Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 23 - Tiết 22: Luyện tập rút gọn câu – Câu đặc biệt

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Nắm chắc được thế nào là câu rút gọn và câu đặc biệt

 - Hiểu được đặc điểm, tác dụng của hai kiểu câu trên

 - Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tìm hiểu và sử dụng hai kiểu câu trên

3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể câu rút gọn và câu đặc biệt

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 23 - Tiết 22: Luyện tập rút gọn câu – Câu đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 22: Ngày soạn: 16/01/2011 Ngày dạy: /01/2011 Luyện tập Rút gọn câu – câu đặc biệt I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc được thế nào là câu rút gọn và câu đặc biệt - Hiểu được đặc điểm, tác dụng của hai kiểu câu trên - Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tìm hiểu và sử dụng hai kiểu câu trên 3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể câu rút gọn và câu đặc biệt ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung tiết học) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV khái quát chung về các kiểu câu phân theo cấu trúc ngữ pháp à Dẫn dắt vào bài # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về rút gọn câu và câu đặc biệt Nhóm 1;3 (Rút gọn câu) ?- Thế nào là rút gọn câu? - Khi nói (viết), có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn à Rút gọn câu ?- Câu rút gọn là gì? - Là câu bị lược bỏ một số thành phần (hoặc CN, hoặc VN, hoặc cả CN+VN) ?- Rút gọn câu nhằm mục đích gì? - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước - Khi lược bỏ CN, nhằm ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ?- Khi rút gọn câu, cần chú ý những gì? Lấy VD! - Không làm cho người đọc (nghe) hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã + VD: HS tự lấy Nhóm 2;4 (Câu đặc biệt) ?- Thế nào là câu đặc biệt? - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. ?- Tác dụng của câu đặc biệt? Lấy VD minh họa! - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp +/ VD: (HS tự lấy) ?- Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn? - Giống: Cùng có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ - Khác: + Câu đặc biệt: không được tạo ra theo mô hình CN-VN. Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu + Câu rút gọn: Về bản chất là câu bình thường có đầy đủ CN-VN. Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được từ hoặc cụm từ của câu rút gọn làm thành phần nào, qua đó có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Có mấy cách rút gọn câu sau? Hãy đặt vào ngữ cảnh cụ thể để rút gọn! Hôm qua, bạn A rủ B đi đá bóng (HS thực hiện cá nhân à trình bày à chữa) - Hôm qua (?- Bạn A rủ B đi đá bóng khi nào) - Bạn A (?-Hôm qua, ai rủ B đi đá bóng) - Đá bóng (?- Hôm qua, bạn A rủ B đi đâu) - Rủ B đi đá bóng (?- Hôm qua, bạn A làm gì) (2)?- Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong các đoạn sau! a/ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về? b/ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng(...) c/ Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? d/ Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. e/ Sao tôi khổ thế này? Trời ơi! g/ Lan ơi, nhanh lên! Chúng mình đi học thôi! h/ Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình. Chửi tục, cạu nhạu, thở dài. (Yêu cầu HS phát hiện nhanh) - Câu rút gọn: Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g) - Câu đặc biệt: Câu 1 (a); câu 1 (c); câu 1 (d); câu 2 (e); câu1; 2 (h) (3)?- Hãy cho biết: a/ Các câu rút gọn tìm được ở bài tập 2 đã lược bỏ thành phần nào? b/ Tác dụng của các câu đặc biệt tìm được ở bài tập 2? (Nhóm 1;3: Làm câu a Nhóm 2;4: Làm câu b) a/ Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g): rút gọn CN b/ - Câu 1 (a): Gọi đáp - Câu 1 (c); câu 2 (e): Bộc lộ cảm xúc - Câu 1 (d): Xác định thời gian, nơi chốn - Câu1; 2 (h): Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (4)?- Các câu in nghiêng sau có phải là câu đặc biệt không? Tại sao? a/ Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. b/ Đang ngồi trong nhà, mọi người giật mình khi nghe tiếng kêu: - Trộm! Bớ làng... Bớ nước... Có trộm! c/ Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng chạy theo. (HS suy nghĩ, thực hiện) - Câu 2;3;4 (b) à Câu đặc biệt - Câu 1 (a); 2 (c) à Câu rút gọn CN (chúng tôi(a); Nhẫn/ anh (c) - Câu 2 (a); 5 (b): Câu trần thuật đơn không có từ là - câu tồn tại Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- Nhận xét về cách dùng các câu rút gọn sau? a/ - Này, bơm hộ cái xe một chút! - Bơm của chú bị hỏng rồi cháu ạ. b/ - Cháu cho bác hỏi đường đến trường Dương Phúc Tư đi lối nào? - Đi thẳng, qua đường tàu thì rẽ phải. c/ - Cháu cho bác hỏi đường đến trường Dương Phúc Tư đi lối nào? - Dạ, (thưa bác) đi thẳng, qua đường tàu thì rẽ phải ạ! (HS trả lời à Yêu cầu các em rút ra cách dùng câu rút gọn với người vai trên khi giao tiếp) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học - Hoàn thành các bài tập trên lớp và bài tập (6): ?- Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. - Chuẩn bị BTKT về văn nghị luận: Bố cục và phương phỏp lập luận trong bài văn nghị luận I. kiến thức cơ bản: 1. Rút gọn câu a/ Khái niệm về câu rút gọn (Câu tỉnh lược) - Là câu bị lược bỏ một số thành phần (hoặc CN, hoặc VN, hoặc cả CN+VN) b/ Cách dùng câu rút gọn - Cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp 2. Câu đặc biệt: a. Khái niệm - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. b/ Tác dụng của câu đặc biệt - Xác định thời gian, nơi chốn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp 3. Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn Ii. bài tập: 1. Bài 1 2. Bài 2: - Câu rút gọn: Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g) - Câu đặc biệt: Câu 1 (a); câu 1 (c); câu 1 (d); câu 2 (e) 3. Bài 3: a/ Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g): rút gọn CN b/ - Câu 1 (a): Gọi đáp - Câu 1 (c); câu 2 (e): Bộc lộ cảm xúc - Câu 1 (d): Xác định thời gian, nơi chốn - Câu1; 2 (h): Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng 4. Bài 4: - Câu 2;3;4 (b) à Câu đặc biệt - Câu 1 (a); 2 (c) à Câu rút gọn CN (chúng tôi(a); Nhẫn/ anh (c) - Câu 2 (a); 5 (b): Câu trần thuật đơn không có từ là - câu tồn tại Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 23 (Tiet 22).doc