Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38 Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

 + Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

+ Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

- Kĩ năng:

+ Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ.

- Thái độ:

+ Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38 Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.........../......./...... NG:.........../......./..... ................./......./....... Tiết: 38 Văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư ) - Hạ Tri Chương – ( Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch ) A. Mục tiêu: - Kiến thức: + Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. + Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. - Kĩ năng: + Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ. - Thái độ: + Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.... B. Phơng tiện dạy học: - Đồ dùng:..................................................................... - Tư liệu tham khảo, .................................................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.. - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch? H: Đọc thuộc lòng bài thơ,..... GV: - nhận xét................................................................................... - Cho điểm................................................................................. III. Bài mới: G: Xa quê nhớ quê, ngắm trăng nhớ về quê hương, buồn sầu xa xứ...là những đề tài – chủ đề quen thuộc trong thơ cổ-Trung đại phương Đông. nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Còn gì vui mừng, xốn xang hơn, khi xa quê đã lâu nay mới được trở về thăm nơi chôn nhau cắt rốn? Thế nhưng có khi lại gặp những chuyện bất ngờ, rất buồn muốn rơi nước mắt. lần về thăm quê đầu tiên và cũng là cuối cùng sau hơn năm mươi năm xã cách của lão quan Hạ Tri Chương là trương hợp nao lòng như thế. Hoạt động của Thầy và Trò ? Nêu một vài nét khái quát về tác giả? H: Nêu theo phần chú thích SGK. G: bổ sung.. ? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? H: - Bài thơ đựơc viết 744, khi nhà thơ về thăm quê. G: hướng dẫn H đọc bài: chú ý ngắt nhịp 4/3 riêng câu 4 nhịp 2/5. giọng chậm, buồn. Riêng câu 3 giọng hơi ngạc nhiên. G đọc mẫu " H đọc. Hướng dẫn H giải thích từ khó. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? H: Thất ngôn tứ tuyệt. ? Em hãy so sánh thể thơ phần nguyên tác với phần dịch thơ? H: Phần dịch là thơ lục bát, nguyên tác là thơ thất ngôn tứ tuyệt. ? Bài thơ viết về vấn đề gì? H: nhân chuyện về làng mà bày tỏ tình cảm quê hương. ? Em hiểu thế nào về từ “ngẫu”? Tại sao lại “ngẫu nhiên viết”? H: Ngẫu nhiên viết vì tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. Từ “ngẫu” không những không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm mà ngược lại, còn nâng ý nghĩa đó lên bội lần.. G: bổ sung:.............. H: đọc hai câu thơ đầu. ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Hiệu quả nghệ thuật của nó? H: Phép đối: đối vế câu, đối từ loại, đối cú pháp. đối có đại đối:( đối giữa câu trên và câu dưới); Tiểu đối ( đối giữa các vế các phần trong một câu thơ. ở câu 1 đối rất chỉnh cả về ý lẫn lời. Câu 2 khá chỉnh... ? Em hãy phân tích tác dụng của phép đối trên? H: Câu1: kể lại khái quát, ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác đồng thời cũng bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. - Câu 2 là câu miêu tả: dùng một yếu tố thay đổi ( mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( tiếng nói quê hương) là chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. ? Phương thức biểu đạt của câu 1 là gì? H: Biểu cảm ua tự sự. ? Phương thức biểu đạt của câu 2 là gì? H: Biểu cảm qua miêu tả. H: đọc hai câu cuối. ? Có một tình huống khá bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân về đến làng? H: Đó là tình huống một lũ trie con và ra tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, lụ khụ chống gậy bước xuống kiệu như người xa lạ. ông lão chưa kịp nói thì chúng đã nhanh miệng hỏi: “ khách từ đâu đến làng?” ? Tại sao có thể xảy ra chuyện như vậy? Có vô lí không? H:......... G: bổ sung...... ? Việc trẻ con vui cười hỏi khách tác động gì đến thái độ và tâm trạng của nhà thơ? H: Nhà thơ thấy ngạc nhiên, sau đó là nỗi buồn tủi ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến. ? Tại sao chỉ có nhi đồng xuất hiện và ra đón? ( sao không thấy những người cùng lứa tuổi của ông) H: vì những người cùng tuổi đều đã quy tiên rồi. G: ông về quê lúc đã 85 tuổi, mà xưa sống được 70 đã được coi là chuyện xưa nay hiếm ” thất thập cổ lai hi”... - Sự vui tươi , hiếu khách của lũ trẻ càng làm cho nỗi lòng nhà thơ sầu muộn tình huống đặc thù ấy đã tạo nên màu sắc đặc biệt của 2 câu thơ: một giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn sau những lời kể tưởng trừng như khách quan, trầm tĩnh. ? Nội dung chính của bài thơ ? H:................................................. ? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong bài thơ? H:....................................................... G: bổ sung................................ G: Hướng dẫn H luỵện tập. Nội dung I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả: - Hạ Tri Chương (659-744) 2. Tác phẩm: - Bài thơ đựơc viết 744, khi nhà thơ về thăm quê. II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc ........................................... 2. Tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại. - Thất ngôn tứ tuyệt. III. Phân tích: 1. Hai câu đầu: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi” a Phép đối: Thiếu tiếu li gia/lão đại hồi " đối vế câu, đối từ loại, đối cú pháp " làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác và hé lộ tình cảm quê hương của tác giả. Câu 2: Phép đối " làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. 2. Hai câu cuối. Nhi đồng tương kiến bất tương thức. Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai. 7 " Giọng điệu bi hài " nỗi buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa trước những thay đổi của quê nhà. IV. Tổng kết: 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật: - Phép đối 3. Ghi nhớ: SGK V. Luyện tập: IV. củng cố: ? Đọc diễn cảm lại bài thơ ( phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). V. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ, cả 3 phần, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Nắm được ND,NT của bài thơ. - Soạn bài: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá nát” E. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT38.doc
Giáo án liên quan