/2010 Luyện tập tạo lập văn bản I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc hơn những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản - Luyện tập thực hành các bước trong quá trình tạo lập văn bản 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tạo lập một văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên 3. Thái độ: - Có ý thức tạo lập văn bản phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6 - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Đọc đoạn văn (6 à 8 câu đã làm ở nhà) trong đó có sử dụng ít nhất 3 đại từ dùng để trỏ, 3 đại từ dùng để hỏi. ?- Nêu lại các bước tạo lập văn bản? Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ (câu hỏi 2) à Dẫn dắt vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại các bước tạo lập văn bản (đã thực hiện ở phần KT bài cũ) à GV khái quát và chốt ý chính. Định hướng văn bản - Đối tượng: Viết (nói) cho ai? - Mục đích: Viết (nói) để làm gì? - Nội dung: Viết (nói) về cái gì? - Cách thức: Viết (nói) như thế nào? Xây dựng bố cục cho văn bản: - Tìm ý - Sắp xếp ý rành mạch hợp lý, thể hiện đúng định hướng văn bản 3. Viết thành văn 4. Kiểm tra – sửa chữa - bổ sung văn bản Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về tạo lập văn bản: Cho đề bài sau: Câu chuyện về một giấc mơ đẹp cho bạn khuyết tật thiệt thòi. (1)?- Hãy vận dụng các bước tạo lập văn bản để giải quyết đề bài trên! (Cho HS thực hiện theo 4 nhóm à Đại diện trình bày à HS nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) Bước 1: - Đối tượng giao tiếp: Mọi người (bạn bè, thầy cô,...) - Mục đích giao tiếp: Để mọi người cùng chia sẻ câu chuyện tưởng tượng đầy tính nhân văn cao đẹp - Nội dung văn bản: Giấc mơ đẹp cho bạn khuyết tật (Lưu ý: Câu chuyện không có thật, chỉ là một giấc mơ, nhưng tưởng tượng vẫn phải dựa trên cơ sở thực tế và có tính nhân văn cao cả) - Cách thức viết: Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Bước 2: Xây dựng bố cục (Tìm ý và lập dàn ý) + Mở bài: - Giấc ngủ đến nhẹ nhàng - Mơ lạc vào rừng và gặp cô tiên + Thân bài: - Cô tiên cho em viên ngọc ước, nhưng chỉ được ước một điều - Em băn khoăn chọn điều ước - Gặp một bạn tàn tật, theo bạn đến trường và ước cho bạn có một đôi chân lành lặn - Mấy ngày sau gặp lại bạn với đôi chân bình thường và cùng em đi dạo, chuyện trò + Kết bài: - Tỉnh giấc mơ - Vẻ đẹp của giấc mơ và mong muốn của em. Bước 3: Viết thành bài văn hoàn chỉnh Bước 4: Đọc, kiểm tra và sửa chữa văn bản. (Bước 3, 4: HS dần hoàn thiện) (2)?- Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề bài trên. (HS thực hiện theo từng cá nhân à GV quan sát + sửa chữa à Cho điểm) Đoạn văn mở bài gợi ý: “Sau một ngày học tập và vui chơi thoải mái, giấc ngủ đến với em thật dịu dàng và đã đem đến cho em bao điều kì lạ. Em thấy mình lạc vào một khu rừng um tùm cây lá, hoa nở rực rỡ, chim hót líu lo. Em ngắt một bông hoa rừng còn đẫm sương đêm. Bỗng em cảm thấy có một làn sương mỏng bay qua… Một cô tiên xinh đẹp tuyệt trần hiện ra ngay trước mắt…” (3)?- Dựa vào dàn ý vừa lập, hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh (Nếu không đủ thời gian thì cho HS về nhà làm) Hoạt động 4: Củng cố: (4)?- Yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản? A. Thời gian (văn bản được viết (nói) vào lúc nào?) B. Đối tượng (Viết (nói) cho ai?) C. Mục đích (Viết (nói) để làm gì?) D. Cách thức (Viết (nói) như thế nào?) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã luyện tập - Hoàn thành bài tập (3) - Chuẩn bị BTKT về thơ trung đại: + Sông núi nước Nam + Phò giá về kinh + Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra + Bài ca Côn Sơn I. kiến thức cơ bản: Các bước tạo lập văn bản: Định hướng văn bản Xây dựng bố cục cho văn bản: - Tìm ý - Sắp xếp ý (dàn ý) 3. Viết thành văn 4. Kiểm tra – sửa chữa - bổ sung văn bản Ii. bài tập: Đề bài: Câu chuyện về một giấc mơ đẹp cho bạn khuyết tật thiệt thòi. 1. Bài 1: - Bước 1: Định hướng văn bản - Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý (Bảng phụ) 2. Bài 2: (Viết đoạn văn) a/ Mở bài b/ Kết bài Đáp án (A) Kiểm tra ngày ..... tháng ….. năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan