Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Biết được các bước làm bài văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài và kiểm tra lại văn bản

 - Hiểu cách tiến hành thực hiện các bước đó

2. Kĩ năng: - Rèn luyện các thao tác làm bài văn biểu cảm

3. Thái độ: - Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một một đề văn biểu cảm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 10: Ngày soạn: 26/10/2010 Ngày dạy: /11/2010 Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Biết được các bước làm bài văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài và kiểm tra lại văn bản - Hiểu cách tiến hành thực hiện các bước đó 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các thao tác làm bài văn biểu cảm 3. Thái độ: - Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một một đề văn biểu cảm. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra 15 phút Đề số I: Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm) 1. Thế nào là một văn bản biểu cảm ? A. Kể lại một câu chuyện xúc động B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống C. Khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống 2. Nhận xét sau đúng hay sai? Văn biểu cảm chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự A. Đúng. B. Sai. Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 3: Đoạn văn sau có phải là văn biểu cảm không? Nếu phải thì nội dung biểu cảm của đoạn văn là gì? Đoạn văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp, hãy chỉ rõ? “…Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Nhưng đôi tay của bé, bộ ngực của bé và đôi môi hồng của bé vẫn ấm áp. Bởi trong bé có một ngọn lửa! Chả thế mà mùa đông, mẹ thích hôn lên má bé. Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ. Thật thú vị biết bao khi mỗi con người là một ngọn lửa thiêng liêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này!” Đề số iI: Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm) 1. Dòng nào nói đúng nhất về văn biểu cảm ? A. Biểu cảm qua yếu tố tự sự B. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả C. Cảm xúc lúc nào cũng dạt dào D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp 2. Nhận xét sau đúng hay sai? Văn biểu cảm bao giờ cũng thể hiện cảm xúc trực tiếp bằng tiếng kêu, lời than,... A. Đúng. B. Sai. Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 3: (Giống đề I) Đáp án và biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 1,0 điểm. Đề số I + II: + Câu 1: D + Câu 2: B Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 3: Cần đảm bảo các ý sau: - Là đoạn văn biểu cảm à 1,5 điểm - Nội dung biểu cảm: Dù trong mùa đông lạnh giá, tình người vẫn ấm áp... à 1,5 điểm ố Ca ngợi tình yêu trẻ thơ, tình mẫu tử, tình cảm nhân ái giữa con người với con người à 2,0 điểm - Cách biểu cảm: + Trực tiếp: Câu 1; 6... à 1,5 điểm + Gián tiếp: MT + TS... à 1,5 điểm Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV giới thiệu sơ lược về vai trò của các bước thực hiên làm bài văn biểu cảm à dẫn dắt vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm à GV khái quát, chốt ý ?- Nêu các bước trong quá trình làm một bài văn biểu cảm? - Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý + Tìm hiểu đ : Xác định đối tượng và nội dung biểu cảm + Tìm ý: Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm nghĩ của mình trong từng trường hợp đó. - Lập dàn bài (sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần) - Viết thành bài văn hoàn chỉnh (vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp biểu cảm) - Đọc, kiểm tra và sửa chữa lại bài viết (nếu có lỗi) ?- Bố cục bài văn biểu cảm? + Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung + Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó + Kết bài: Nhấn mạnh lại cảm nghĩ chung, có thể liên tưởng, mở rộng Hướng dẫn HS làm một số bài tập luyện tập về cách làm bài văn biểu cảm. (1)?- Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho một trong hai đề văn sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bốn mùa quê hương em Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về một mùa mà em yêu thích nhất trong năm. (Hướng dẫn HS thực hiện à trình bày à nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) Tìm hiểu đề: + Đề 1: - Thể loại : Biểu cảm - Đối tượng biểu cảm: bốn mùa quê hương - Tình cảm thể hiện: Cảm nghĩ + Đề 2: - Thể loại : Biểu cảm - Đối tượng biểu cảm: một mùa trong năm - Tình cảm thể hiện: Cảm nghĩ Tìm ý: (Hướng dẫn HS thiết lập hệ thống câu hỏi để tìm ý) + Đề 1: - Làm cách nào để em giới thiệu bốn mùa trong năm? - Em chọn các chi tiết nào để miêu tả mùa xuân và hướng biểu cảm về điều gì trong cuộc sống? - Em chọn các chi tiết nào để miêu tả mùa hạ/ thu/ đông và hướng biểu cảm về điều gì trong cuộc sống? - Cảm xúc chung về bốn mùa đất nước? + Đề 2: - Nêu lí do chọn một trong bốn mùa: vì kỉ niệm gì? Vì cảm xúc gì? - Em dự kiến chọn các dấu hiệu nào về thiên nhiên của mùa em chọn, phù hợp với việc biểu cảm về kỉ niệm hoặc con người em mến thương, ấn tượng? - Cảm xúc trong em mỗi khi mùa về? Lập dàn ý: - Từ hai hệ thống câu hỏi trên, yêu cầu HS tự xây dựng dàn ý. (2)?- Lập dàn ý cho đề bài sau: Loài cây em yêu Gợi ý : (cây cau) A. Mở bài : - Cây cau thường phảng phất phong vị làng quê Việt Nam - Mỗi khi ngắm nhìn cau, trong em thường nẩy sinh rất nhiều cảm xúc B. Thân bài: - Hồi tưởng: Bà em thường ăn trầu bằng những quả cau trong vườn. - Nhớ hoa cau đẹp và thơm. - Hoa cau thơm nhẹ mà lưu lại rất lâu, đậm đà như người làng quê đằm thắm. - Thân cau vươn thẳng với tán lá trên cao khiến em lại liên tưởng đến sự tích trầu cau. - Cây cau giản dị, thanh cao như con người Việt Nam. C. Kết bài: - Cây cau gắn bó thân thiết với em - Em còn yêu cây cau vì nó làm cho khung cảnh làng quê thêm đẹp. (3)?- Dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 2, chọn một ý để phát triển thành một đoạn văn biểu cảm. (Hướng dẫn HS chọn viết) + VD: chọn ý “Nhớ hoa cau đẹp và thơm” để viết đoạn văn, có thể: - Để liên kết với đoạn trên (hồi tưởng bà ăn trầu), câu mở đoạn cần nói đến những quả cau tròn xinh ấy kết thành từ hoa cau à Viết tiếp một số câu miêu tả hoa cau; hương thơm của hoa cau gợi cảm xúc gì?... Hoạt động 4: Củng cố: ?- Câu văn: “Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là một câu chuyện thật bất ngờ đến với em trong đêm rằm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào trong đề văn: Cảm nghĩ về đêm rằm trung thu. A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Cả A, B, C đều sai Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài và hoàn thành các bài tập trên lớp - Làm BT (4) : Viết bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba dàn ý đã lập ở trên lớp. - Chuẩn bị: BTKT về thơ trung đại + Bỏnh trụi nước + Qua đốo Ngang + Bạn đến chơi nhà Kiểm tra 15 phút A. Đề bài: 1. Đề số I 2. Đề số II B. Đáp án và biểu điểm I. kiến thức cơ bản: 1. Các bước làm bài văn biểu cảm: - Tìm hiểu đề và tìm ý - Lập dàn bài - Viết bài văn hoàn chỉnh - Kiểm tra, sửa chữa lại bài viết 2. Bố cục bài văn biểu cảm: - Mở bài - Thân bài - Kết bài Ii. bài tập: 1. Bài 1: Tìm hiểu đề: + Đề 1: - Thể loại : Biểu cảm - Đối tượng biểu cảm: bốn mùa quê hương - Tình cảm thể hiện: Cảm nghĩ + Đề 2: - Thể loại : Biểu cảm - Đối tượng biểu cảm: một mùa trong năm - Tình cảm thể hiện: Cảm nghĩ. Tìm ý: (Bảng phụ) Lập dàn ý: (Bảng phụ) 2. Bài 2: Lập dàn ý về loài cây em yêu (Bảng phụ) 3. Bài 3: (Viết đoạn văn) Đáp án (C) Kiểm tra ngày ..... tháng 10 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan10.doc