Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 28 - Tiết 27: Luyện tập chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ hơn về câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

 - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện câu bị động và chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 28 - Tiết 27: Luyện tập chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 27: Ngày soạn: 28/2/2011 Ngày dạy: /3/2011 Luyện tập Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ hơn về câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện câu bị động và chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung tiết học) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV khái quát chung về câu chủ động và câu bị động à Dẫn dắt vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về câu chủ động và câu bị động ?- Thế nào là câu chủ động/ Câu bị động? Lấy VD minh họa! - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) + VD: HS tự lấy ?- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc ngược lại) nhằm mục đích gì ? - Nhằm liên kết các câu trong đoạn ?- Có phải câu nào có các từ bị/ được cũng là câu bị động không? VD/ Hãy GT rõ! Không. VD: Tôi bị ốm (Trong câu trên, CN không phải là đối thể mà là chủ thể của hành động; ĐT ở VN không phải là ĐT ngoại động, nó không tác động lên CN) à Câu bị động phải có vị ngữ chứa ĐT động động tác dụng lên đối thể ở chủ ngữ. Bổ sung: - Những ĐT biểu thị hành động hướng vào đối tượng khác (ngoài chủ thể thực hiện hành động) được gọi là ĐT ngoại động. ĐT ngoại động khi sử dụng đòi hỏi có bổ ngữ chỉ đối tượng đi kèm. - Những ĐT biểu thị hành động hạn chế trong phạm vi chủ thể (đứng, ngồi, ngủ,...) là ĐT nội động. ĐT nội động không đòi hỏi có bổ ngữ chỉ đối tượng đi kèm. ?- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là làm cho câu đang có CN chỉ chủ thể của hành động thành câu có CN chỉ đối tượng của hành động được nêu ở VN. Vậy làm thế nào để chuyển CCĐ thành CBĐ? Lấy VD minh họa! 1/ - Chuyển bổ ngữ trực tiếp thành chủ ngữ - Thêm được / bị vào câu sau CN 2/ - Chuyển bổ ngữ trực tiếp thành chủ ngữ - Bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. +/ VD: (HS lấy) GV lưu ý HS: Những trường hợp câu chủ động chứa 2 bổ ngữ thì có thể có 2 câu bị động tương ứng VD: Cô tặng tôi quyển sách này à Tôi được cô tặng quyển sách này à Quyển sách này được cô tặng cho tôi Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Xác định câu bị động! a/ Câu ấy bị ngã b/ Quyển vở bị xé c/ Quyển vở bị rách d/ Quyển vở bị xé rách e/ Tôi được mẹ thưởng cho một chầu kem g/ Tôi được ăn một chầu kem h/ Nó sẽ bị phê bình i/ Cây bạch đàn bị đổ k/ Mớ rau này nhặt rồi l/ Mớ rau này được nhặt rồi m/ Mớ rau này đã được tôi nhặt rồi n/ Mớ rau này, tôi nhặt rồi o/ Nó bị đẩy ngã. p/ Cây ấy sắp chặt rồi. q/ Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang r/ Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm hơn (Nhóm 1;3 câu aà i, nhóm 2;4 câu k à r) - Câu bị động: b, d, e, h, k, l, m, o, p. (2)?- So sánh 2 câu sau và nói rõ sự khác nhau giữa chúng trong sử dụng! a/ Nam đánh Hoa b/ Hoa bị Nam đánh (HS thực hiện à trả lời) + Giống: nội dung cơ bản: - Chủ thể hành động: Nam - Hành động: đánh - Đối tượng hành động: Hoa + Khác: - Đối tượng được đưa ra nhận xét, bàn luận (a- Nam/ b-Hoa) - Sắc thái ý nghĩa (a- nêu sự việc một cách khách quan; b- chủ quan hơn: thương Hoa, phê phán Nam) (3)?- Chuyển các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng a/ Cô giáo chỉnh sửa bài văn của tôi b/ Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm c/ Nhiều người mua quyển sách này d/ Người ta bán quyển sách này với giá 25 000 đồng e/ Công an phạt người vi phạm luật lệ giao thông (HS suy nghĩ, thực hiện) a/ à Bài văn của tôi được (cô giáo) chỉnh sửa b/ à Ngôi nhà này được (các kiến trúc sư) xây dựng trong 7 năm à Ngôi nhà này xây dựng trong 7 năm c/ à Quyển sách này được nhiều người mua d/ à Quyển sách này được (người ta) bán với giá 25 000 đồng à Quyển sách này bán với giá 25 000 đồng e/ à Người vi phạm luật lệ giao thông bị (công an) phạt Hoạt động 4: Củng cố: (4)?- Việc chuyển đổi CCĐ thành CBĐ và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích: A. Để câu văn đó nổi bật hơn B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn đang triển khai C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã luyện tập - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập (5): Viết một đoạn văn (5 à 6 câu) trong đó sử dụng ít nhất 2 câu bị động - Chuẩn bị BTKT về văn bản nghị luận (Tiếp theo): Đức tớnh giản dị của Bỏc Hồ; í nghĩa văn chương. I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm: a/ Câu chủ động b/ Câu bị động 2. Phân biệt câu chủ động với câu chủ động có từ bị/ được 3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1/ - Chuyển bổ ngữ trực tiếp thành chủ ngữ - Thêm được / bị vào câu sau CN 2/ - Chuyển bổ ngữ trực tiếp thành chủ ngữ - Bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 4. Chú ý: - Những trường hợp câu chủ động chứa 2 bổ ngữ thì có thể có 2 câu bị động tương ứng Ii. bài tập: 1. Bài 1 - Câu bị động: b, d, e, h, k, l, m, o, p, q, r 2. Bài 2 3. Bài 3: a/ à Bài văn của tôi được (cô giáo) chỉnh sửa b/ à Ngôi nhà này được (các kiến trúc sư) xây dựng trong 7 năm à Ngôi nhà này xây dựng trong 7 năm c/ à Quyển sách này được nhiều người mua d/ à Quyển sách này được (người ta) bán với giá 25 000 đồng à Quyển sách này bán với giá 25 000 đồng e/ à Người vi phạm luật lệ giao thông bị (công an) phạt Đáp án (C) Kiểm tra ngày ..... tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 28 (Tiet 27).doc