Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 14 - Tiết 14: Luyện tập về từ đồng âm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu cụ thể hơn về từ đồng âm

 - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

 - Biết cách sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng từ đồng âm

3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ đồng âm trong khi nói và viết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 14 - Tiết 14: Luyện tập về từ đồng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 14: Ngày soạn: 18/11/2010 Ngày dạy: /11/2010 Luyện tập về Từ đồng âm I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu cụ thể hơn về từ đồng âm - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Biết cách sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng từ đồng âm 3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ đồng âm trong khi nói và viết. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?1- Làm bài tập 4 (về nhà) ?2- Bài ca dao sau sử dụng hiện tượng gì trong ngôn ngữ để đố: Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu khụng thắp? Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp khụng rang? Một trăm thứ than, than chi là than khụng quạt? Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua? Trai nam nhi anh đối đặng thỡ gỏi bốn mựa xin theo.. (Hiện tượng đồng âm...) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ (câu hỏi 2) à Dẫn vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ đồng âm ?- Thế nào là từ đồng âm? - Là những từ có hình thức (âm thanh, chữ viết) giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau ?- Cần chú ý điều gì khi sử dụng từ đồng âm? - Cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. ?- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa! Lấy VD minh họa! - Từ nhiều nghĩa là từ mà các nghĩa của nó có một mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. Nghĩa là sự phát triển nghĩa nghĩa của từ có 1 cơ sở, 1 lí do nhất định, có thể giải thích được VD: Các nghĩa của từ chân: (1)- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng (2)- Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân bàn,...) (3)- Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân tường,...) à Cơ sở chung của sự phát triển ngữ nghĩa ở đây là nét nghĩa “bộ phận (phần) dưới cùng” - Từ đồng âm là những tư có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn không có mối liên hệ nào (VD: hạt đậu, neo đậu...) Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ (1)?- Cho câu sau: Bác cất rượu đi! Em có thể hiểu câu trên theo mấy nghĩa? Hãy thêm vào câu đó vài từ để câu trở thành đơn nghĩa! (BT giúp HS hiểu rõ hơn cách sử dụng từ tránh cách hiểu nước đôi) (2)?- Tìm những từ, ngữ chứa các tiếng đồng âm sau: a/ đường kính: …………………………………. b/ chỉ: ………………………………………….. c/ câu: ………………………………………….. d/ cất: …………………………………………... e/ sao: ………………………………………….. (Cho HS thực hiện theo nhóm từng bàn à đại diện một só nhóm trình bày, bổ sungà GV chốt) a/ đường kính đường tròn – gói đường kính b/ cuộn chỉ, chỉ tay, chỉ còn 1 bài c/ câu cá, câu thơ, chim câu, rau câu d/ cất vó, cất rượu, cất tiền, cất hàng e/ sao trời, sao thuốc, sao vậy, bản sao (3)?- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: a/ trong (tính từ) – trong (quan hệ từ) b/ bắc (danh từ) – bắc (động từ) c/ đường (danh từ) – đường (danh từ) (HS thực hiện) (4)?- Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm trong bài ca dao sau: “Trời mưa, trời giú vỏc đú(1) ra đơm Chạy vụ ăn cơm chạy ra mất đú(2). Kể từ ngày mất đú(3) đú(4) ơi Răng đú(5) khụng phõn qua núi lại đụi lời cho đõy hay?” Gợi ý: - Từ đó mà tác giả dân gian sử dụng vừa là danh từ chỉ một dụng cụ đánh bắt, vừa là đại từ chỉ nơi chốn được lâm thời mượn làm đại từ nhân xưng chỉ người (chú ý từ đú(2), đú(3), đú(4)) Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- Giải thích nghĩa của từ “đồng” trong những trường hợp sau: a/ trống đồng:................................................... b/ làm việc ngoài đồng:.................................... c/ đồng lòng: ................................................... d/ đồng tiền: .................................................... (HS giải thích – GV chữa) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp. - Làm bài tập sau: (6)?- Viết một đoạn văn (6 à 8 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm - Chuẩn bị BTKT biểu cảm về sự vật, con người I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm: - Là những từ có hình thức (âm thanh, chữ viết) giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 2. Chú ý: a. Sử dụng từ đồng âm - Phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh b/ Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa Ii. bài tập: 1. Bài 1: 2. Bài 2: a/ đường kính đường tròn – gói đường kính b/ cuộn chỉ, chỉ tay, chỉ còn 1 bài c/ câu cá, câu thơ, chim câu, rau câu d/ cất vó, cất rượu, cất tiền, cất hàng e/ sao trời, sao thuốc, sao vậy, bản sao 3. Bài 3: a/ Nước trong cốc rất trong QHT TT b/ Chúng tôi đang bắc cầu ở ĐT phía bắc bờ sông DT c/ Nó chạy ra đường đứng DT uống cốc nước đường. DT 4. Bài 4: Kiểm tra ngày ..... tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc