I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.
-Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 15: Đại từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
Ngày soạn:………………..
Ngày dạy:………………..
ĐẠI TỪ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.
-Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Nêu các loại từ láy?. Cho ví dụ?
2/Hãy nêu nghĩa của từ láy?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã học được một số từ loại. Vậy hôm nay các em sẽ tìm hiểu về bài đại từ
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Từ láy có hai loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
-Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh). Ví dụ:
-Ở từ láy bộ phận, là giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Ví dụ:
2/Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,…
-HS nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (20’)
²Hình thành kiến thức mới.
I-THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ?
Ghi nhớ:
-Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
-Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…
II-CÁC LOẠI ĐẠI TỪ.
1.Đại từ để trỏ:
Ghi nhớ:
Đại từ để trỏ dùng để:
-Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)
-Trỏ số lượng
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2.Đại từ để hỏi:
Ghi nhớ:
Đại từ để hỏi dùng để:
-Hỏi về người, sự vật
-Hỏi về số lượng
-Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
-Y/c HS đọc ngữ liệu SGK
HỎI:Từ “nó” ở đoạn văn (a) trỏ ai?
HỎI:Từ “nó” ở đoạn (b) trỏ con vật gì?
HỎI:Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ “nó” trong hai đoạn văn này?
HỎI:Từ “thế” ở đoạn văn (c) trỏ sự việc gì?
HỎI:Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ “thế” trong đoạn văn này?
HỎI:Từ “Ai” trong bài ca dao (d) dùng để làm gì?
HỎI:Các từ “nó; thế; ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HỎI:Vậy đại từ là gì
HỎI:Đại từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu?
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Y/c HS đọc ngữ liệu SGK
HỎI:Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ….trỏ gì?
HỎI:Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
HỎI:Các đại từ:vậy, thế trỏ gì?
HỎI:Vậy đại từ để trỏ dùng để làm gì?
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Y/c HS đọc ngữ liệu SGK
HỎI:Các đại từ: ai, gì,…hỏi về gì?
HỎI:Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về gì?
HỎI:Các đại từ: sao, thế nào hỏi về gì?
HỎI:Vậy đại từ dùng để hỏi dùng để làm gì?
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:trỏ em tôi
-Cá nhân trả lời:trỏ con gà của anh Bốn Linh
-Cá nhân trả lời:nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế ở các câu văn trước.
-Cá nhân trả lời:trỏ việc phải chia đồ chơi.
-Cá nhân trả lời:là nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở các câu đầu
-Cá nhân trả lời:dùng để hỏi
-Cá nhân trả lời:
a/nó:chủ ngữ
b/nó:phụ ngữ của danh từ
c/thế:phụ ngữ của động từ
d/ai:chủ ngữ
-Cá nhân trả lời:dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
-Cá nhân trả lời:có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…
-Lắng nghe và ghi bài
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:trỏ người, sự vật.
-Cá nhân trả lời:trỏ số lượng
-Cá nhân trả lời:trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
-Cá nhân trả lời:dùng để:
+Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)
+Trỏ số lượng
+Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
-Lắng nghe và ghi bài
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:hỏi về người, sự vật
-Cá nhân trả lời:hỏi về số lượng
-Cá nhân trả lời:hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
-Cá nhân trả lời:dùng để:
+Hỏi về người, sự vật
+Hỏi về số lượng
+Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
-Lắng nghe và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3 (15’)
III-LUYỆN TẬP.
Bài tập 1
a/Sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:
Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
2
Mày
Chúng mày
3
Nó, hắn
Chúng nó, họ
b/Nghĩa của từ “mình”:
-“Cậu giúp đỡ mình nhé!”: thuộc ngôi thứ nhất.
-“Mình về…”:thuộc ngôi thứ hai
Bài tập 2
-Hai năm trước đây, cháu đã gặp Bình.
-Trưa hôm ấy, mẹ về với con nhé.
Bài tập 3
-Tất cả chúng ta, ai cũng phải học.
-Công việc ấy dù ra sao chúng ta cũng phải hoàn tất cuối tuần này.
-Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Bài tập 4
-Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi gọi tên hoặc gọi bạn, tự xưng bằng tên mình hoặc tự xưng tôi cho lịch sự
Bài tập 5 *
-So với từ xưng hô tiếng Anh, từ xưng hô tiếng Việt phong phú hơn về số lượng và tuỳ theo mức độ quan hệ tình cảm giữa hai người mà lời xưng hô có khác nhau.
-Ví dụ: tiếng Anh chỉ có một từ “I” chỉ ngôi thứ nhất số ít, trong khi đó, tiếng Việt có thể là: “tôi” nếu người đối diện bằng tuổi với mình; “tao” nếu người đối diện nhỏ tuổi hơn,…
-Y/c HS đọc yêu cầu bài tập 1
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc yêu cầu bài tập 4
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc yêu cầu bài tập 5
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời:
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời:
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời:
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời:
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời:
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Luyện tập tạo lập văn bản cần nắm:
+Chuẩn bị cho tình huống “Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình”
+Trả lời các câu hỏi gợi ý
+Viết đoạn xây dựng bài viết để tiết sau luyện tập
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- dai tu.doc