Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

I/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Thấy được tính độc đáo nhưng rất chân thực trong việc thể hiện thìn cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ

 - Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

II/ Tiến trình lên lớp :

 1/ Ổn định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

- đọc phiên âm và dịch thơ bài “ Tĩnh dạ tứ “

- Đọc ghi nhớ SGK/ 124

 3/ Tổ chức đọc - hiểu văn bản .

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 38 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂÊN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được tính độc đáo nhưng rất chân thực trong việc thể hiện thìn cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ - Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: đọc phiên âm và dịch thơ bài “ Tĩnh dạ tứ “ Đọc ghi nhớ SGK/ 124 3/ Tổ chức đọc - hiểu văn bản . Hoạt động của GV- HS HĐ 1 : Giới thiệu tác, giả tác phẩm . (SGK/ 127) - Hạ tri chương ( 659- 744) không phải là nhà thơ đường hàng đầu như Lí Bạch Đỗ Phủ nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài tứ tuyệt Hồi hương ngẫu thư tĩnh có viết nhân lần về thăm quê năm 744 khi ông đã 86 tuổi và đã xa quê hơn nữa thế kỉ . - Hướng dẫn HS đọc văn bản . - Tìm hiểu thể thơ HĐ 2 – Phân tích tình cảm quê hương thể hiện ở nhan đề bài thơ : Em hiểu như thế nào về từ ngẫu. Tại sao phải ngẫu nhiên viết ? vậy ý nghĩa của nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý ? So sánh với tình huống thể hiện tình quêhương trong bài thơ Tĩnh dạ tứ. -Hs trao đổi phát biểu. - Bài tĩnh dạ tứ : Lúc xa quê hương , mỗi người đều có một nỗi sầu xa xứ, Lí Bạch cũng có nỗi buồn đó mỗi khi nhìn trăng và ông luôn nhớ về cố hương . - Bài hồi hương ngẫu thư : Tác giả bộc lộ tình cảm quê hương sâu nặng khi trở về quê hương khi về đến làng của mình . Ngày xưa , tình cảm quê hương thường thể hiện qua nổi sầu xa xứ. Đó chính là chỗ đáng quí trong tình cảm của nhà thơ và tình huống đó là điều kiện cơ bản tạo nên tính độc đáo của bài thơ . HĐ 3: Nhận biết phép đối trong câu qua hai câu đầu cùng tác dụng của nó . - Hai vế của câu đầu đối rất chỉnh về lí lẫn lời . Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.( Trẻ đi >< già trở lại nhà) . - Hai vế ở câu 2 có một bộ phận đối chỉnh cả về về ý lẫn lời , một bộ phận đối rất chỉnh về ý ( vô cải : nói sự không đổi , tồi : chỉ cái thay đổi ) và chức năng ngữ pháp ( đều làm VN ) HĐ 4: Xác định phương thức biểu đạt của câu 1,2 Câu 1: Tự sự và biểu cảm qua tự sự . Câu 2: Miêu tả và biểu cảm qua miêu tả HĐ 5: - Phân tích sự khác nhau về giọng điệu trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới . - HS thảo luận trả lời . - Giọng điệu của hai câu trên là bề ngoài dường như bình thản , khách quan song vẫn phảng phắt buồn. - Tính độc đáo về mặt nghệ thuật của hai câu dưới là tác giả đã dùng những hình ảnh vui tươi , những âm thanh vui tươi để thẻ hiện tình cảm ngậm ngùi. => Một giọng điệu bi hãi thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan hóm hỉnh . HĐ 5 ; Tổûng kết : HS : đọc phần ghi nhớ SGK/128 Nội Dung I/ Giới thiệu : 1/tác giả , tác phẩm . - Hạ Tri Chương ( 659- 744) - Hoàn cảnh sáng tác năm 744 , lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương từ quan về quê và đã sáng tác bài thơ này sau trên 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An. 2/ Thể thơ : - Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật . - Hai bản dịch thơ đều thành thể lục bát dân tộc II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ Tình cảm quê hương của tác giả : Thiếu tiểu li da, lão đại hồi . Hương âm vô cải, mấn mao tồi. - Phép đôí lời kể , câu tả chân thực , sâu sắc . - Quãng đời xa quê, làm quan đã làm thay đổi về vóc người , tuổi tác , tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi . => Tình cảm gắn bó với quê hương . 2/ - Tâm trạng của tác giả khi về quê hương : Nhi đồng tương kiến , bất tương thức . Tiếu vấn : Khách tòng bà xứ lai ? - Giọng điệu bi hãi hóm hỉnh . - Sự ngỡ ngàng xót xa khi bị coi như khách lạ . III/ Tổng kết : ghi nhớ SGK/128 4/ Củng cố : Đọc hai bản dịch thơ bài “Hồi hương ngẫu thư”. 5/ Dặn dò : Học bản phiên âm và bản dịch thơ Xem trước bài : “Từ trái nghĩa” . Tiết 39 TỪ TRÁI NGHĨA **0** I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Cũng cố và nâng cao kiến thức vè từ trái nghĩa . - Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ : -Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư “ và giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương . - Nội dung của bài thơ “Hồi hương ngẫu thư “. 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV – HS HĐ 1: Hình thành khái niện từ trái nghĩa . 1/ – Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai văn bản : “ Tỉnh Dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư “. - HS trả lời . - Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản : Bài 1: Ngẩn – cúi . Bài 2 : Trẻ – già , Đi – trở lại . Sự trái ngược về nghĩa là dựa trên cơ sở nhất định . Ngẩn – cúi : Trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướnglên xuống . Trẻ – già : Tría nghĩa về tuổi tác . Đi – trở lại : Sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hoặc quay trở lại nơi xuất phát . 2/ - Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp cau già, rau già . Các cạp từ trái nghĩa già – trẻ , già – non HS rút ra kết kuận : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau HĐ 2 – Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa 1/ - Trong hai bài thơ dịch trên việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác gì ? 2/ Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy. Đoạn thơ sau đây có sử dụng các cặp từ trái nghĩa . Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí . Sống chẳng cúi đầu ; chết, vẫn ung dung. Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng. Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo . HĐ 3: - Luyện tập. Hướng dãn HS làm các bài tập 1,2,3 ở lớp.BT 4 làm ở nhà: Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa . Nội dung I/ Thế nào là từ trái nghĩa : 1/ Các cặp từ trái nghĩa . Ngẩng – cúi Trẻ – già Đi – trở lại. => những từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sơ nhất định ,. 2/ Từ trái nghĩa với từ già ( rau già, cau già) là non ( rau non, cau non) ( người) già / ( người) trẻ . (Rau ) già / (Rau) non . => Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau . * Ghi nhớ : SGK /128 . II/ Sử dụng từ trái nghĩa . 1/ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng . Cúi đầu nhớ cố hương ( Lí Bạch) 2/ Thành ngữ . Lên bổng xuống trầm Bên trọng bên khinh => từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh , làm cho lời nói thêm sinh động. * Ghi nhớ 2: SGK /128 III/ Luyện tập : 1/ Cá tươi – cá ươn. Hoa tươi – hoa héo . Aên yếu – ăn khoẻ. Học lực yếu – học lực khá, giỏi Chữ xấu – chữ đẹp . Đâùt xấu – đất tốt . 2/ Chân cứng đá mềm . Có đi có lại Gần nhà xa ngõ Mắt nhắm mắt mở . 4/ Củng cố : - HS nhắc lại Ghi Nhớ . 5/ Dặn dò: - Học ghi nhớ SGK / 128. - Làm bài tập 4 . - Chuẩn bị làm dàn bài tập nói 1 trong 4đề bài đã cho trong tiết luyện tập nói : Văn biểu cảm về sự vật con người.

File đính kèm:

  • docTiet 38 Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que.doc