Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 25 đến tiết 44

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Về kiến thức: Cảm nhận được nỗi chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.

- Về tư tưởng: ý thức lên án chiến tranh, bảo vệ hoà bình

- Về kỹ năng: Nhận diện và cảm hiểu những hình ảnh nghệ thuật trong thơ cổ Việt Nam.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: Tìm hiểu về thể loại “Ngâm khúc”, tác phẩm “Chinh phụ nâm khúc”. Đọc kỹ SGK, SHS và soạn bài giảng

- Đọc, soạn bài theo hướng dẫn SGK. Sưu tầm các đoạn ngâm khúc

III. Tiến trình tiết dạy:

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ: (5)

- Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn”. Cho biết nội dung nghệ thuật của đoạn.

- Đọc nguyên bản – dịch thơ bài “Thiên Trường vãn vọng”

nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. (chấm nội dung BT luyện tập)

 

doc59 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 25 đến tiết 44, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2004 TUẦN 7: BÀI 7 Tiết 25-26 SAU PHÚT CHIA LI (Trích “ Chinh phụ ngâm khúc”) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Về kiến thức: Cảm nhận được nỗi chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. - Về tư tưởng: ý thức lên án chiến tranh, bảo vệ hoà bình - Về kỹ năng: Nhận diện và cảm hiểu những hình ảnh nghệ thuật trong thơ cổ Việt Nam. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Tìm hiểu về thể loại “Ngâm khúc”, tác phẩm “Chinh phụ nâm khúc”. Đọc kỹ SGK, SHS và soạn bài giảng - Đọc, soạn bài theo hướng dẫn SGK. Sưu tầm các đoạn ngâm khúc III. Tiến trình tiết dạy: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn”. Cho biết nội dung nghệ thuật của đoạn. - Đọc nguyên bản – dịch thơ bài “Thiên Trường vãn vọng” nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. (chấm nội dung BT luyện tập) 3/ Bài mới: a) Giới thiệu: (1’) Trong kho tàng văn thơ dân tộc có một thể loại “Ngâm khúc” với những tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc” … vậy thể loại này có đặc điểm gì về nội dung, nghệ thuật? Chúng ta sẽ phần nào hiểu được điều đó trong việc tìm hiểu một đoạn trích nhỏ trong “chinh phụ ngâm khúc” với nhan đề “sau phút chia li”. (Giáo viên ghi tưa đề lên bảng) TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 1 : Đọc, tìm hiểu khái quát Hoạt động 1 : I.Tìm hiểu khái quát - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại “ngâm khúc” - Đọc đoạn trích H: Em hiểu gì về thể loại ngâm khúc? - Một thể loại do người Việt Nam sáng tạo có chức năng chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi đắng triền miên của con người. H: Vậy “Chinh phụ ngâm khúc” nghĩa là gì? - Là khúc ngâm tả nỗi buồn cô đơn, thương nhớ chờ mong của người vợ trẻ cõ chồng đi chiến chinh xa H: Em hiểu gì về tác giả của tác phẩm này? - Nguyên tác bằng chữ Hán do Đặng Trần Côn danh sĩ tài ba sống vào năm đầu TK XVIII (đất nước nội chiến) GV: nói thêm cho HS biết nguyên tác của Đặng Trần Côn gồm 470 câu theo thể tự do. - Người diễn Nôm T/P tương truyền bá Đoàn Thị Điểm “Nữ sĩ Hồng Hà” – ngừơi phụ nữ tài sắc - GV bổ sung: bản dịch thơ dài 408 câu song thất lục bát sự sáng tạo và tài hoa của người dịch đã nâng “Chinh phụ ngâm khúc” lên 1 tầm vóc mới, trở thành kiệt tác trong nền thi ca cổ điển VN bởi NT diễn tả tâm trạng, hiện tượng thơ mĩ lệ, nhạc điệu du dương, thiết tha, ngôn ngữ thơ tinh luyện biểu cảm ý nghĩa thể hiện khát vọng hoà bình, lên án chiến tranh. H: Đoạn trích “Sau phút chia li” có hình thức thơ song thất lục bát. Em hãy chỉ ra song thất lục bát? -Dựa vào chú thích trong SGK trình bày về cấu trúc riêng của thể thơ trên các phương diện: câu, chữ, vần, nhịp,… Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản Hoạt động 2 : II. Tìm hiểu văn bản: - Đọc lại văn bản H: Song thất lục bát thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm vì tập trung diễn tả nỗi nhớ nhung của lòng người vợ trẻ H: Trong văn bản có những khúc ngâm gì? - 3 khúc ngâm: nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li; nỗi xót xa trong cách trở núi sông; nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật 25’ - Đọc 4 câu đầu - Khúc ngâm thứ nhất (Nỗi buồn chia li) H: Cuộc chia tay được nói tới qua lời thơ nào? H: Em hãy chỉ ra những hình ảnh đối lập trongkhổ thơ? Nêu rõ ý nghĩa đối lập - Đối lập trong hoạt động của con người: đi – về; không gian rộng – hẹp, lạnh lẽo – ấm áp - Chàng đi thi/ thiếp thì về - Cõi xa/ buồng cũ. - Mưa gió/ chiếu chăn ® Hiện thực chia li phũ phàng H: Tạo những đối lập ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả về hiện thực, tâm trạng của con người. Nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt H: Ấn tượng đầu tiên về sự cách ngăn được gợi tả bằng hình ảnh nào? H: Em hình dung cảnh tượng trong câu thơ và ý nghĩa của nó? - “Tuôn màu … núi xanh” - Câu thơ có hình tượng mỹ lệ và ý nghĩa sâu sắc “người vợ đoái trông” nhìn đăm đăm về chân trời xa + hình bóng người chồng chẳng thấy bởi đó ngăn cách vì màu biếc của mây cứ tuôn rãi ra, ngàn núi xanh cứ trải dài, trải rộng, chinh phụ cô đơn giữa trống vắng bao la. Tâm trạng nhớ thương đơn côi của chinh phụ như thắm vào mây núi - “Tuôn màu … núi xanh” Þ Nỗi nhớ thương, co đơn của chinh phụ dâng trào cùng cảnh vật - GV lưu ý cho HS biết NT tả cảnh ngụ tình của thơ cổ - Đọc 4 câu tiếp theo H: Sự việc nào được nhắc tới trong khúc ngâm thứ 2? - Thiếp và chàng ở Tiêu Dương và Hàm Dương nhấn mạnh hơn nỗi sầu H: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện được tâm trạng của người chinh phu, chinh phụ ? - Chàng ngoảnh lại - Thiếp trông sang - Hàm Dương – chàng còn ngoảnh lại H: Em hiểu gì về ý nghĩa của 2 hành động ấy? - Tình vợ Chồng thắm thiết không muốn rời. Sự khắc nghiệt của chia li - Tiêu Dương – thiếp hãy trông sang H: Cảm giác về sự thật cách xa được diễn tả trong lời thơ nào? - “Bến Tiêu …. Mấy trùng” ….. cách …… ….. cách …… H: Trong lời thơ “bến” và “cây” gơi liên tưởng đến những không gian nào? - Không gian chia li, cách trở xa xôi không dễ gì gặp lại ® Tương phản, điệp từ, đảo ngữ. H: Theo em, có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện ở khúc ngâm này? - Biện pháp lặp, đảo, đối, điệp từ Nhờ tình cảm đó nỗi nhớ được bộc lộ như thế nào? - Nỗi nhớ chứa chất lâu dài Þ Nỗi ngậm ngùi xót xa của người vợ nhớ chồng H: Em cảm nhận gì về nỗi lòng của người vợ trong khúc ngâm thứ 2 trong xa cách ngàn trùng (Nỗi sầu tăng tiến) GV bình: khổ 2 tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li ở mức độ tăng tiến. Hơi rơi vào cảnh ngang trái, tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha, thế mà họ phải xa nhau không biết bao giờ mới sum vầy vì ở xa cách 2 nơi vời vợi nghìn trùng. Khổ 3 vẫn tiếp tục nói tâm trạng sầu muộn của người chinh phụ. Ta hãy tìm hiểu xem nỗi sầu ấy có gì khác với 2 nỗi khổ trên? - Đọc 4 câu cuối - Khúc ngâm thứ 3 21’ H: Mở đầu khổ thơ là chi tiết “Cùng ngoảnh lại ….. thấy” em hiểu về chi tiết đó như thế nào? - Nhấn mạnh sự quyến luyến của 2 người: 2 người có cùng tâm tâm trạng nhớ thương nhưng càng thất vọng (cùng nỗi sầu muộn) vì sự li biệt, cách trở. - Cùng trông lại, cùng chẳng thấy … xanh xanh … … xanh ngắt… H: Không gian li biệt trong khổ được mở ra qua lời thơ nào? - “Thấy xanh …. Một màu” H: Từ ngữ trong lời thơ này có gì đặc biệt? - Từ láy, điệp ngữ ® Đối nghĩa, từ láy, điệp ngữ liên hoàn H: Qua các từ láy và lặp từ ngữ em cảm nhận 1 không gian như thế nào? - Không gian rộng lớn trải dài đơn điệu 1 sắc xanh. Không gian sắc xanh ấy gợi cảm giác gì? - Nỗi sầu chia li H: Em hãy phân biệt mức độ khác nhau trong các màu xanh trong bài, tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong diễn tả nỗi sầu chia li? H: Câu thơ cuối mang nghi vấn có ý nghĩa gì? - Hỏi người nhưng hỏi lòng mình nhằm nhấn rõ nỗi sầu của người chinh phụ. Nỗi buồn thành khối thành núi. à Nỗi buồn thành khối, thành núi GV: Ở khổ 3 gợi tả nỗi sầu chia li oái ăm, nghịch chướng tăng đến cực độ người ra đi đã mất hút vào thăm thẳm, mênh mông Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu. Hoạt động 3 : Tổng kết Hoạt động 3 III Tổng kết: H: Trong sầu li biệt có niềm ai oán gì? Nêu phát biểu của em về cảm xúc chủ đạo, giọng điệu văn bản? Ghi nhớ: SGK * Củng cố : (2’) - Đọc lại bài thơ. Nêu giá trị chung của bài thơ. * Dặn dò: Học bài, làm bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÁNH TRÔI NƯỚC (Tự học có hướng dẫn) I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước” Bước đầu hiểu về tính chất đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương. - Giáo dục tình cẩm yêu thương, trân trọng với người phụ nữ. II. Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy: soạn câu hỏi định hướng các nội dung HS cần nắm được trong bài Trò: Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình tiết dạy: (Tự học có hướng dẫn trong 20’) TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 16’ Hoạt động 1 : Hướng dẫn nhận dạng thể thơ Hoạt động 1 : I. Nội dung: H: Bài “Bánh trôi nước”. Thuộc thể thơ gì? Vì sao? H: Em hiểu thế nào về bánh trôi nước? - Dựa vào SGK, thực tế trả lời H: Bài thơ mang tính đa nghĩa trong thơ? - Có nhiều nghĩa trong 1 hình tượng H: Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” như thế nào? H: Với nghĩa 1, BTN được miêu tả như thế nào? H: Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất, cao quý và thân phận của người phụ nữ được gợi như thế nào? * Nghĩa thứ 2: Hình ảnh người phụ nữ - Hình thể: xinh đẹp, trong trắng. - Phẩm chất cao quý là cảnh ngộ nào vẫn sắt son, thuỷ chung, tình nghĩa - Thân phận: lao đao lận đận, phụ thuộc H: Trong 2 nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao? 3’ Hoạt động 2 : Đọc ghi nhớ Hoạt động 2 : Đọc ghi nhớ II. Tổng kết: H: Tìm hiểu bài thơ em nhận xét gì về thể thơ cùng ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương. * Ghi nhớ SGK * Củng cố: (2’) - Đọc thuộc lại 2 văn bản được học - Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ Việt Nam ngày xưa? * Dặn dò: (2’) Học thuộc 2 văn bản, làm BT phần luyện tập sau văn bản Soạn : “Qua đèo ngang”, “ Bạn đến chơi nhà” RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 11/10/2005 Tuần 7 - Tiết 27: Bài 7: QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu cần đạt : Làm cho học sinh - Nắm được thế nào là quan hệ từ và các loại quan hệ từ - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu II. Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy: đọc SGV, SGK soạn bài giảng Trò: Xem trước bài, dự kiến trả lời các câu hỏi III. Tiến trình tiết dạy: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra: (15’) - Nêu những sắc thái biểu cẩm của từ Hán Việt? Đặt câu phù hợp với các từ - Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ 3/ Bài mới: a) Giới thiệu: (1’) Thực tế khi nói, viết chúng ta luôn phải chú ý liên kết câu, liên kết đoạn để tạo sự diễn đạt lưu loát hiệu quả, góp phần thực hiện sự liên kết trong đoạn, trong câu là việc sử dụng về quan hệ từ. Vậy quan hệ từ là gì? Kỹ năng sử dụng quan hệ từ phải chú ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay sẽ rõ. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1 : Hoạt động 1 : I. Thế nào là quan hệ từ 10’ Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ -GV cho HS quan sát các ví dụ H: Xác định các quan hệ từ trong các câu? a) “Của” liên kết định ngữ “Chúng tôi” với danh từ đồ chơi ® sở hữu b) “Như” liên kết bổ ngữ “Hoa” với tính từ “Đẹp” – sự so sánh H: Các từ đó liên kết TP nào với TP nào? c) “Nên” liên kết 2 vế câu ® Nguyên nhân H: Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ. H: Từ sự phân tích trên em kết luận thế nào là quan hệ từ? Þ “Của, như, nên” là quan hệ từ H: Từ sự phân tích trên em kết luận thế nào là quan hệ từ? * Ghi nhớ: SGK Chuyển ý: Quan hệ từ có ý nghĩa và chức năng như vậy nhưng cách sử dụng nó như thế nào ta sang phần 2. 8’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ Hoạt động 2: II. Sử dụng quan hệ từ - Cho HS đọc ND bài 1 cho HS nêu trường hợp bắt buộc và không bắt buộc? (đánh dấu cộng, trừ vào phía trước) H: Em hãy tìm các quan hệ từ thường dùng thành cặp với: nếu, vì, tuy, hễ, sở dĩ. - Nếu … thì - Vì … nên - Tuy … không - Hễ … thì - Sở dĩ … là vì H: Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ vừa tìm được! H: Sau khi phân tích các ví dụ ta rút ra cách sử dụng quan hệ từ? Giảng thêm: Muốn quan hệ từ được sử dụng đúng ta cần phải căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần của câu? - Minh hoạ trường hợp đúng sai: “ chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng” ( về sau chỉ nguyên nhân phải dùng “vì”) * Ghi nhớ 2’ Hoạt động 3 : HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 : III. Luyện tập: Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS làm bài tập 15’ - Hướng dẫn học sinh tìm các từ biểu thị ý nghĩa quan hệ ở hữu, so sánh giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu. - Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1 Bài 1: các quan hệ từ trong đoạn văn: + Đọc lại đoạn văn trong “Cổng trường mở ra” Và, để, rồi, mà rằng, những, như + Tìm các quan hệ từ + Đọc và nêu yêu cầu BT2 Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn - Hướng dẫn HS điền từ thcíh hợp (đọc từng câu xét ý nghĩa câu chọn từ) - HS thực hiện chọn, điền từ Lâu lắm … với tôi như vậy Thực ra, tôi và nó (…). Tôi đi làm (…) cùng nó. Buổi (..) tôi với (…). Nếu tôi lạnh lùng thì nó lãng đi. Tôi vui vẻ vì tỏ ý muốn gần nó (…) - HS đọc các câu xét nội dung chọn câu đúng – sai Bài 3: Câu đúng: b, d, g, j, k, l Câu sai: a, c, e Bài 4: Viết đoạn văn có dùng quan hệ từ Bạn Nam là một học sinh gương mẫu. Mặc dù gai đình gặp khó khăn nhưng bạn vẫn cố gắng đi học và học rất giỏi. Với bè bạn Nam luôn đoàn kết thân ái. * Củng cố: (2’) Thế nào là quan hệ từ? * Dặn dò: (2’) Học thuộc ghi nhơ, làm BTS (viết thêm dạng BT4) Chuẩn bị bài “Chữa lỗi về quan hệ từ” RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 12/10/2005 Tuần 7 - Tiết 28 Bài 7: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS - Luyện tập các thao tác tập làm văn biểu cẩm: tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết bài - Chuẩn bị, phát biểu, quen với việc tìm ý, lập dàn ý, làm cho HS động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm II. Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy: đọc SGK, SHS soạn bài Trò: đọc trước bài. Suy nghĩ về đề văn trong SGK III. Tiến trình tiết dạy: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài: (5’) - Nêu đặc điểm của văn bản biểu cảm - Nêu các bước làm văn bản biểu cảm 3/ Bài mới: (1’) a) Giới thiệu: sau các tiết năm về lý thuyết văn biểu cảm để chuẩn bị cho bài viết số 2, hôm nay chúng ta “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” b) Hoạt động dạy học: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu để lập dàn ý Hoạt động 1 : Đề: Loài cây em yêu 20’ - GV ghi đề bài lên bảng - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề: - HS đọc lại đề 1/ Tìm hiểu đề, tìm ý + Hãy cho biết đề yêu cầu viết về điều gì? Đề yêu cầu viết: loài cây em yêu H. Em yêu cây gì - HS tự bộc lộ H. Vì sao em yêu cây đó hơn cây khác? - HS tự bộc lộ - GV nêu yêu cầu luyện tập được tập trung nên chọn viết về “cây phượng” (Mỗi HS chuẩn bị vào vở riêng) - Em yêu cây: cây phượng. H. Vì sao em yêu cây phượng hơn cây khác ? - Phượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò. Tìm ý H. Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất tinh thần - Khiến đời sống tinh thần chúng em thêm vui tươi có nhiều kỉ niệm. 2. Lập dàn ý. H. Cây phượng có đặc điểm, phẩm chất riêng gì so với các cây khác? - Thân cây to, rễ lớn ngoằn ngoèo, tán phượng xoè rộng, hoa đỏ rực rỡ. a) Mở bài: Nêu loại cây, lý do mà em thích . H. Tác dụng của cây trong đời sống con người - Toả bóng mát, làm đẹp trong sạch không khí trường, lớp, không gian. - Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em vì cây phượng đã gắn bó bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu. H. Đối với cuộc sống của em? - Làm đời sống tinh thần của em thêm vui, kỉ niệm: phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bè. b) Thân bài. - Hướng dẫn HS sử dụng ý đã tìm, sắp xếp tạo nên dàn ý của bài - Các đặc điểm gợi cảm của cây: H. Em cho biết trình tự, nội dung thân bài của bài văn? - HS bộc lộ + Thân to, rễ lớn uốn lượn như một con rắn đang trườn. - GV chốt ý kiến của HS hướng dẫn các em đi theo hướng trong SGK - Trình bày nội dung đã soạn. +Tán phượng xoà rộng như một cái ô lớn che mát cho cả góc sân - Mùa hè phượng đỏ như thắp lửa. - Loài cây phượng trong cuộc sống con người + Tảo bóng mát trên đường, ngôi trường tạo nên vẻ đẹp và hấp thụ không khí trong lành. - Loài phượng trong cuộc sống của em. + Làm cho đời sống tinh thần luôn vui tươi, rộn ràng, đầy ắp kỉ niệm của tuổi học trò. c) Kết bài - Em yêu cây phượng. - Giữ mãi màu đỏ của phượng – dấu ấn thời đẹp nhất của loài người. 15’ Hoạt động 2 : Viết bài Hoạt động 2 : 3. Viết thành văn. -GV hướng dẫn HS tập viết một số đoạn nhỏ (viết ra giấy) - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + Viết phần mở bài. a. Mở bài: + Viết một phần của thân bài Trên sân trường em có nhiều loại cây nhưng em yêu nhất là cây phượng, cây hoa học trò. + Viết kết bài. (theo dàn ý đã làm Thân bài: - GV thu bài, nhận xét, biểu dương các cố gắn ban đầu của HS đồng thời gợi ý sửa chữa. Cây phượng trên sân trường em chẳng biết đã có từ bao giờ mà thân cây thật to, chẻ làm nhiều nhánh, lá phượng li ti không toả bóng mát rợp sân trường nhưng bù lại có màu đỏ rực của hoa. Ai đã có những ngày tháng gắn bó với trường lớp lại không xao xuyến trước cái màu đỏ ấy bởi khi phượng đỏ ắp lửa trên sân là mùa thi mùa chia tay của thầy cô, bạn bè … * Các đoạn văn tham khảo: - Mở bài: - Cho HS đọc bài “ cây sấu Hà Nội” H. Tìm cảm xúc chính, bố cục, các ý lớn của văn bản. - Đọc bài. - Suy nghĩ lời * Củng cố: 2’ Thế nào là văn biểu cảm đánh giá? Bố cục của bài * Dặn dò: 2’ Về nhà rút bài “Cây sấu Hà Nội” thành một dàn bài chi tiết, hoàn chỉnh các phần còn lại của dàn ý bài “ cây phượng “. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 15/10/2005 Tuần 8: Bài 8 Tiết 29: QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. - Về kiến thức: hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. - Bước đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Về tư tưởng: Giáo dục tình yêu sự trân trọng những tâm hồn thanh cao, núi sông đất nước. - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và cảm thụ thơ cổ. II. Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy: Sưu tầm tranh ảnh về Đèo Ngang. Đọc kỉ SGV, SGK. Soạn bài, đọc các tư liệu viết về thơ. Trò: đọc, soạn bài theo các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra (5’) - Đọc thuộc văn bản “sau phút chia ly”. Nêu nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ. - Đọc thuộc lòng bài “bánh trôi nước”. Bài thơ cho ta hiểu gì về cuộc đời của người phụ nữ trong XHPK? 3. Bài mới: 1’ a. Giới thiệu: Đèo Ngang thuộc dãy núi Thanh Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta đã đi vào thi ca với những tác phẩm nổi tiếng như “Đăng Hoành Sơn” của Cao Bá Quát, “Quá Hoành Sơn” của Nguyễn Khuyến, “Hoành Sơn Xuân vọng” của Nguyễn Thượng Hiền. Nhưng tác phẩm viết về Đèo Ngang được nhiều người yêu mến và biết đến vẫn là bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Đó cũng là bài thơ chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 8’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu khái quát - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. H. Em cho biết vài nét chính về tác giả? - Dựa vào SGK trả lời. H. Nêu luật chính của khổ thơ thất ngôn bát cú Đường luật? - Dựa vào SGK trả lời H. Hãy nhận dạng luật thơ ấy ở bài “Qua đèo Ngang”? - Vần “a” ở các câu 1, 2, 4, 6,8. + Vần? - Đối hình ảnh, thanh điệu câu 3-4, 5-6. + Đối? - “Lom khom … nhà”: thực. - “Nhớ … gia: Luận + Bố cục? - “Dừng … ta”: kết H. Nội dung, ý nghĩa, khái quát từng phần? 23’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản Hoạt động 2 : II. Tìm hiểu văn bản H. Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào trong ngày? Đọc lại 2 câu đề + Hai câu đề: nét chung Đèo Ngang: + “Bóng xế tà”, gợi một không gian, thời gian như thế nào? - Vắng yếu ớt, chiều muộn, ngày tàn. - Đèo Ngang bóng xế tà + Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả? - Dễ gợi cảm giác buồn. H. Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào? - “Cỏ cây … hoa” - Cỏ cây chen đá, lá chen hoa: liệt kê, điệp từ. + Em hiểu nghĩa từ “chen” như thế nào? - Lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối + Sự lặp lại của từ “chen” trong lời thơ có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? - Rậm rạp, hoang sơ. H. Ở hai câu đề gợi hình một Đèo Ngang như thế nào? Þ cảnh vật hoang sơ, vắng lặng. GV: Tuy hoang sơ vắng lặng nhưng nơi đây vẫn mang vẻ đẹp của thiên nhiên tươi tốt dường như không phải hoàn toàn xa cách với cuộc sống của con người. Bởi vậy bức tranh Đèo Ngang được bổ sung thêm chi tiết người, cảnh ở hai câu thực. + Hai câu thực H. Ngôn từ hiện tượng nào xuất hiện trong câu thơ? Sức gợi tả của nó? - Lom khom à gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi giữa cái bao la rậm rạp. Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. H. Hãy Nhận Xét Về Cảnh Tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả. - Lác đác à sự ít ỏi, thưa thớt của những quán chợ nghèo. Þphép đối, đảo ngữ, từ láy gợi hình: H. Hai câu tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn nào của nhà thơ - Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang sơ, xa lạ. + Hai câu luận Chuyển: Ở 4 câu đầu qua những nét miêu tả cảnh ta đã thấy được tâm trạng buồn cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan, tâm trạng buồn đó sẽ được tác giả tiếp tục bộc lộ ở 4 câu sau. - Gọi HS đọc hai câu luận. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mõi miệng cái gia gia. H. Hãy chỉ ra các biểu hiện đối ý, đối thanh trong hai câu thơ? - Cảm xúc nhớ nước …thương nhà. - TT BB BTT BB TT TBB Þ phép đối, chơi chữ, ẩn dụ: tâm trạng nặng trĩu niềm thương, nhớ, buồn, đau. H. Nêu tác dụng của phép đối này? - Làm nổi rõ hai trạng thái cảm xúc nhớ nước, thương nhà. H. Ở đây còn xuất hiện cách chơi chữ, ẩn dụ. Hãy chỉ rõ? - Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ. H. Phân tích ý nghĩa của các biện pháp NT? - Quốc – nước - Gia – nhà GV: Nỗi nhớ nước là sự nối tiếc quá khứ đau lòng vì những biến thiên của xã hội. Nhớ nhà quê hương xứ Bắc nơi bà từ biệt ra đi à

File đính kèm:

  • doctu tiet 25 44 bon cot .doc