I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Nắm chắc được điểm của văn bản nghị luận
- Hiểu rõ thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận
3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu, tập làm quen với văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao
- HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 22 - Tiết 2: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: đặc điểm của văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 21:
Ngày soạn: 09/012011
Ngày dạy: /01/2011
Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận :
đặc điểm của văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Nắm chắc được điểm của văn bản nghị luận
- Hiểu rõ thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận
3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu, tập làm quen với văn nghị luận.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao…
- HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Thế nào là văn nghị luận?
?- Để thuyết phục ngừơi đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào nội dung bổ trợ
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức về đặc điểm của văn nghị luận
?- Trong mỗi bài văn nghị luận, bắt buộc cần có những yếu tố nào?
- Mỗi bài văn văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
?- Em hiểu thế nào là luận điểm?
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
?- Trong một bài văn nghị luận, có phải chỉ có một luận điểm không?
- Trong một bài văn nghị luận, có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
?- Vai trò của luận điểm?
- Là linh hồn của bài văn, thống nhất các đoạn văn thành một khối nhất quán.
?- Muốn có sức thuyết phục, luận điểm cần đáp ứng được yêu cầu gì?
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
?- Luận cứ là gì?
- Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
?- Yêu cầu đối với luận cứ nhằm đảm bảo cho luận điểm có sức thuyết phục?
- Phải chân thật, đúng đắn, tieu biểu.
?- Thế nào là lập luận?
- Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
?- Muốn bài văn có sức thuyết phục, khi lập luận cần chú ý điều gi?
- Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý.
Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về VBNL
(1)?- BTTN:
?- Dòng nào không phải là luận điểm của đề bài: Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người?
A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khỏe mạnh
B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết
C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao.
D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi.
(2)?- a/ Tìm luận điểm chính và các luận điểm phụ trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
b/ Để làm rõ luận điểm của bài văn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng nào?
c/ Nhận xét về cách lập luận của văn bản?
(HS suy nghĩ, trả lời)
(3) ?- Dựa vào các tác phẩm thơ văn đã học, hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày cụ thể hơn cho luận cứ : “Sách văn học đưa ta vào thế giới cua rnhững tâm hồn người đủ các thời đại để ta thôn gcảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại”
Gợi ý:
Có thể lấy các tác phẩm ca dao, thơ đã học trong Ngữ văn 7 kì I, chú ý tìm hiểu thế giới tâm hồn của con người phản ánh trong đó. VD:
Ca dao nói về thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong XHPK xưa
Bài ca Côn Sơn cho thấy tâm hồn thi nhân NT hòa hợp tha thiết với thiên nhiên
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gây cho ta bao xúc động về tấm lòng nhân ái bao la của
Cảnh khuya khiến ta kính yêu và khâm phục tâm hồn tinh tế nhạy cảm cũng như tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Phân biệt luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã bổ trợ
- Hoàn thành bài tập 3
- Chuẩn bị luyện tập về câu rút gọn và câu đặc biệt
I. kiến thức cơ bản:
1. Luận điểm:
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn...
2. Luận cứ:
- Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
3. Lập luận:
- Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
Đáp án (D)
2. Bài 2:
Tìm hiểu luận điểm / luận cứ và lập luận trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
(Bảng phụ)
3. Bài 3:
(Viết đoạn văn nghị luận)
Kiểm tra ngày tháng 01 năm 2011
File đính kèm:
- Tuan22(tiet 21).doc