I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu được nội dung phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và những thành công nghệ thuật trong truyện ngắn.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tranh ảnh tác giả.
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 105, 106: Văn bản: Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 105-106
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu được nội dung phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và những thành công nghệ thuật trong truyện ngắn.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tranh ảnh tác giả.
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
“Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn về tư tưởng cũng như nghệ thuật cũng được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, bởi lẽ tác giả sử dụng rất thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.Để học tốt tác phẩm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai phép nghệ thuật này đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (5’)
²-Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
-Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2.Tác phẩm:
-Sống chết mặc bay là tác phẩm thành công nhất của ông.
-Y/c HS đọc chú thích
HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về:
+Tác giả?
-GV treo ảnh tác giả Phạm Duy Tốn
+Tác phẩm?
-GV giới thiệu về truyện ngắn hiện đại.
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:quan giọng hách dịch, nạt nộ; dân phu giọng khẩn thiết, lo sợ, khúm núm.
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh
HỎI:Truyện này chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Tác giả:Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
-Quan sát ảnh tác giả.
+Tác phẩm:Sống chết mặc bay là tác phẩm thành công nhất của ông, sáng tác 7/1918.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:chia làm ba đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu “……khúc đê này hỏng mất”:nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.
+Đoạn 2:”Aáy, lũ con dân đang đang chân lấm…Điếu mày!”:cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm trong khi người dân đang hộ đê.
+Đoạn 3:Phần còn lại:cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Tiết 2
II-PHÂN TÍCH.
1.Cảnh đê vỡ và cảnh trong đình.
a.Cảnh đê vỡ.
-Trời mưa tầm tã
-Nước sông Nhị Hà lên to quá.
-Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên.
-Hàng trăm nghìn con người trông thật thảm hại.
-Tiếng trống, tiếng ốc thổi vô hồn, tiếng người xao xác gọi nhau.
-Tiếng ào ào như thác chảy xiết, rồi gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
-Nước tràn lênh láng, xoáy cả vực sâu …
-Người sống không nơi ở, người chết không nơi chôn.
b.Cảnh trong đình.
-Đình cũng ở trên mặt đê, cao mà vững chãi.
-Đèn thắp sáng,kẻ hầu người hạ.
-Vật dụng sang trọng đầy đủ
-Giọng nói uy nghiêm
2.Giá trị của tác phẩm
a.Giá trị hiện thực:
-Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn quan lại.
b.Giá trị nhân đạo :
-Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và căm ghét thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
c.Giá trị nghệ thuật :
-Kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng tiến, ngôn ngữ khá sinh động, câu văn sáng gọn.
HỎI:Cảnh trên đê được miêu tả như thế nào về:
+Vị trí?
+Quang cảnh?
+Số người?
+Công việc?
+Aâm thanh?
-GV treo tranh SGK
HỎI:Em có nhận xét gì về cảnh này?
HỎI:Thời gian diễn ra cảnh vỡ đê?
HỎI:Cảnh tượng diễn ra như thế nào khi đê sắp vỡ?
HỎI:Nhưng các em thấy sức người có chống cự nổi với sức trời hay không?
HỎI:Cuối cùng thì đê cũng vỡ đã gây ra thảm họa gì?
HỎI:Cảnh ngoài đình được miêu tả như thế nào về:
+Vị trí?
+Quang cảnh?
+Số người?
+Công việc?
+Aâm thanh?
HỎI:Khi mọi người cùng nhau hộ đê thì quan phụ mẫu của vùng đang làm gì? Tại đâu?
-GV treo tranh SGK (Cảnh quan đánh bài)
HỎI:Nơi quan ở được miêu tả như thế nào? (Xung quanh được bày biện những gì?)
HỎI:Khi nghe có thông báo đê vỡ, quan có những hành động và lời nói gì ?
-Như vậy các em thấy hai sự việc cùng diễn ra một lúc.Một bên là cảnh dân phu rối rít, lo sợ, đang hộ đê, một bên là quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi đánh bài, xung quanh có kẻ hầu người hạ, được ăn ngon với những lời nịnh hót xung quanh. Ngoài ra, khi đê vỡ, hàng ngàn con người cùng với trâu bò, gà vịt, nhà cửa, ruộng đồng bị cuốn trôi, người chết vô kể, không nơi chôn còn người sống không chỗ ở. Tình cảnh rất thảm sầu, vậy mà trong lúc đó, quan phụ mẫu đang chờ “ù” một ván bài to. Và cuối cùng mục đích của hắn cũng đạt được.
HỎI:Vậy các em thấy hai hình ảnh và sự việc này như thế nào với nhau?
HỎI:Mức độ diễn ra sự việc như thế nào?
HỎI:Vậy tác dụng của sự kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong văn bản này là gì?
HỎI:Qua đoạn văn trên đã được phân tích, em hãy nêu nhận xét về giá trị nội dung phản ánh và nội dung nhân đạo cùng giá trị nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật)?
-Cá nhân trả lời:
+Vị trí:ngoài đê đêm dưới mưa rào.
+Quang cảnh:hối hả, chen chúc, nhếch nhác thảm hại.
+Số người:hàng trăm nghìn người tay thuổng, cuốc, đội đất,…
+Công việc:đắp cừ, bì bõm dưới bùn lầy.
+Aâm thanh:trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,…
-Quan sát tranh
-Cá nhân trả lời:ầm ĩ, mọi người dồn sức chống chọi với con đê.
-Cá nhân trả lời:gần một giờ đêm.
-Cá nhân trả lời:
+Trời mưa tầm tã
+Nước sông Nhị Hà lên to quá.
+Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên.
+Hàng trăm nghìn con người trông thật thảm hại.
+Tiếng trống, tiếng ốc thổi vô hồn, tiếng người xao xác gọi nhau.
-Cá nhân trả lời:không
-Cá nhân trả lời:
+Tiếng ào ào như thác chảy xiết, rồi gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
+Nước tràn lênh láng, xoáy cả vực sâu …
+Người sống không nơi ở, người chết không nơi chôn.
+Vị trí:đình cao vững chãi đê vỡ cũng không sao.
+Quang cảnh:tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ nguy nga.
+Số người:quan ngồi trên, nha lại dưới, người nhà lính lệ.
+Công việc:chơi bài ưởng thụ sự phục dịch.
+Aâm thanh:khẽ nói, khẽ hỏi, duy nhất có một người nói là quan phụ mẫu.
-Cá nhân trả lời:đang đánh bài trong đình (Đình cũng ở trên mặt đê, cao mà vững chãi…)
-Quan sát tranh
-Cá nhân trả lời:đèn sắp sáng, kẻ hầu người hạ…..bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông,…
-Cá nhân trả lời:
+… quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi,không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.
+… đê vỡ mặc đê … không bằng nước bài cao thấp.
+… đê vỡ rồi … ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.
+Vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói “Ù! Thông tôm, chi chi nảy! … điếu mày!”.
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:tương phản đối lập.
-Cá nhân trả lời:tăng dần.
-Cá nhân trả lời:Phép tương phản xen kẽ tăng cấp:Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” bày tỏ niềm thương cảm của người dân trước cảnh thiên tai, thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
-Cá nhân trả lời:
+Giá trị hiện thực:Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn quan lại.
+Giá trị nhân đạo:Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và căm ghét thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
+Giá trị nghệ thuật:Kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng tiến, ngôn ngữ khá sinh động, câu văn sáng gọn.
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT:
-Nội dung:Bài văn đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
-Nghệ thuật:Lời văn cụ thể, sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
HỎI:Em có nhận xét gì về nội dung văn bản?
HỎI:Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong văn bản?
-Cá nhân trả lời:Bài văn đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
-Cá nhân trả lời:Lời văn cụ thể, sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²-Củng cố:
²-Dặn dò
HỎI:Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện. Hãy trả lời bằng cách đánh dấu ý theo bảng thống kê (Bài tập 1)?
*HỎI:Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào?
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Cách làm bài văn lập luận giải thích cần nắm:
+Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
+Luyện tập
-Nhận xét lớp học
-Cá nhân trả lời:
-Cá nhân trả lời:Vô trách nhiệm, phi nhân tính:
+Thờ ơ với tình cảnh của dân
+Quát nạt đổ trách nhiệm cho người khác
+Sai lính đuổi người báo đê sắp vỡ
+Thản nhiên chơi bài bạc
+Cười hả hê khi ù được vấn bài to.
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Song chet mac bay chen anh.doc