Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9 - Tiết 9: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Đặc điểm của văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Nắm chắc khái niệm về văn biểu cảm

 - Hiểu thế nào là biểu cảm trực tiếp, thế nào là biểu cảm gián tiếp - Hiểu các đặc điểm cụ thể của văn biểu cảm

 - Phân biệt văn biểu cảm với tự sự và miêu tả.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản biểu cảm cũng như cách thể hiện tình cảm trong văn biểu cảm

 - Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm nhân văn trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9 - Tiết 9: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Đặc điểm của văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 9: Ngày soạn:18/10/2010 Ngày dạy: /10/2010 Bổ trợ kiến thức về văn biểu cảm : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - đặc điểm của văn biểu cảm I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc khái niệm về văn biểu cảm - Hiểu thế nào là biểu cảm trực tiếp, thế nào là biểu cảm gián tiếp - Hiểu các đặc điểm cụ thể của văn biểu cảm - Phân biệt văn biểu cảm với tự sự và miêu tả. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản biểu cảm cũng như cách thể hiện tình cảm trong văn biểu cảm - Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm nhân văn trong cuộc sống. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần ND kiến thức cơ bản) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV giới thiện khái quát về văn biểu cảm # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về văn biểu cảm và đặc điểm của kiểu loại văn bản này ?- Thế nào là văn biểu cảm? - Là văn bản biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc (nghe) ?- Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? - Biểu cảm trực (qua tiếng kêu, lời than, lời gọi (câu văn cảm thán, câu hỏi tu từ) - Biểu cảm gián tiếp (qua miêu tả, tự sự, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng) ?- Bài văn biểu cảm thường có bố cục mấy phần? - 3 phần: + Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung + Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó + Kết bài: Nhấn mạnh lại cảm nghĩ chung, có thể liên tưởng, mở rộng ?- Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào? Rõ ràng, trong sáng, tốt đẹp Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về VBBC (1)?- Cho đoạn văn sau: “Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch? Vì sao chúng ta thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ hồ là hiên thân của dân tộc?” (Xuân Diệu) a/ Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là gì? b/ Tác giả bày tỏ tình cảm bằng cách trực tiếp hay gián tiếp? (HS suy nghĩ & thực hiện à GV quan sát + sửa chữa) a/ Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ b/ Bày tỏ tình cảm trực tiếp (cảm động không nói được nên lời, sung sướng, mừng đón, mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê,...+ các câu hỏi tu từ) (2)?- Đoạn thơ sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao em biết? “Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tao trước cửa Không nghe tiếng mày sủa Như những buổi trưa nào Không thấy mày đón tao Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khịt khịt Mày không bắt tay tao Tay tao buồn làm sao! Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi !... ” (“Sao không về Vàng ơi”- Trần Đăng Khoa) (Cho HS thực hiện theo nhóm à Đại diện trình bày à HS nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) - Phương thức biểu cảm Vì: Đoạn thơ nhàm thể hiên hiện tình cảm của tác giả với con chó Vàng: + Yêu thương, gần gũi + Đau xót, nhớ và tiếc thương + Nhen nhóm lòng căm giân kẻ thù tàn ác đã gây đau thương cho dân lành, tàn hại cả loài vật, hủy diệt sự sống. (3)?-a/ ở đoạn thơ trên (BT 2), Trần Đăng Khoa đã thể hiện tình cảm trực tiếp hay gián tiếp? Hãy chỉ rõ! b/ Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó ? (HS suy nghĩ & thực hiện) a/ - Biểu cảm trực tiếp: Tay tao buồn làm sao!/ Sao không về hả chó?; Tao chờ mày đã lâu; Sao không về hả chó?/ Tao nhớ mày lắm đó/ Vàng ơi là Vàng ơi !...  àChờ đợi, tha thiết, nhớ thương, lo lắng, sốt ruột - Biểu cảm gián tiếp: Các câu còn lại qua: + Cảm giác về cái cổng nhà + Cảm giác khi thấy vắng tiếng chó sủa + Việc nhớ lại những cử chỉ của chó những ngày thường khi tác giả đi học về... + suất cơm phần chó... + Câu hỏi: Nghe bom ... Mày bỏ chạy đi đâu? b/ Nhân hóa à Tác dụng: - Con chó Vàng trở nên gần gũi, thân thiết với tác giả như người bạn tri kỉ - Tình yêu loài vật của trẻ thơ... Hoạt động 4: Củng cố: (4)?- Các đề văn sau yêu cầu dùng phương thức biểu đạt nào? Vì sao? - Đề 1: Chuyến tham quan bổ ích một danh lam thắng cảnh trong dịp hè vừa qua của em - Đề 2: Một danh lam thắng cảnh em đã được chứng kiến trong mùa hè vừa qua - Đề 3: Sau một năm học miệt mài, nghỉ hè thật là bổ ích và lí thú. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 5: ?- Nếu cô giáo cho đề bài sau: Loài hoa em yêu em sẽ chọn biểu cảm loài hoa nào? Vì sao? - Chuẩn bị: Kiểm tra 15 phút và Luyện tập cỏch làm bài văn biểu cảm I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm về văn biểu cảm 2. Các cách biểu hiện tình cảm trong văn biểu cảm: - Biểu cảm trực - Biểu cảm gián tiếp 3. Bố cục bài văn biểu cảm: + MB: Nêu cảm nghĩ chung + Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó + Kết bài: Nhấn mạnh lại cảm nghĩ chung, có thể liên tưởng, mở rộng 4. Tình cảm trong văn biểu cảm: -Rõ ràng, trong sáng, tốt đẹp Ii. bài tập: 1. Bài 1: a/ Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ b/ Bày tỏ tình cảm trực tiếp 2. Bài 2: - Phương thức biểu cảm Vì: Đoạn thơ nhàm thể hiên hiện tình cảm của tác giả với con chó Vàng……. 3. Bài 3: a/ - Biểu cảm trực tiếp... - Biểu cảm gián tiếp... b/ Nhân hóa (4) - Đề 1: Tự sự - Đề 2: Miêu tả - Đề 3: Biểu cảm Kiểm tra ngày ..... tháng 10 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc
Giáo án liên quan