Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 20 đến tiết 23

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản miêu tả.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa chữa lỗi sai

- Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức.

- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn miêu tả.

2. Kĩ năng.

- Xác định và sửa lỗi

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 20 đến tiết 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2013 Ngày giảng: 7A2-23; 7A1-26 Ngữ văn - Bài 5 - Tiết 20 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. Mục tiêu. - Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản miêu tả. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa chữa lỗi sai - Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn miêu tả. 2. Kĩ năng. - Xác định và sửa lỗi II. Đồ dùng. 1. Giáo viên: Nhận xét, đánh giá 2. Học sinh: III. Phương pháp. - Phương pháp: Nhận xét, đánh giá, Nêu vấn đề IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không ktra 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã viết bài văn miêu tả. Để các em hiểu được cách làm một bài văn miêu tả, thấy được những ưu, nhược trong bài của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành giờ trả bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đề bài và lập dàn ý ( 16’ ) - Mục tiêu: Biết được các yêu cầu của đề bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv chép đề lên bảng Gv gọi hs xác định yêu cầu của bài Gv hướng dẫn học sinh lập dàn ý I. Đề bài Tả khung cảnh làng quê vào buổi sáng. 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Miêu tả - Nội dung: Tả khung cảnh làng quê vào buổi sáng. 2. Dàn ý A. Mở bài - Giới thiệu khung cảnh làng quê em hoặc dẫn dắt để làm xuất hiện khung cảnh đó. B. Thân bài - Tả chi tiết cảnh làng quê vào buổi sáng theo trình tự thời gian. + Lúc mờ sáng + Trời sáng + Mặt trời lên - Lưu ý tả cảnh thiên nhiên + sinh hoạt con người. Chọn những nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam để tả. C. Kết bài - Đánh giá chung về khung cảnh đó. - Tình cảm của em đối với quê hương. * Hoạt động 3: Nhận xét, chữa bài ( 15’ ) - Mục tiêu: Tóm tắt các ưu, nhược điểm của bài, sửa các lỗi sai. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv nhận xét bài làm của học sinh Gv yêu cầu hs soát, sữa lại toàn bộ lỗi của bài viết Gv cho hs đọc bài của Kí, Gió II. Nhận xét, chữa bài 1. Nhận xét * Ưu điểm - Xác định đúng yêu cầu của đề bài miêu tả. - Đa số viết đúng yêu cầu. * Nhược điểm - Còn nhiều bạn chưa xác định được yêu cầu bài viết. - Trình bày bố cục chưa khoa học. Sai nhiều lỗi chính tả - Chữ viết xấu, cẩu thả - Một số em nộp bài chưa đúng thời gian qui định. - Một số hs còn lạm dụng tài liệu. Chuẩn bị vở viết bài chưa chu đáo (Sâu, Gió) * Hoạt động 4: Công bố kết quả ( 10’ ) - Mục tiêu: Hs biết được kết quả bài làm của các bạn Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv gọi điểm III. Công bố kết quả 4. Củng cố ( 1’ ) Gv khái quát bài 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ: - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm + Soạn bài Ngày soạn: 21/9/2013 Ngày giảng: 7A2-24; 7A1-28 Ngữ văn - Bài 5 - Tiết 21 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu: - Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người. - Phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. - Có ý thức vận dụng kiến thức. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm văn biểu cảm. - Biết được vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Biết được hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong các văn bản biểu cảm. - Tạo lập văn bản có sử các yếu tố biểu cảm. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp 1.- Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề 2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Biểu cảm là nhu cầu của mỗi con người mỗi khi muốn bày tỏ tình cảm tâm tư của mình với ai đó. Văn biểu cảm là gì? Có những dạng nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’ ) - Mục tiêu: + Hiểu được khái niệm văn biểu cảm. + Biết được vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. + Biết được hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong văn biểu cảm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc bài tập sgk tr 71 Mỗi câu ca dao trên thổ lộ cảm xúc gì? Hs xác định - Câu ca dao 1: lời than thân phận của con người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. - Câu ca dao 2: Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và hình ảnh cô gái mảnh mai, trẻ trung. Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? *Khi nào người ta có nhu cầu thổ lộ tình cảm? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận *Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào? Ca hát, làm thơ, viết văn, vẽ tranh Hs đọc ghi nhớ 1 sgk tr 73 Hs đọc bài tập sgk tr 72 *Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì? Hs thảo luận nhóm: 3 phút Hs báo cáo, nhận xét Gv kết luận - Đ1: biểu đạt nỗi nhớ - Đ2:biểu đạt tình cảm và nhắc lại kỷ niệm gắn bó với quê hương đất nước *Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? - Phương tiện biểu đạt cảm xúc Cả hai đoạn đều không kể một chuyện gì (hoàn cảnh). - Đ1:: gợi lại những kỉ niệm: bộc lộ cảm xúc. - Đ2: từ miêu tả mà liên tưởng gợi cảm xúc. Sử dụng các biện pháp tự sự miêu tả: khơi gợi tình cảm *Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn, em có tán thành ý kiến đó không? - Có Các bài ca dao đã học có phải là văn biểu cảm không? Vì sao? - Phải vì nó biểu cảm tình cảm, cảm xúc của con người: các văn bản đó còn gọi là văn bản trữ tình. Qua các bài tập trên em thấy văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì? Hs trả lời Gv nhận xét Hs đọc ghi nhớ sgk tr 73 I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người a. Bài tập - Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa muốn biểu hiện: có nhu cầu biểu cảm - Văn biểu cảm là một trong những phương tiện biểu cảm. b. Ghi nhớ 1 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm a. Bài tập - Văn biểu cảm còn gọi là văn bản trữ tình. b. Ghi nhớ 2 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 16’ ) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc đọc bài tập 1 Hoạt động nhóm: 4 phút Các nhóm báo cáo, nhận xét Gv nhận xét Hs đọc yêu cầu và giải quyết bài tập 2 sgk tr 73 Gv nhận xét III. Luyện tập 1. Bài 1 - Hai đoạn văn đều tả và kể về hoa hải đường. - Đoạn a: chỉ tả và kể thuần tuý về hoa hải đường dưới góc độ khoa học như một định nghĩa nên không có sắc thái biểu cảm: không phải là văn bản biểu cảm. - Đoạn b: cũng tả và kể về hoa hải đường nhưng nhằm biểu hiện và khêu gợi tình cảm yêu hoa, có yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức: là đoạn biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp (thông qua tự sự và miêu tả). 2. Bài 2 - Hai bài thơ đều biểu cảm trực tiếp vì cả hai đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm không thông qua một phương tiện trung gian ( miêu tả hoặc kể chuyện) nào cả, - Nội dung biểu cảm: + Bài Nam quốc sơn hà: Khẳng định đạo lí chủ quyền về lãnh thổ đất nước: Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền + Bài Phò giá về kinh: thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình thịnh trị. 4. Củng cố ( 1’ ) Gv khái quát bài. HD học sinh văn bản: Côn Sơn Ca. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ: Làm bài tập 3, 4 sgk tr 74 - Chuẩn bị: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm + Soạn bài Ngày soạn: 24/9/2013 Ngày giảng: 7A2-27; 7A1-28 Ngữ văn - Bài 6 - Tiết 22 HDĐT Văn bản BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (Trần Nhân Tông) I. Mục tiêu. - Kiến thức: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. - Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản thất ngôn tứ tuyệt. - Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Bức tranh làng quê thôn dã trong một buổi sáng của Trần Nhân Tông. - Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua sáng tác của Trần Nhân Tông. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Thấy được sự lựa chọn ngôn ngữ tinh tế của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ 2. Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp 1. Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Giải thích 2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Trần Nhân Tông một vị vua anh minh, yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích ( 10’) - Mục tiêu: Đọc rõ ràng văn bản, trình bày được đôi nét về tác giả. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv hướng dẫn đọc: đọc giọng chậm rãi, gợi tâm trạng buồn. Gv đọc mẫu Hs đọc, gv nhận xét Hs quan sát tranh minh hoạ Hs đọc chú thích * sgk tr 76 Nêu đôi nét về tác giả? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận Em hãy trình bày đôi nét về bài thơ? Hs trình bày Hs giải thích các chú thích sgk tr 76 I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả - Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là con trưởng của Trần Thánh Tông. - Là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà. - Là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. b. Tác phẩm - Được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định) ngày nay. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ( 25’ ) - Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính *Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào? Hs hoạt động nhóm: 5 phút Các nhóm báo cáo Gv nhận xét Những nội dung chủ yếu của bài thơ là gì? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận Bài thơ có ý nghĩa gì? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận II. Tìm hiểu văn bản 1. Nghệ thuật - Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hoà. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội hoạ, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị. - Dùng cái hư để nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc hoạ hình ảnh nên thơ, bình dị. 2. Nội dung - Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã: + Không gian, thời gian. + Ánh sáng, màu sắc, âm thanh. + Sự sống bình yên của thiên nhiên và con người hoà quyện. - Con người nhà thơ: + Cái nhìn vãn vọng của vị vua - thi sĩ + Tâm hòn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị. + Cảm xúc sâu lắng. 3. Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện tâm hồn thắm thiết tình quê của vị vua anh minh tài đức Trần Nhân Tông. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết ( 2’ ) - Mục tiêu: Trình bày được nội dung của ghi nhớ Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv gọi 2 hs đọc ghi nhớ sgk tr 77 Gv khái quát nội dung chính của ghi nhớ III. Ghi nhớ (Sgk tr 77) * Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập ( 4’) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv hướng dẫn hs đọc phần đọc thêm sgk tr 77 Gv yêu cầu hs làm bài tập sgk tr 77 Gv chữa IV. Luyện tập 4. Củng cố ( 1’) Gv khái quát bài 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ - Chuẩn bị: Từ Hán Việt (tiếp theo) + Soạn bài Ngày soạn: 24/9/2013 Ngày giảng: 7A2-27; 7A1- ........ Ngữ văn - Bài 6 - Tiết 23 TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo) I. Mục tiêu. - Hiểu tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Hiểu tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. - Biết được tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt. 2. Kĩ năng - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Mở rộng vốn từ Hán Việt. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. III. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: Yếu tố Hán Việt là gì? Dự kiến trả lời: Ghi nhớ sgk tr 81 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’) - Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã học về từ Hán Việt đã thấy được cấu tạo của từ Hán Việt là do các yếu tố Hán Việt tạo nên và gồm có hai loại từ ghép đẳng lập và chính phụ. Sử dụng từ Hán Việt như thế nào cho phù hợp chúng ta cùng học bài hôm nay * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’ ) - Mục tiêu: Hiểu tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. Biết được tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc bài tập sgk tr 81 + 82, nêu yêu cầu *Tại sao các câu trên lại dùng từ Hán Việt (in đậm ) mà không dùng các từ ngữ thuần việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)? Hs trả lời Gv nhận xét - Phụ nữ Việt Nam: sắc thái trang trọng - Cụ từ trần … mai táng: sắc thái trang trọng - Khám tử thi: tránh gây cảm giác ghê sợ Hs đọc phần b sgk 81 Các từ in đậm tạo sắc thái gì cho đoạn trích? Hs xác định Gv nhận xét, kluận - Kinh đô: thủ đô - Yết kiến: ra mắt - Bệ hạ: vua - Thần: tôi + Tạo sắc thái cổ kính. Như vậy sử dụng từ Hán Việt nhằm mục đích gì? Hs nhận xét Ở lớp 6 em đã học tác phầm nào có sắc thái cổ? Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Bánh chưng bánh giày… Sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái gì? Hs đọc ghi nhớ Gv chốt Phân tích sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt? Gv đưa ra ví dụ trên bảng phụ trong các câu sau, câu nào hay hơn: a. Ngoài sân, nhi đồng đang chơi bóng b. Ngoài sân, trẻ em đang chơi bóng Hs trả lời Gv nhận xét - Câu b phù hợp văn cảnh hơn. Hs đọc bài tập sgk tr 82 *So sánh các cặp câu và cho biết câu nào diễn đạt hay hơn? Vì sao? Hoạt động nhóm: 3 phút Các nhóm báo cáo, nhận xét Gv nhận xét - Các câu 2 hay hơn vì lời lẽ tự nhiên, hợp văn cảnh. - Vì: câu 1 đã lạm dụng từ Hán Việt Lạm dụng từ Hán Việt có nghĩa là khi không cần thiết mà vẫn dùng từ Hán Việt (đề nghị ở câu a) hoặc dùng không đúng thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (dùng nhi đồng ở câu b) - Dùng từ Hán Việt: không đúng sắc thái biểu cảm thiếu tự nhiên, không hợp hoàn cảnh giao tiếp Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì? Hs nhận xét Khi sử dụng từ Hán Việt chú ý điều gì? Hs đọc ghi nhớ Lấy ví dụ về việc lạm dụng từ Hán Việt? - Con chào thân mẫu ạ! I. Sử dụng từ Hán Việt 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm a. Bài tập Sgk tr 69 - Từ Hán Việt được dùng để + Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính, tránh cảm giác ghê sợ. + Tạo sắc thái cổ kính. b. Ghi nhớ 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt a. Bài tập - Cần sử dụng từ Hán Việt cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. b. Ghi nhớ * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 16’ ) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc đọc bài tập 1 Hoạt động nhóm: 4 phút Các nhóm báo cáo, nhận xét Gv nhận xét Hs đọc và giải quyết bài tập 2 Gv nhận xét Hs làm bài tập 3 sgk tr 84 II. Luyện tập 1. Bài 1 a. mẹ - thân mẫu b. phu nhân - vợ c. sắp chết - lâm chung d. dạy bảo - giáo huấn 2. Bài 2 - Người Việt Nam dùng từ Hán Việt để tạo tên người, tên địa lí vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng 3. Bài 3 - Từ Hán Việt trong đoạn văn + Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc, tuyệt trần + Tác dụng: tạo sắc thái cổ xưa 4. Củng cố ( 1’) Gv khái quát bài 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) - Học bài cũ: Làm bài tập 4 sgk tr 84 - Chuẩn bị: Đặc điểm văn bản biểu cảm + Soạn bài

File đính kèm:

  • docGA van 7 chuan KTKN(2).doc