1 Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận tác phẩm văn học.
c. Thái độ:
- Giáo dục yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS.
- Lồng ghép giáo dục môi trường ở mục 2. II
2. Chuẩn bị:
a. GV: - Đọc diễn cảm và phân tích tác phẩm.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, củng cố và luỵện tập.
b. HS: - Đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 2: Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1
Tiết 2 MẸ TÔI
Ngày dạy Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi
1 Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận tác phẩm văn học.
c. Thái độ:
- Giáo dục yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS.
- Lồng ghép giáo dục môi trường ở mục 2. II
2. Chuẩn bị:
a. GV: - Đọc diễn cảm và phân tích tác phẩm.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, củng cố và luỵện tập.
b. HS: - Đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sỉ số lớp.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài cổng trường mở ra là gì? (7đ)
ê Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
GV treo bảng phụ.
? Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? (2đ)
A. Phấp phỏng, lo lắng.
B. Thao thức, đợi chờ.
C. Vô tư, thanh thản.
D. Căng thảng, hồi hộp.
GV kiểm tra vở soạn của HS (1đ )
4.3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài.
Từ xưa đến nay người VN ta luôn có truyền thống thờ cha kính mẹ. Dầu xã hội có văn minh tiến bộ như tế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những tội lỗi mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng tá cùng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích. GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
? Cho biết đôi nét về tác giả – tác phẩm?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK: lương tâm, khổ hình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. ?Nội dung chính của văn bản này đó là gì?
ê Sự hi sinh lớn lao và tinh yêu thương con bao la của người mẹ.
? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
ê Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao. Thảo luận nhóm: 5 phút
Nhóm 1-2
? Thái độ của người bốá đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được?
Nhóm 2 trình bày , nhóm 3 nhận xét, GV chốt.
êThái độ đó thể hiện qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi cho En-ri-cô.
“… như một nhát dao… vậy”
“… bố không thể… đối với con”
“Thật đáng xấu hổ… đó”
“… thà rằng… với mẹ”
“…bố sẽ… con được”
? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
ê En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, tôi co nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
Nhóm 3-4: Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về mẹ của En-ri-cô?
Nhóm 3 trình bày, nhóm 4 nhận xét- GV sửa. HS thảo luận, trình bày.
ê “Mẹ đau đớn quằn quại, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”. “Mẹ có thể đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
Đây là sự đánh đổi quá chênh lệch: 8760 giờ hạnh phúc của mẹ chỉ đổi lấy cho con một giờ đau đớn. Chỉ có những người mẹ mới có thể làm như thế. Vì tình cảm mẹ dành cho con là bao la, là mênh mông, không có điểm dừng.
? Nguồn gốc của mọi sự hy sinh là gì?
ê Đó là tình thương yêu. Có thương yêu mới có sự hy sinh.
GV liên hệ giáo dục HS biết ơn và kính yêu cha mẹ của mình.
? Theo em tại sao bố không trực tiếp nói với En – ri – cô mà dùng hình thức viết thư?
HS trả lời, GV chốt.
ê En – ri – cô vừa có cơ hội suy nghĩ kĩ điều bố nói, vừa có không làm tổn thương lòng tự trọng của En – ri – cô.
? Tại sao tác giả không để cho mẹ viết thư nói với En – ri – cô mà để cho bố viết thư?
HS trả lời, GV chốt.
ê Những gian khổ hy sinh của mẹ En – ri – cô vừa được En – ri – cô tiếp nhận một cách khách quan hơn nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Giá trị thực của những hy sinh gian khổ ấy sẽ cao hơn. Vì vậy tính giáo dục sẽ đạt hiệu quả hơn.
? Qua bức thư này em rút ra đựơc bài học gì cho bản thân?
ê Phải biết vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, hiếu thảo, cố gắng học tập.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/tr.12.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập số 2, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 phút.
HS trình bày phần bài làm của mình, HS khác nhận xét, GV bổ sung, sửa sai.
Nội dung bài học
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả: Eùt-môn-đô-đơ A-mi-xi (1946-1908) nhà văn Ý.
- Tác phẩm: VB trích trong “Những tấm lòng cao cả”.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thái độ của người bố đối với En- ri-cô qua bức thư:
- Buồn bã tức giận khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
2. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô:
Thương yêu con hết mực, sẵn sàng hy sinh mọi thứ, kể cả tính mạng vì con.
3. Nghệ thuật:
Lời khuyên được viết dưới hình thức một bức thư có tính biểu cảm sâu sắc, giọng điệu chân thành thiết tha mà nghiêm khắc dứt khoát tạo sức thuyết phục cao, mà lại có tính khách quan, tế nhị, kín đáo.
* Ghi nhớ: SGK/12
III. Luyện tập:
BT2: VBT
4.4. Củng cố và luyện tập:
GV treo bảng phụ.
? Cha của En-ri-cô là người như thế nào?
A. Rất yêu thương và nuông chiều con.
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầmcủa con.
C. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.*
D. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài, làm BT.
Đọc phần đọc thêm.
Soạn bài “Từ ghép”: Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Các loại từ ghép.
+ Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tieet 2.doc