A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng: Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hai loại dấu câu này trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Sgk, Tài liệu chuẩn KT-KN
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:
- Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? Cho VD phân tích?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2013
Tiết 119: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng: Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hai loại dấu câu này trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Sgk, Tài liệu chuẩn KT-KN
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:
- Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? Cho VD phân tích?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
HS đọc VD a, b, c ở mục 1
+ Trong các câu sau dấu chấm lửng dùng để làm gì?
+ Từ bài tập trên hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng.
- HS: đọc phần ghi nhớ 1 sgk/122
- HS cho ví dụ
Hoạt động 2
- Xét VD 2. a,b
- Học sinh làm việc theo nhóm, cho ý kiến, lớp nhận xét, GV bổ sung, chốt ý.
+ Câu a, b: dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
+ Có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
- Rút ra công dụng của dấu chấm phẩy.
- HS đọc ghi nhớ sgk/122
- HS cho ví dụ
Hoạt động 3
BT1: Tìm công dụng của dấu chấm lửng.
- 3 HS lên bảng làm 3 câu.
BT2: HS nêu yêu cầu BT, thảo luận theo bàn (3')
- GV chỉ định HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
BT3: GV hướng dẫn HS làm ở lớp (3') Gv chấm một số bài, nhận xét, cho điểm.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. Dấu chấm lửng
* Ví dụ SGK/121
+ Ở câu a: dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
+ Ở câu b: dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
+ Ở câu c: dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp.
* Ghi nhớ1: Sgk /122
Ví dụ: Vườn nhà em có nhiều loài cây như mít, xoài, ổi…
2. Dấu chấm phẩy
* Xét 2 VD a, b ta thấy:
+ Ở câu a: dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
→ Có thể thay bằng dấu phẩy.
+ Ở câu b: dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
→ Không thể thay bằng dấu phẩy vì các thành phần sẽ ngang hàng nhau dễ hiểu nhầm, hiểu sai.
* Ghi nhớ 2: Sgk/122
Ví dụ: Quan gọi: "Điếu mày"; tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi:"Bẩm bốc";
II. LUYỆN TẬP
1. Dấu chấm lửng có công dụng:
a) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá sợ hãi và lúng túng.
b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c) Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
BT2: Công dụng của dấu chấm phẩy:
- a, b, c: Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
BT3: Viết đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có câu sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
4. Củng cố:
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Cho VD phân tích?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài làm hoàn thành các bài tập 3(Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy). Xem và soạn bài Văn bản đề nghị .
File đính kèm:
- DAU CHAM LUNG VA DAU CHAM PHAY.doc