A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu: Khái niệm quan hệ từ.
+ Tích hợp với phần Văn qua 2 văn bản Qua Đèo Ngang và Bánh trôi nước, với TLV ở bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm.
- Kĩ năng.
+ Luyện tập kĩ năng sử dụng từ khi đặt câu.
- Thái độ:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 27 Tiếng Việt: Quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
:......./......./........
Tiết 27
Tiếng Việt
Quan hệ từ
A. Mục Tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu: Khái niệm quan hệ từ.
+ Tích hợp với phần Văn qua 2 văn bản Qua Đèo Ngang và Bánh trôi nước, với TLV ở bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm.
- Kĩ năng.
+ Luyện tập kĩ năng sử dụng từ khi đặt câu.
- Thái độ:
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập.................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra 15 phút.
* Đề bài:
Câu 1: ? Em hãy sắp xếp các từ ghép Hán Việt sau đây vào bàng: Sơn hà, thiên thư, xâm phạm, giang san, bạch lộ, tham gia, quốc gia, quốc kì, quốc ca, bàn luận.
Câu 2: ? Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1> a – Thân mẫu: + Hôm nay quan đại thần đưa ................đi lễ chùa.
b – Mẹ: + Nụ cười của .............. luôn làm em ấm lòng.
2>a – Phu nhân: + Ngày 15/9 vừa qua chủ tích nước cùng..............đi thăm Trung Quốc
b> - Vợ: + Anh ấy đã có..............và hai con gái.
3> a – Trẻ em: + ở làng này có rất nhiều............................
b> Nhi đồng: + Các cháu ...............luôn được sự quan tâm của chính quyền địa phương.
4> a – Quốc gia: + Các ............ở Đông Nam á ngày càng phát triển.
b - Nhà Nước: + ..............là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
5> a – Lâm trung: + Lúc ....... cha anh dặn dò rất nhiều điều.
b – Sắp chết: +con chim .............thì kêu tiếng thương.
* Đáp án và biểu điểm:
- Câu 1: (5 điểm).
Từ ghép đẳng lập
Sơn hà, xâm phạm, giang san, quốc gia, tham gia
Từ ghép chính phụ
Thiên thư, thạch mã, Quốc kì, quốc ca, phi công, bạch lộ...
- Câu 2 ( 5 điểm).
1
2
3
4
5
a. Thân mẫu
a. Phu nhân
a. Trẻ em
a.Quốc gia
a. Lâm chung
b. Mẹ
b. Vợ
b. Nhi đồng
b. Nhà nước.
b. Sắp chết
III. Bài mới.
G: ở Tiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ, vậy để hiểu hơn thế nào là quân hệ từ, chức năng của quan hệ từ và các loại quan hệ từ để các em có kĩ năng sử dụng khi đặt câu chúng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
G: treo bảng phụ ghi các VD a, b, c, trong SGK.
H: đọc to ví dụ trên bảng phụ
? Hãy xác định quan hệ từ trong VD vừa đọc?
H: “của”, “như”, “bởi”, “nên “, “và”
? Từ “của” trong VD (a) dùng để liên kết những từ ngữ nào với nhau? ý nghĩa của quan hệ từ đó?
H: Từ “của” nối phụ ngữ “chúng tôi” với “đồ chơi”" biểu thị ý nghĩa sở hữu.
? Từ “như” ở VD (b) nối từ nào với từ nào? ý nghĩa của quan hệ từ đó?
H: Từ “như” nối từ đẹp với từ hoa " biểu thị ý nghĩa so sánh.
? ở VD (c), từ “bởi”, “nên” nối cụm C – V nào với cụm chủ vị nào? ý nghĩa?
H: từ “bởi”, “nên” nối các vế trong câu ghép " quan hệ nhân quả.
G: Những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn " quan hệ từ.
? Vậy em hiểu thế nào là quan hệ từ?
H: Đọc to, rõ m ục ghi nhớ SGK-T97.
G: có phải lúc nào cũng dùng quan hệ từ không? G treo bảng phụ ghi các VD a, b, c, d, e, g, h, i, SGK – T 97.
? Trong các VD trên trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ?
H: b, d, g, h.
? Trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?Vì sao?
H: a, c, e, i.
Vì đối với những trường hợp b, d, g, h. nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Còn trương hợp a, c, e, i. nếu bỏ qht thì câu vẫn có ý nghĩa hoàn chỉnh
? Như vậy có mấy trường hợp sử dụng qht? Những trường hợp nào bắt buộc sử dụng qht?
H:
? Tìm qht có thể dùng thành cặp với các quan hệ sau đây?
a. nếu......thì.
b. vì.......nên.
c. tuy......nhưng.
d. Hễ ..........thì.
e. Sở dĩ ......là vì.
? Các cặp qht trên biểu thị ý nghĩa gì?
H: a, d " giả thiết – kết quả.
+ b, nhân – quả.
+ e, quan hệ giải thích.
+ c, " Tăng tiến
? Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
H: đặt câu.
? Như vậy khi sử dụng qht các em cần lưu ý điều gì?
H: Đọc to mục ghi nhớ.
G: Hướng dẫn H luyện tập
Bài tập 1:
H: Hoạt động cá nhân.
G: nhận xét, bổ sung.
..........................................................................
- Bài tập 2:
H: Hoạt động cá nhân.
G: nhận xét, bổ sung.
.........................................................................
- Bài tập 3:
H: Hoạt động cá nhân.
G: nhận xét, bổ sung.
.........................................................................
Nội dung
I. Thế nào là quan hệ từ.
1. Ví dụ:
- SGK
2. Phân tích ví dụ:
.........................
3. Nhận xét:
- “của” " quan hệ sở hữu
- “ như” " quan hệ so sánh
-“bởi”, “nên” " quan hệ nhân quả.
I Các quan hệ từ.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Sử dụng quan hệ từ
- Có trương hợp bắt buộc sử dụng qht.
Có trường hợp không bắt buộc sử dụng qht.
- Một số qht được dùng thành cặp.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- qht trong đoạn văn:
+ “của” " sở hữu.
+ “như” " so sánh.
+ “với con” " đối tượng.
+ “mà” " đối lập.
+ “ nhưng” "liên kết câu với câu.
2. Bài tập 2.
- Với-và-với-với-nếu thì- và.
3. Bài tập 3.
- Những câu đúng:
+B,d, g, i, l, k.
- Những câu sai:
+A, d, e, h.
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức bài học
? Nhắc lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học?
? Thế nào là quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ?
V. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần nội dung bài học, làm bài tập còn lại,
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Luyện tập cách làm văn biểu cảm”.
+ Đề bài chuẩn bị: “Loài cây em yêu”.
E. rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T27.doc