I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về một số tác phẩm thơ trung đại (Sông núi nước Nam – Phò giá về kinh – Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra về giá trị nội dung dung cũng như giá trị nghệ thuật.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ và trả lời một số câu hỏi có liên quan đến tác phẩm.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 7: Sông núi nước nam – Phò giá về kinh – Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7:
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày dạy: /10/2011
Bổ trợ kiến thức về thơ trung đại:
Sông núi nước nam – phò giá về kinh
– buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về một số tác phẩm thơ trung đại (Sông núi nước Nam – Phò giá về kinh – Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra về giá trị nội dung dung cũng như giá trị nghệ thuật.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ và trả lời một số câu hỏi có liên quan đến tác phẩm.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6,…
- HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(1) - Kiểm tra bài viết hoàn chỉnh mà HS thực hiện ở nhà (BT.3)
(2)?- Kể tên các bài thơ trung đại Việt Nam mà em đã học!
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ phần kiểm tra bài cũ (câu hỏi 2) à dẫn dắt HS vào bài.
# Nội dung dạy học cụ thể:
Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê cho 4 bài thơ cần bổ trợ theo 4 nhóm
+ Nhóm 1:“Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà -?)
+ Nhóm 2: “Phò giá về kinh” (Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải)
+ Nhóm 3: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)
+ Nhóm 4: “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
TT
Tác phẩm
Tác
giả
Thể thơ
Nội dung
Nghệ thuật
1
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
?
Thất ngôn tứ tuyệt
- Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ DT
- Lập luận chặt chẽ
-Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
2
Phò giá về kinh”(Tụng giá hoàn kinh sư)
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Hào khí chiến thắng
- Khát vọng thái bình thịnh trị
-Diễn đạt cô đúc
- Cảm xúc dồn nén
3
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
- Cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu, đậm đà sắc quê, hồn quê
-Tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương nơi thôn dã của tác giả
- Chi tiết đặc sắc, gợi cảm
Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về 3 bài thơ
(1)?- Hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” có điểm gì chung?
(HS thực hiện à trình bày à HS nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung)
- Thể hiện bản lĩnh và khát vọng chiến thắng của dân tộc
- Âm hưởng, giọng điệu hào hùng
- Có sự hoà quyện giữa tính biểu ý và biểu cảm.
- Cô đúc, ngắn gọn nhưng ý thơ sâu sắc, tình cảm cao cả, thiêng liêng
(2)?- Phân tích cách lựa chọn và khắc hoạ chi tiết trong 2 câu cuối bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”?
(HS thảo luận nhóm theo bàn à Trình bày
à Nhận xét à GV sửa)
- 2 câu sau dựng lên 2 hình ảnh:
+ Tiếng sáo mục đồng gợi âm thanh
+ Cò trắng… nói về màu sắc
à Tất cả toát lên sự bình yên. Chiều xuống, sương lãng đãng nhưng cuộc sống không hề đìu hiu, buồn bã. Tâm thế của nhà thơ là từ trong phủ trông ra, cái nhìn vừa khoáng đạt vừa trìu mến trước cảnh vật.
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Đọc diễn cảm từng bài thơ!
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học
- Làm bài tập (3): Tìm từ Hán Việt trong bài “Phò giá về kinh” và “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
- Chuẩn bị: Luyện tập về từ Hán Việt
I. kiến thức cơ bản:
Thống kê một số bài thơ trung đại Việt Nam đã học
1. “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà - ?)
2. “Phò giá về kinh” (Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải)
3. “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)
(Bảng phụ)
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
- Thể hiện bản lĩnh và khát vọng chiến thắng của dân tộc
- Âm hưởng, giọng điệu hào hùng
- Có sự hoà quyện giữa tính biểu ý và biểu cảm.
- Cô đúc, ngắn gọn nhưng ý thơ sâu sắc, tình cảm cao cả, thiêng liêng
2. Bài 2:
(HS trả lời)
Kiểm tra ngày ..... tháng 10 năm 2011
File đính kèm:
- Tuan 7.doc