Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tập làm văn - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài nghị luận giải thích.

2. Tích hợp với phần văn liên hệ đến các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận chứng minh đã học và vừa ôn tập ; với phần Tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước,

3. Kĩ năng:

Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các dề nghị luận chứng minh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tập làm văn - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG:7A: 19/3 7B: 22/3/07 Tiết: 104 Tập làm văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài nghị luận giải thích. 2. Tích hợp với phần văn liên hệ đến các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận chứng minh đã học và vừa ôn tập ; với phần Tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước, 3. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các dề nghị luận chứng minh. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng:..................................................................... - Tư liệu tham khảo, .......................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành... - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: G: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải t hích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh vừa học? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng rõ điều này. Hoạt động của Thầy và Trò Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống. ? Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích? H: Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu " nhu cầu giải thích nảy sinh. ? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? H: nêu câu hỏi. G: gợi ý vào các loại câu: vì sao? để làm gì? ... ? Muốn trả lời các câu hỏi trên thì phải làm thế nào? H: phải đọc, nghiên cứu, tra cứu... tức là phải hiểu, phải có tri thức mới làm được. ? vậy thế nào là giải thích trong đời sống? H: ? Trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích những vấn đề gì? H: các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. ? Giải thích trong văn nghị luận nhặm mục đích gì? H: nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.. * Tìm hiểu phép luập luận giải thích. G: cho H đọc bài văn “ Lòng khiêm tốn” SGK. ? Bài văn giải thích vấn đề gì? ? Có thể đặt những câu hỏi để khêu gợi giải thích ntn? H: - Khiểm tốn là gì? khiêm tốn có lợi (hại) gì? lợi cho ai? ? Trong bài văn trên, người viết đã giải thích vấn đề trên ntn? H: Hoạt động nhóm Đại diện nhóm trình bày " lớp nhận xét"G nhận xét, đánh giá... ? Em hãy tìm và đánh dấu các câu giải thích trong bài văn? H: ? Theo em các câu đó có phải là câu định nghĩa không? H: không. ? Vậy ngoài cách định nghĩa còn có những cách giải thích nào? H: nêu " G bổ sung và nhấn mạnh G: Tìm lí do cùng là một cách giải thích, VD: Vì sao con người cần phải khiêm tốn? ? Em hãy tìm bố cục của bài văn này? H: ? Giới hạn từng phần và chỉ ra mối liên hệ giữa chúng? H: ? Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích? H: Lập luận giải thích là làm cho người đọc, nguời nghe hiểu rõ một vấn đề nào đó, nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. G: Hướng dẫn H rút ra phần ghi nhớ 2 H đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK. G: Hướng dẫn H luyện tập Hoạt động nhóm " đại diện nhóm lên trình bày. Nội dung I. Mục đích và phương pháp giải thích. * Giải thích trong đời sống. VD: Vì sao có lụt? Vì sao có núi? Thế nào là nguyệt thực? Vì sao nước biển lại mặn? .... " Giải thích trong đời sống là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. * Giải thích trong văn nghị luận. - Mục đích: nhằm nâng cao nhận th ức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Phương pháp lập luận Tìm hiểu bài văn: “ Lòng khiêm tốn” + Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn. + Cách giải thích: nêu định nghĩa, dẫn ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác chỉ ra các mặt lợi, hại.... + Bố cục: 3 phần: MB;TB:KB. " Bố cục mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. * Ghi nhớ (SGK). II. Luyện tập: Đọc bài văn: Lòng nhân đạo. + VĐ giải thích: Lòng nhân đạo + Phương pháp: - Nêu định nghĩa - Đưa ra các ví dụ (dẫn chứng) - Cụ thể hoá để giải thích... IV. Củng cố: G: Hệ thống lại nội dung bài học cần ghi nhớ. ? Thế nào là lập luận giải thích? Người ta giải thích bằng cách nào? ? Yêu cầu của bài văn giải thích? Muốn làm tốt bài văn giải thích ta phải làm gì? V. hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK. - Hoàn thiện bài tập còn lại - Soạn bài: “ Sống chết mặc bay” E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT104.doc